Lịch sử nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 21 - 24)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN Lí HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ

1.1. Tổng quan nghiên cứu

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu ở nước ngoài

Đến nay, các công trình nghiên cứu về quản lí chất lượng, KĐCLGD và TĐG chất lượng giáo dục phổ biến của các tác giả trên thế giới, gồm:

“A knowledge management perspctive on Art Education” đã thể hiện mục đích:

nghiên cứu các loại kiến thức các nguồn kiến thức, quy trình kiến thức, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến các quy trình của giáo dục bậc đại học. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng một phương pháp nghiên cứu các trường hợp diễn giải tại Singapore với phương pháp phỏng vấn các bên liên quan khác nhau của cộng đồng giáo dục, việc thực hiện các quan sát tại chỗ đã được thực hiện tại 19 sự kiện giáo dục khác nhau các loại kiến thức ở bậc giáo dục Đại học tại Singapore không phân biệt giáo dục Đại học hệ chính quy hay hệ vừa làm vừa học, chương trình tuy có khác biệt nhưng nội dung và hàm lượng kiến thức không có sự khác biệt. Nguồn tri thức chung là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng giáo dục. Các yếu tố ảnh hưởng đó là: hệ thống giáo dục Singapore cạnh tranh cao; cơ chế quản lí và chính sách; các giá trị và lợi ích cá nhân; khối lượng công việc và năng lực thực sự của giáo viên (Alton Y.K. Chua, 2011).

Fariba Damirchilia và Masomeh Tajarib với mục đích của nghiên cứu về mối quan hệ giữa chương trình giảng dạy, nội dung chương trình, phương pháp đánh giá, phương pháp giảng dạy, cung ứng thiết bị công nghệ và chất lượng giáo dục bậc đại học đã cho ra tác phẩm “Explaining Internal Factors effective on Education Quality Improvement Based on Views of Students from Zanjan Azad Universities” từ đó giải thích các yếu tố nội bộ có ảnh hưởng đến sự cải thiện và thúc đẩy chất lượng giáo dục từ quan điểm của học viên tại các trường đại học Zanjan Azad (Fariba Damirchilia, Masomeh Tajarib, 2011).

Trong suốt quá trình nghiên cứu “ Publicly Provided Education”, Eric A.

Hanushek đã đề cao việc chi tiêu công trong giáo dục, và nguồn này được sử dụng

với sự cam kết về chất lượng. Ông đã chứng minh được rằng: giáo dục có ảnh hưởng mạnh mẽ vào sức mạnh và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia. Do đó, mà việc cung cấp giáo dục ở mọi bậc học là một hoạt động thuộc khu vực nhà nước. Nền kinh tế quốc gia sẽ phát triển nếu đảm bảo một nền giáo dục thích hợp và được xếp trong danh mục các hoạt động ưu tiên của quốc gia để cung cấp cho sự an toàn, an ninh và phát triển cho các công dân của họ. Và, giống như các lĩnh vực ưu tiên cơ bản khác các chính phủ không chỉ cung cấp một phần lớn kinh phí cho các trường học, mà còn phải thường xuyên quản lí, giám sát, đánh giá hiệu quả các hoạt động của các trường học. Kết quả đầu ra của trường học được gọi là số lượng và chất lượng giáo dục sẽ là những đóng góp to lớn vào thu thập và phúc lợi của các cá nhân người học. Từ đó sẽ có nhiều ảnh hưởng tích cực đến đời sống văn hóa, xã hội và sự phồn thịnh quốc gia thông qua sự đóng góp của người học cho nền kinh tế. Cuối cùng Eric A. Hanushek cho rằng việc đầu tư cho giáo dục, bất kể ở đâu do thành phần nào cung cấp thì vấn đề chất lượng giáo dục, chất lượng đầu ra vẫn phải được đặt lên hàng đầu (Eric A. Hanushek, 2010).

Peter Materu (Peter Materu, 2008), một chuyên gia giáo dục cấp cao trong phát triển con người khu vực châu phi, công trình nghiên cứu “Quality Assurance Practices in Higher Education in Africa” của ông đã khẳng định: các tổ chức giáo dục đại học đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của các quốc gia. Giáo dục đại học được hầu hết các quốc gia thừa nhận tầm quan trọng bởi nó tạo ra kiến thức - động lực chính của phát triển kinh tế toàn cầu. Vì vậy, nó được nhiều quốc gia đầu tư rất quan tâm đúng mực. Một cách để đảm bảo rằng giáo dục đại học có chất lượng là sự quan tâm của xã hội, sự đầu tư thích đáng của các ban ngành. Mặt khác sự phát triển kinh tế, xã hội, phong cách, thị hiếu và điều kiện kinh tế xã hội cũng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục. Theo đó, giải pháp mà cơ quan đảm bảo chất lượng giáo dục châu Phi đưa ra là nhất thiết xã hội nào cũng cần phải thành lập cơ quan đảm bảo chất lượng giáo dục độc lập với các cơ sở đào tạo và kết quả hoạt động của các cơ sở đào tạo sẽ được đánh giá bằng các tổ chức bên ngoài, các trường đại học sẽ đào tạo sinh viên còn các tổ chức độc lập khác sẽ kiểm tra, đánh giá. Do đó, buộc các trường phải tự đảm bảo chất lượng sản phẩm của họ là những sinh viên ra trường được xã hội và thế giới công nhận.

Trong “The role of educational quality and quantity in the process of economic Development”, Institute of Intentional Economic, Spain, đã phát triển một lí thuyết về đầu tư vốn con người để nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng trường học hệ đại học đối với tăng trưởng kinh tế. Tác giả đã nghiên cứu và trình bày một mô hình quyết định học của học viên dẫn đến kết quả tăng trưởng từ sự tích lũy vốn vật chất và con người. Đồng thời Amparo Castello-Climenta và Ana Hidalgo-Cabrillanab đề xuất một giải pháp, trong đó cho phép chúng ta xác định cơ chế tại nơi làm việc và cung cấp một lí thuyết nền tảng để kiểm tra kết quả thực nghiệm về chất lượng giáo dục liên quan mãnh liệt đến tăng trưởng kinh tế. Lí thuyết của Amparo Castello- Climenta và Ana Hidalgo-Cabrillanab đã dựa trên các giả định sau: Đầu tiên, chất lượng hệ thống giáo dục là ngoại sinh và được thúc đẩy bởi lợi nhuận về việc cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao. Thứ hai, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo là vô cùng đa dạng và không đồng nhất. Thứ ba, mỗi cá nhân trước khi quyết định chọn trường đại học được giả định có những kỹ năng cơ bản được giảng dạy trong trường tiểu học, trung học trước đó. Mọi người có thể lựa chọn để tiếp tục giáo dục đại học của họ, nhưng quyết định này đòi hỏi sự đầu tư các nguồn lực cá nhân và việc chi tiêu tiền bạc vào một trường đại học. Theo đó, Amparo Castello-Climenta và Ana Hidalgo-Cabrillanab tập trung nghiên cứu và việc đầu tư để phát triển giáo dục chất lượng cao (Amparo Castello-Climenta và Ana Hidalgo-Cabrillanab, 2011).

Gerry McNamara, Joe O’Hara (Gerry McNamara, Joe O’Hara, 2008), Alexander Bilcik và Jozef Kadnar (Alexander Bilcik và Jozef Kadnar, 2011); Nada Pozar Matijasic, Mateja … đều chỉ ra tầm quan trọng của tự đánh giá trong quản lí chất lượng trường trung học; những vấn đề cần đánh giá trong trường học.

Alexander Bilcik và Jozef Kadnar đã luận bàn, trình bày, phân tích làm rõ về quá trình tự đánh giá, về một số quy định tự đánh giá trong trường trung học. Cuốn sách Chỉ dẫn đánh giá và đảm bảo chất lượng trong trường trung học (Scottish Qualifications Authority, 1999), đã nêu ra trình tự các bước của quá trình tự đánh giá và tự điều tiết. Nghiên cứu của các nhà khoa học và tài liệu nói trên đã chỉ ra điểm bắt đầu của quá trình tự đánh giá ở các nhà trường (Alexander Bilcik và Jozef Kadnar, 2011).

Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá; quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội đối với việc tự đánh giá ở trường trung học đã được Gerry McNamara, Joe O’Hara (Gerry McNamara, Joe O’Hara, 2008) và các nhà kiểm định chất lượng giáo dục Scotlen (Scottish Qualifications Authority, 1999) đưa ra.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)