CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
3.2.6. Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp sử dụng lao động nông thôn
Tỉnh Kiên Giang có tốc độ đô thị hóa cao nên có nhu cầu về lao động có chất lƣợng cao lớn, đó là một thuận lợi cho hoạt động đào tạo nói chung, ĐTN cho LĐNT nói riêng. Tuy nhiên, ĐTN cho LĐNT của tỉnh vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn. Một trong các nguyên nhân của tình trạng
trên là chƣa có quy chế phối hợp giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp sử dụng LĐNT có trên địa bàn.
Để giải quyết tình trạng trên, cần chú ý giải quyết một số vấn đề chủ yếu sau:
Về phía cơ sở ĐTN:
- Chủ động xác định số lƣợng nghề đào tạo, quy mô đào tạo trên cơ sở năng lực của cơ sở và nhu cầu của doanh nghiệp; chủ động xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Đổi mới phương pháp, quy trình đào tạo, lấy học sinh, người học nghề làm trung tâm và nhu cầu của doanh nghiệp làm định hướng đào tạo.
- Có sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo: trong Hội đồng nhà trường; trong việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình;
trong quá trình giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; phản hồi chất lƣợng “sản phẩm” đào tạo.
- Dạy kiến thức nghề cho người lao động đã có kỹ năng nghề được đào tạo tại doanh nghiệp hoặc tích lũy đƣợc trong quá trình lao động, để đƣợc cấp phát văn bằng, chứng chỉ nghề.
- Hình thành bộ phận quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở ĐTN để nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp và hợp tác với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo; đẩy mạnh việc ký hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp, trong đó có quy định về lợi ích và trách nhiệm của người dạy, người học. Cơ sở ĐTN phải chủ động điều tra để có đƣợc thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp (nghề, trình độ, mức độ kỹ năng) để tổ chức đào tạo phù hợp.
- Thực hiện tư vấn nghề nghiệp cho người học.
Về phía doanh nghiệp sử dụng LĐNT:
- Doanh nghiệp phải có chiến lƣợc, kế hoạch phát triển nhân lực phù hợp với chiến lƣợc, kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Phát triển cơ sở ĐTN tại doanh nghiệp; đẩy mạnh ĐTN tại chỗ và bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ sở ĐTN về nhu cầu lao động (quy mô, cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo, kỹ năng nghề).
- Tạo điều kiện cho học sinh các cơ sở ĐTN thực tập tại các thiết bị của doanh nghiệp; giáo viên ĐTN đƣợc đi thực tế tại doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tham gia xây dựng tiêu chuẩn, kỹ năng nghề, thiết kế chương trình và tham gia giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của người học nghề; tham gia đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động qua đào tạo.
- Hỗ trợ cung cấp sản phẩm mới của doanh nghiệp cho cơ sở ĐTN làm thiết bị đào tạo.
- Tổ chức đào tạo nghề tại doanh nghiệp với nhiều hình thức khác nhau cho những lao động tuyển mới chƣa qua ĐTN và nâng cao kỹ năng nghề; cấp chứng chỉ nghề cho người lao động.
- Tạo điều kiện cho người lao động được học tập nâng cao trình độ.
Về cơ chế chính sách:
- Bổ sung cơ chế chính sách để huy động các doanh nghiệp tham gia ĐTN và phát triển cơ sở ĐTN tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có hoạt động ĐTN, các chi phí đào tạo đƣợc tính trong chi phí giá thành; đƣợc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc được trích một phần thu nhập trước thuế để thực hiện ĐTN.
- Chính sách đối với người lao động qua ĐTN (tại cơ sở ĐTN tại doanh nghiệp) và tự nâng cao tay nghề trong quá trình làm việc.
- Chính sách đối với người học những nghề đặc thù, nặng nhọc, độc hại khó tuyển dụng.
- Có chính sách đầu tƣ đặc biệt cho ĐTN để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp về số lƣợng, chất lƣợng.
- Có chính sách để tăng cường các hoạt động tư vấn nghề nghiệp tại cơ sở ĐTN và tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho học viên lựa chọn nghề nghiệp phù hợp khi vào trường; đồng thời những thông tin cần thiết về chỗ làm việc khi sắp tốt nghiệp.
Tiểu kết chương 3
Xuất phát từ thực trạng ĐTN và công tác QLNN của tỉnh Kiên Giang đối với ĐTN cho LĐNT, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thực hiện, cần vận dụng các giải pháp trên một cách đồng bộ, hợp lý và khoa học. Dựa trên thực tế của từng giai đoạn cụ thể để thực hiện những giải pháp đó một cách tích cực nhất.
Kết quả công tác ĐTN cho LĐNT của tỉnh Kiên Giang từ năm 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020 là phát triển mạnh cả về quy mô và hiệu quả, chất lƣợng đào tạo nhằm tạo ra một đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề vững vàng, có khả năng tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết bị kỹ thuật hiện đại. Quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước để tăng cường công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT trong thời gian tới là phải quản lý theo hướng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động, đa dạng hóa các loại hình ĐTN; chuẩn hóa, XHH công tác ĐTN, đổi mới tƣ duy trong quản lý ĐTN; đổi mới chính sách, cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN.
Để tăng cường công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT tỉnh Kiên Giang cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: tiếp tục hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phù hợp với nhu cầu và thực tiễn về ĐTN cho LĐNT; hoàn thiện và tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách ĐTN cho LĐNT; tiếp tục kiện toàn bộ máy QLNN và mạng lưới cơ sở ĐTN; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ĐTN; tăng cường hỗ trợ nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất, đẩy mạnh XHH ĐTN; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác ĐTN cho LĐNT; gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong công tác ĐTN cho LĐNT.
Điều quan trọng hơn hết quyết định sự thành công của công tác QLNN đối với ĐTN cho LĐNT là sự vào cuộc, quyết tâm trong công tác chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân trên toàn tỉnh.