Thực trạng chung về việc triển khai hoạt động tự đánh giá

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 65)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ

2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân TPHCM

2.3.1. Thực trạng chung về việc triển khai hoạt động tự đánh giá

Bảng 2.8. Thực trạng triển khai hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục

Không

SL % SL %

Nhà trường nơi Thầy/ Cô công tác đã phổ biến công khai, sâu, rộng các văn bản về KĐCLGD

0 0 59 100,0

Nhà trường nơi Thầy/ Cô công tác đã có kế hoạch cải tiến chất lượng chưa?

0 0 59 100,0

Nếu nhà trường đã có kế hoạch cải tiến chất lượng thì hoạt động TĐG đã được đưa vào kế hoạch chưa?

0 0 59 100,0

Thầy/ Cô có biết sứ mệnh của nhà trường là gì hay không?

12 20,3 47 79,7

Để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, thì việc tổ chức hoạt động TĐG là rất quan trọng. Theo bảng 2.8 cho thấy 100% các trường đã phổ biến công khai, sâu, rộng các văn bản về KĐCLGD; đã có kế hoạch cải tiến chất lượng; đã có kế hoạch cải tiến chất lượng thì hoạt động TĐG đã được đưa vào kế hoạch, việc thực hiện những nội dung này là rất cần thiết, bởi chỉ khi hiểu được những nội dung liên quan đến hoạt động TĐG trong KĐCLGD và mục đích của hoạt động này hướng tới việc cải thiện chất lượng giáo dục sẽ tạo ra sự đồng thuận trong toàn thể nhà trường. Tuy nhiên, việc hiểu sứ mệnh của nhà trường thì chỉ có 79,7% lựa chọn, do đó giúp cho giáo viên hiểu được sứ mệnh cũng như giá trị cốt lõi mà nhà trường hướng tới thông qua kết quả TĐG và KĐCLGD là việc rất cần thiết.

2.3.2. Thực trạng nhận thức về mục đích, ý nghĩa hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường Mầm non tại quận Bình Tân TPHCM Ý nghĩa của hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường Mầm non tại quận Bình Tân

Bảng 2.9. Kết quả nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục

Mức độ nhận thức Số lượng % ĐTB ĐLC

Không quan trọng 0

3,71 0,46

Ít quan trọng 0

Quan trọng 17 28,8

Rất quan trọng 42 71,2

Để không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục, thì công tác kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động luôn được các trường học chú trọng thực hiện, để qua đó từng bước hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người học và xã hội. Theo bảng 2.9 cho thấy, nhận thức của giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lí về tầm quan trọng của hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non ở mức “cao” trong 4 mức đã được xác lập với ĐTB=3,71, trong đó có 28,8% lựa chọn mức độ “quan trọng” và 71,2% lựa chọn mức độ “rất quan trọng” kết quả này cho thấy có sự đồng thuận trong nhận thức của quản lý và

nhân viên là cơ sở quan trọng cho việc triển khai công tác tự đánh giá ở trường mầm non.

Việc triển khai công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục sẽ là cơ sở quan trọng cho việc nâng cao chất lượng nhà trường mầm non, điều này được thể hiện trong bảng kết quả sau

Bảng 2.10. Kết quả nhận thức về ý nghĩa của hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

Mức độ Số lượng % ĐTB ĐLC

Không đồng ý 1 1,7

2,93 0,31

Phân vân 2 3,4

Đồng ý 56 94,9

Theo bảng 2.10 cho thấy, khi được hỏi “Thầy/ Cô có đồng ý với nhận định:

Nhà trường thực hiện việc tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục sẽ góp phần nâng cao chất lượng nhà trường” thì chỉ có 1,7% lựa chọn “không đồng ý”, 3,4% “phân vân” và có tới 94,9% lựa chọn “đồng ý”, xét trên bình diện chung về mặt nhận thức của GV, CBQL vai trò của việc thực hiện TĐG trong KĐCLGD có ĐTB=2,93 ở mức “khá” trong 4 mức đã được xác lập. Như vậy, trong nhận thức của GV, CBQL trường mầm non cho thấy việc TĐG trong KĐCLGD sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Mục đích của hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non tại quận Bình Tân

Bảng 2.11. Kết quả nhận thức về mục đích của hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non

Không

SL % SL %

1. Làm rõ thực trạng qui mô, chất lượng và hiệu quả các hoạt động của nhà trường theo bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về KĐCLGD mầm non

13 22,0 46 78,0

Không

SL % SL %

2. Đánh giá mức độ đáp ứng của hiện trạng nhà trường theo bộ tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

12 20,3 47 79,7

3. Xác định rõ tầm nhìn, các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của nhà trường

18 30,5 41 69,5 4. Là cơ sở để nhà trường dựa vào đó để xây dựng kế

hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường

10 16,9 49 83,1

5. Thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của nhà trường

24 40,7 35 59,3 6. Là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, công

nhận hoặc không công nhận trường mầm non đạt kiểm định chất lượng giáo dục.

25 42,4 34 57,6

7. Khuyến khích đầu tư và huy động các nguồn lực cho giáo dục

38 64,4 21 35,6

8. Là sự bắt buộc của Phòng, Sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo

45 76,3 14 23,7

Để công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện một cách nhất quán và thường xuyên, thì việc hiểu được mục đích của công tác này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Theo bảng 2.11 cho thấy có 83,71% cho rằng mục đích của công tác TĐG là cơ sở để nhà trường dựa vào đó để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường và có 79,7% đồng ý với nhận định mục đích của công tác TĐG nhằm đánh giá mức độ đáp ứng của hiện trạng nhà trường theo bộ tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 78,0% lựa chọn làm rõ thực trạng qui mô, chất lượng và hiệu quả các hoạt động của nhà trường theo bộ tiêu chuẩn của Bộ

Giáo dục và Đào tạo về KĐCLGD mầm non; 69,5% đồng ý với mục đích của TĐG là giúp cho việc xác định rõ tầm nhìn, các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của nhà trường. Bên cạnh đó 59,3% và 57,6%, lựa chọn mục đích của TĐG là thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của nhà trường là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường mầm non đạt kiểm định chất lượng giáo dục. Kết quả này cho thấy nhận thức của GV và CBQL trường mầm non về mục đích của hoạt động TĐG phù hợp với công văn số 5942/BGDĐT-QLCL về quản lí chất lượng giáo dục đối với trường mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có hiệu lực từ ngày 28 tháng 12 năm 2018, mục đích hoạt động TĐG trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non được quy định như sau: TĐG nhằm xác định trường mầm non đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn; lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường; thông báo công khai với các cơ quan quản lí nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của nhà trường; để cơ quan quản lí nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường mầm non đạt kiểm định chất lượng giáo dục; vận động các nguồn lực cho giáo dục nhằm tạo điều kiện đảm bảo cho nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Hoạt động TĐG là khâu đầu tiên và là mắt xích quan trọng trong qui trình KĐCLGD. Đồng thời kết quả này cũng phù hợp với kết quả phỏng vấn cô L.T.T.X cho rằng “Việc thực hiện hoạt động TĐG rất quan trọng với các trường mầm non, giúp các trường có cái nhìn đầy đủ hơn về tính hiệu quả trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Đồng thời, là cơ sở để các trường xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ và thực hiện việc đạt chuẩn theo yêu cầu của ngành giáo dục”

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)