CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
3.1.2. Định hướng của tỉnh Kiên Giang về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Trong những năm gần đây, tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh CNH – HĐH nên rất cần một lƣợng lớn nguồn nhân lực lao động xã hội qua ĐTN có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Vì vậy, chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển KT – XH của tỉnh. Phát triển nguồn nhân lực chính là phát huy nhân tố con người, gia tăng toàn diện giá trị con người trên các mặt trí tuệ, đạo đức, thể lực, năng lực lao động sáng tạo và bản lĩnh chính trị, đồng thời phân bổ, sử dụng, và phát huy có hiệu quả nhất năng lực sáng tạo của con người để phát triển nền KT – XH của tỉnh nhà trong thời gian tới. Trên cơ sở quan điểm về giáo dục - đào tạo nói chung và ĐTN nói riêng của Đảng và Nhà nước, tỉnh cũng đã xây dựng, triển khai và thực hiện một số chính sách về ĐTN nói chung và ĐTN cho LĐNT nói riêng nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu, định hướng phát triển KT – XH địa phương và cũng xây dựng quan điểm chỉ đạo thực hiện tại địa phương trong thời gian tới về phát triển nguồn nhân lực qua ĐTN nhƣ sau:
Đó là nhiệm vụ đột phá, vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lƣợc;
là yếu tố cơ bản quyết định thành công của sự nghiệp CNH – HĐH hội nhập quốc tế và sự tăng trưởng, phát triển KT – XH nhanh, bền vững của tỉnh; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Công tác ĐTN phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động của các tổ chức, doanh nghiệp và nhu cầu của xã hội; gắn với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, góp phần chuyển dịch mạnh lao động từ lĩnh vực nông - lâm - ngƣ nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ; khai thác tối đa khả năng giải quyết việc làm của các khu công nghiệp, các ngành dịch vụ sử dụng nhiều lao động để sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nhân lực đã đƣợc đào tạo.
Tiếp tục mở rộng ngành nghề, tăng số lƣợng và hiệu quả đào tạo theo yêu cầu sử dụng lao động ở cả ba cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; trong đó, tập trung đào tạo trình độ cao trong những ngành công nghiệp trọng yếu (nhƣ cơ khí, hóa dầu, điện tử, công nghệ - thông tin, chế biến tinh thực phẩm) và các ngành dịch vụ chất lƣợng cao, giá trị gia tăng cao (hướng dẫn viên du lịch, chế biến món ăn, nghiệp vụ nhà hàng) đáp ứng yêu cầu phát triển KT – XH địa phương.
Xây dựng nội dung chương trình đào tạo dựa trên cơ sở nhu cầu của thị trường lao động và tiêu chí đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng dần tính tương thích giữa đào tạo và sử dụng lao động. Gắn đào tạo với hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp; xây dựng chương trình theo cấu trúc module tích hợp kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp; đảm bảo khả năng liên thông giữa các trình độ.
Tổ chức tốt việc điều tra thị trường lao động, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động để có định hướng trong công tác ĐTN và giải quyết việc làm.
Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thị trường lao động từ khâu tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm trong Tỉnh, trong nước và xuất khẩu lao động, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa đào tạo phát triển với sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
Mục tiêu tổng quát về ĐTN của tỉnh Kiên Giang:
- Đến năm 2020, ĐTN đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo; hình thành đội ngũ lao động có tay nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh; ĐTN cho người lao động góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.
- Thực hiện đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động, tập trung đào tạo theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực; đào tạo gắn với giải quyết việc làm tại các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, các doanh nghiệp và gắn với quá trình sản xuất nông nghiệp của nông dân; gắn đào tạo với chiến lƣợc, kế hoạch phát triển KT – XH, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Tập trung đẩy mạnh phát triển đa dạng ngành nghề đào tạo gắn với quy hoạch phát triển KT – XH ở các tiểu vùng trong tỉnh, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và cung ứng lao động cho các khu, cụm công nghiệp và khu du lịch trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể cần thực hiện nhƣ sau:
- Giai đoạn 2017 – 2020 toàn tỉnh tổ chức ĐTN cho LĐNT là 49.000 người (bình quân 12.000 người/năm), trong đó:
+ Lao động ĐTN thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp: 28.018 người.
+ Lao động ĐTN thuộc lĩnh vực nông nghiệp: 20.482 người.
- Sau đào tạo tỷ lệ lao động có việc làm mới hoặc làm việc cũ có thu nhập cao hơn đạt từ 72% – 80%.