CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và mạng lưới cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn
3.2.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Hoàn thiện và củng cố tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN là một yêu cầu cấp bách và có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc cải cách hành chính ở nước ta. Việc tổ chức lại bộ máy QLNN về ĐTN không chỉ đơn thuần là sắp xếp lại cơ cấu tổ chức mà điều quan trọng hơn là tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý với một biên chế hợp lý, tránh sự chồng chéo và trùng lắp.
ĐTN cho LĐNT là một mảng nhỏ trong lĩnh vực ĐTN, việc tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN cho LĐNT nằm trong chuỗi công tác QLNN về ĐTN nói chung. Hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN cho LĐNT sẽ đảm bảo tính hệ thống, có sự phân công, phân cấp hợp lý giữa các cấp, bộ, ngành từ tỉnh đến huyện, xã. Từ đó, góp phần thực hiện các mục tiêu, định hướng đã đề ra đối với lĩnh vực ĐTN nói riêng và phát triển KT - XH nói chung.
Để hoàn thiện và củng cố bộ máy QLNN về ĐTN cần thống nhất một số giải pháp sau:
- Thực hiện phân cấp quản lý ĐTN cho LĐNT. Sở Lao động – TB&XH chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm: tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo về quy hoạch hệ thống ĐTN và hoạt động ĐTN; cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nội dung QLNN về ĐTN cho LĐNT. Phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách chi cho ĐTN hàng năm.
- Đầu tƣ đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc nhƣ máy tính, phương tiện đi lại, phương tiện phục vụ hoạt động chuyên môn cho hoạt động của cán bộ làm công tác QLNN về ĐTN, đặc biệt là những địa bàn còn kém phát triển KT – XH, các huyện, xã nghèo miền núi.
- Rà soát lại đội ngũ cán bộ đang đảm nhận công tác ĐTN tại các cấp từ đó quy hoạch đội ngũ cán bộ có năng lực và tâm huyết. Đào tạo, đào tạo lại,
bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ QLNN đảm bảo các đối tƣợng này đƣợc trang bị kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ quản lý ĐTN.
- Riêng đối với cấp xã, Đảng ủy, chính quyền cần chủ trương thành lập các tổ công tác, huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội. Nhằm mục đích nắm bắt thường xuyên các nhu cầu về học nghề, vận động các đối tượng tham gia khóa học, tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước về ĐTN.
3.2.2.2. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Hoàn thiện quy hoạch hệ thống mạng lưới các cơ sở ĐTN trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển KT – XH đến năm 2020 của địa phương, đảm bảo yêu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật và nâng cao trình độ nghề cho người lao động với cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo; liên thông giữa các trình độ đào tạo, linh hoạt, dễ tiếp cận và huy động đƣợc các lực lƣợng xã hội tham gia; đáp ứng nhu cầu học nghề của mọi người, quan tâm các nhóm yếu thế trong xã hội và trên thị trường lao động; gắn với nhu cầu việc làm trong nước và cho xuất khẩu lao động.
Các giải pháp để từng bước hình thành hệ thống cơ sở ĐTN hoàn chỉnh, cụ thể:
- Phát triển mạng lưới cơ sở ĐTN theo 3 hướng: hình thành các trường cao đẳng, trung cấp có năng lực ĐTN chất lƣợng cao để đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn, phục vụ CNH – HĐH của tỉnh. Phát triển các trường cao đẳng, trung cấp có năng lực đào tạo đáp ứng nhu cầu kỹ thuật trực tiếp của địa phương nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, phù hợp với chiến lược phát triển của đại phương. Phát triển các trung tâm ĐTN ở cấp huyện để tạo điều kiện phổ cập nghề, chuyển đổi nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập,
nâng cao mức sống cho người LĐNT, các nhóm đặc thù như bộ đội xuất ngũ, người nghèo, người dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất.
- Các cơ sở ĐTN của Nhà nước, chủ yếu là các trường cao đẳng, trung cấp có quy mô lớn, thiết bị ĐTN hiện đại để dạy các nghề kỹ thuật, công nghệ cao, nghề đặc thù cần đầu tƣ lớn mà nền kinh tế có nhu cầu.
- Phát triển mạnh các cơ sở ĐTN trong các doanh nghiệp để ĐTN trong doanh nghiệp và gắn với doanh nghiệp, kết hợp thực hành tại doanh nghiệp là chủ yếu để cập nhật công nghệ áp dụng vào sản xuất và ĐTN theo địa chỉ, gắn với việc làm.
- Phát triển các cơ sở ĐTN tƣ thục, ĐTN trong các làng nghề, các cơ sở ĐTN của tổ chức xã hội, đầu tư nước ngoài đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và việc làm cho người lao động.
- Đa dạng hóa các hình thức, loại hình ĐTN (chính quy, thường xuyên, ĐTN tại doanh nghiệp, tại làng nghề) với các chương trình, các khóa đào tạo phù hợp; coi trọng việc ĐTN theo hợp đồng, liên kết đào tạo, đào tạo lại hoặc đặt hàng giữa cơ sở ĐTN với doanh nghiệp sử dụng lao động; đáp ứng nhu cầu học nghề của mọi người, đặc biệt là LĐNT.