Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của biện pháp đề xuất
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
* Đánh giá về tính cần thiết của các giải pháp liên quan đến quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường Mầm non tại quận Bình Tân
Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL, GV, NV về tính cần thiết của các giải pháp liên quan đến HĐ TĐG trong KĐCLGD ở trường Mầm non
Giải pháp
Tỷ lệ phần trăm
ĐTB ĐLC Thứ bậc Không
cần thiết
Ít cần thiết
Khá cần thiết
Rất cần thiết 1. Tổ chức tập huấn cho thành
viên Hội đồng TĐG về nghiệp vụ TĐG tại nhà trường.
- - 24,0 76,0 3,76 0,44 3 2. Xin chủ trương của các cấp
lãnh đạo về việc chi hỗ trợ cho các cá nhân tham gia hoạt động TĐG trong KĐCLGD tại trường MN
- - 32,0 68,0 3,68 0,48 4
3. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
- - 48,0 52,0 3,52 0,51 5 4. Hiệu trưởng qui định rõ
thời gian hoàn thành các đầu việc, người phụ trách và yêu cầu cho các sản phẩm của từng đầu việc
- - 20,0 80,0 3,80 0,41 2
5. Hiệu trưởng xác định tiêu chuẩn kiểm tra cho từng nội dung hoạt động TĐG
- - 12,0 88,0 3,88 0,33 1
Theo bảng 3.1 cho thấy, trong số 5 giải pháp được đề xuất liên quan đến hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường mầm non, trong đó giải pháp Hiệu trưởng xác định tiêu chuẩn kiểm tra cho từng nội dung hoạt động TĐG được đánh giá là “rất cần thiết” và xếp vị trí thứ nhất với ĐTB=3,88, thứ ba là yếu tố Tuyên truyền cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên làm công tác tự đánh giá trong KĐCLGD ĐTB=3,84, xếp ở vị trí thứ 2 là yếu tố Hiệu trưởng qui định rõ thời gian hoàn thành các đầu việc, người phụ trách và yêu cầu cho các sản phẩm của từng đầu việc ĐTB=3,80, đây là 2 biện pháp có trên 80% lựa chọn “rất cần thiết”. Bên cạnh đó, biện pháp Tổ chức tập huấn cho thành viên Hội đồng TĐG về nghiệp vụ TĐG tại nhà trường ĐTB=3,76, có trên 70% lựa chọn mức “rất cần thiết”. Hai biện pháp còn lại đều có trên 50% lựa chọn mức độ “rất cần thiết” Xin chủ trương của các cấp lãnh đạo về việc chi hỗ trợ cho các cá nhân tham gia hoạt động TĐG trong KĐCLGD tại trường MN ĐTB=3,68 và Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường ĐTB=3,52.
Như vậy, để thực hiện tốt hoạt động TĐG trong KĐCLGD những biện pháp thuộc về hiệu trưởng như tạo điều kiện, xác định mục tiêu, quy định rõ về thời gian hoàn thành các đầu việc có vai trò rất quan trọng, tiếp đến là tổ chức tập huấn cho các thành viên tham gia TĐG và cuối cùng là các biện pháp xin chủ trương của việc chi hỗ trợ và phối hợp với các lực lượng khác có số lượng lựa chọn ít hơn. Kết quả này sẽ là cơ sở quan trọng để các trường đang chuẩn bị hoạt động TĐG có thể tham khảo.
* Đánh giá về tính khả thi của các giải pháp liên quan đến quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non tại quận Bình Tân
Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp liên quan đến quản lí hoạt động TĐG trong KĐCLGD
Giải pháp
Tỷ lệ phần trăm
ĐTB ĐLC Thứ bậc Không
khả thi
Ít khả
thi
Khá khả
thi
Rất khả thi 1.Tổ chức tập huấn cho thành viên
Hội đồng TĐG về nghiệp vụ TĐG tại nhà trường.
- 4,0 20,0 76,0 3,72 0,54 3 2.Xin chủ trương của các cấp lãnh
đạo về việc chi hỗ trợ cho các cá nhân tham gia hoạt động TĐG trong KĐCLGD tại trường MN
4,0 20,0 28,0 48,0 3,20 0,91 5
3.Phối hợp chặt chẽ với các lực
lượng trong và ngoài nhà trường. 4,0 4,0 16,0 76,0 3,64 0,76 4 4.Hiệu trưởng qui định rõ thời
gian hoàn thành các đầu việc, người phụ trách và yêu cầu cho các sản phẩm của từng đầu việc
- - 8,0 92,0 3,92 0,28 2
5.Hiệu trưởng xác định tiêu chuẩn kiểm tra cho từng nội dung hoạt động TĐG
- - 8,0 92,0 3,92 0,28 2
Theo bảng 3.2. đánh giá tính khả thi của các giải pháp liên quan đến quản lí HĐ TĐG trong KĐCLGD cho thấy, trong số 5 biện pháp được đề xuất đều cho kết quả tích cực, trong đó các biện pháp như Hiệu trưởng qui định rõ thời gian hoàn thành các đầu việc, người phụ trách và yêu cầu cho các sản phẩm của từng đầu việc ĐTB=3,92, Hiệu trưởng xác định tiêu chuẩn kiểm tra cho từng nội dung hoạt động TĐG ĐTB=3,92 đều được đánh giá ở mức “rất khả thi” và có trên 90% lựa chọn, điều đó cho thấy nếu có phát huy hết vai trò của hiệu trưởng và có sự phân công đúng người đúng việc thì hoạt động TĐG của các trường sẽ đạt được hiệu quả
Ngoài ra, ở những giải pháp còn lại đều có ĐTB rơi vào khoảng 3,64 đến 3,72 tương ứng với mức “rất cần thiết”, đồng thời có trên 70% lựa chọn. Riêng chỉ có giải pháp Xin chủ trương của các cấp lãnh đạo về việc chi hỗ trợ cho các cá nhân tham gia hoạt động TĐG trong KĐCLGD tại trường MN ĐTB=3,20 được đánh giá ở mức
“khả thi”. Kết quả này sẽ là cơ sở quan trọng để các trường có thể tham khảo về các giải pháp trong quản lí hoạt động TĐG trong KĐCLGD.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Căn cứ vào thực trạng tổ chức, thực trạng phân cấp quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục, để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, tác giả đã đề xuất các nhóm biện pháp quản lí hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường mầm non tại quận Bình Tân. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp quản lí hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường mầm non cho thấy rằng, hầu hết số người được khảo sát đều đánh giá rất cao tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp quản lí hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường mầm non tại quận Bình Tân. Đồng thời kết quả khảo nghiệm cũng khẳng định rằng tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm.
Qua phân tích kết quả thăm dò cho thấy, các biện đều được CBQL và GV có kinh nghiệm thừa nhận là cần thiết và xác nhận tính khả thi của các biện pháp cũng luôn ở tỉ lệ cao “rất khả thi” ở tất cả các biện pháp. Như vậy, các nhiệm vụ để đạt mục đích nghiên cứu đã được thực hiện và giả thuyết khoa học của đề tài đã được chứng minh. Các biện pháp này có thể áp dụng đồng bộ tại các trường mầm non trên địa bàn quận Bình Tân nói riêng và các trường tại TP.HCM nói chung.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về mặt lí luận
Luận văn đã xây dựng được khung lí thuyết nghiên cứu quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non quận Bình Tân TP.HCM. Trong đó gồm có các khái niệm: Kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non; Tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non; Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non.
Trên cơ sở khái niệm công cụ chính của đề tài luận văn, tác giả đã xác định được nội dung cụ thể của quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non quận Bình Tân đó là: tổ chức hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non; quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non. Tác giả luận văn cũng đã nghiên cứu và phân tích lí luận về các yếu tố ảnh hưởng tới quản lí hoạt động này.
1.2. Về thực trạng
Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non quận Bình Tân cho thấy: chủ thể quản lí được nghiên cứu đã thực hiện ở mức độ khá tốt hoạt động TĐG. Đồng thời xác định được những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lí hoạt động TĐG trong KĐCLGD. Việc khảo nghiệm và kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy:
Thực trạng tổ chức hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân TP.HCM cho thấy đã có sự triển khai hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường tham gia khảo sát; có sự nhận thức phù hợp của CBQL và GV về tầm quan trọng (ĐTB=3,71 ở mức “rất quan trọng”), mục đích, ý nghĩa (ĐTB=2,93 ở mức “khá”) của hoạt động TĐG; việc lựa chọn nội dung và thực hiện quy trình hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng ở trường mầm non quận Bình Tân cũng được thực hiện với các nội dung ở mức “thỉnh thoảng” và
“thường xuyên”, kết quả này cho thấy còn có những hạn chế nhất định trọng việc lựa chọn quy trình TĐG; bên cạnh đó việc lựa chọn và sử dụngcác phương pháp thu thập
minh chứng cũng được thực hiện một cách “thường xuyên”; kết quả của hoạt động TĐG cũng cho thấy tính tích cực, phần lớn được đánh giá ở mức “tốt”.
Kết quả thực trạng quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân TPHCM cho thấy có sự phân cấp quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non phù hợp; có sự nhận thức phù hợp của CBQL và GV về tầm quan trọng của công tác quản lý họat động TĐG (ĐTB=3.69); việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non cũng được thực hiện một cách “thường xuyên” (ĐTB=3,77); công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non được thực hiện “thường xuyên” (ĐTB=3,72); công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non được đánh giá ở mức “thường xuyên” (ĐTB=3,59). Kết quả cùng cho thấy có sự tương quan thuận mạnh giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các chức năng quản lí, do đó chức năng quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục có vai trò hết sức quan trọng đối với trường mầm non quận Bình Tân nói riêng và TP.HCM nói chung.
Kết quả khảo nghiệm đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi đều được đánh giá ở mức “rất cần thiết” và “rất khả thi”. Kết quả khảo sát đã mô tả bức tranh tổng thể về thực trạng quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non, những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức đối với hoạt động này ở quận Bình Tân nói riêng và TP.HCM nói chung.
Kết quả này cũng cho thấy có sự phù hợp giữa kết quả thực trạng và giả thuyết đã đặt ra: thực tiễn công tác quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục của các trường mầm non trên địa bàn Quận Bình Tân TP. Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả tích cực trong việc chỉ đạo và kiểm tra đánh giá.
Tuy nhiên, đối với giả thuyết công tác này còn nhiều hạn chế về việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện là không phù hợp và cần bác bỏ.
Giả thuyết đặt ra nếu khảo sát toàn diện thực trạng công tác quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục sẽ có cơ sở đề xuất một số biện
pháp để cải tiến hiệu quả quản lí hoạt động tự đánh giá tại các trường mầm non là phù hợp và có kết quả tích cực ở mức “rất cần thiết” và “rất khả thi”.
1.3. Về đề xuất các biện pháp
Căn cứ vào cơ sở lí luận đã được nghiên cứu, căn cứ vào thực trạng quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non quận Bình Tân, tác giả đề xuất các nhóm biện pháp quản lí như sau:
- Biện pháp 1: Tổ chức tập huấn cho thành viên Hội đồng TĐG về nghiệp vụ TĐG tại nhà trường.
Phân tích đúng thực trạng về nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động TĐG của nhà trường để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ.
Xây dựng các hình thức phục vụ cho công tác nâng cao năng lực phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, những nguồn lực bồi dưỡng có sẵn, những nguồn lực cần sự hỗ trợ bên ngoài.
Tập huấn cho thành viên hội đồng TĐG về nghiệp vụ TĐG tại trường; lập kế hoạch tập huấn nghiệp vụ TĐG xác định thời gian, thành phần và nội dung cụ thể thông báo kế hoạch cho các thành viên liên quan; chuẩn bị tài liệu tập huấn. Trao đổi kinh nghiệm thực hiện TĐG trong KĐCLGD với các trường thực hiện tốt.
- Biện pháp 2: Xin chủ trương của các cấp lãnh đạo về việc chi hỗ trợ cho các cá nhân tham gia hoạt động TĐG trong KĐCLGD tại trường MN
Đảm bảo cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ công tác tự đánh giá.
Đảm bảo điều kiện tài chính phục vụ công tác TĐG, các chế độ đãi ngộ cho các thành viên tham gia hội đồng TĐG cần phải được xây dựng một cách rõ ràng, đáp ứng lợi ích của các bên.
Tăng cường sự hỗ trợ của cộng đồng đối với công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Biện pháp 3: Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc quá trình tổ chức hoạt động TĐG trong KĐCLGD tại trường MN
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phối hợp, xác định vai trò, nhiệm vụ, ý thức trách nhiệm phối hợp của từng lực lượng trong và ngoài trường tham gia vào công tác TĐG
Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động TĐG
Thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phối hợp giữa các lực lượng bên trong và ngoài nhà trường trong quá trình tổ chức TĐG
Xây dựng cơ chế phối hợp để duy trì mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ trong tổ chức thực hiện hoạt động TĐG
- Biện pháp 4: Hiệu trưởng qui định rõ thời gian hoàn thành các đầu việc, người phụ trách và yêu cầu cho các sản phẩm của từng đầu việc
Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động TĐG bằng việc đưa công tác này vào nhiệm vụ kế hoạch đầu năm của nhà trường
Phổ biến nội dung kế hoạch và thời gian tổ chức thực hiện TĐG đến toàn thể các cán bộ giáo viên của nhà trường
Xây dựng thời gian biểu cho việc thực hiện từng nội dung, từng giai đoạn để ở mỗi nội dung cần thực hiện có đủ lượng thời gian và phù hợp với kế hoạch
Triển khai đồng bộ và song song ở các nội dung của hoạt động TĐG trong KĐCLGD để vừa tiết kiệm được thời gian và có sự kết nối trong việc thực hiện nội dung
Xây dựng các hướng dẫn cụ thể về yêu cầu cần đạt của các sản phẩm phục vụ cho công tác TĐG trong KĐCLGD của nhà trường
- Biện pháp 5: Hiệu trưởng xác định tiêu chuẩn kiểm tra cho từng nội dung hoạt động TĐG trong KĐCLGD
Chức năng Lập kế hoạch: Dự kiến trước các nguồn lực và thời gian huy động, dự kiến những khó khăn và phương án khắc phục, dự kiến minh chứng cần thu thập trong quá trình thực hiện TĐG. Các nội dung này càng chi tiết, cụ thể việc thực hiện TĐG càng thuận lợi và hiệu quả.
Chức năng tổ chức: Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường; xây dựng các mối liên hệ phối hợp ngang dọc trong quá trình TĐG; quy định và hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục; xây dựng hệ thống thông tin trong nhà trường trong quá trình thực hiện TĐG, các chiều thông tin được lưu thông tốt, nhanh chóng, kịp thời.
Chức năng chỉ đạo: Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên thực hiện TĐG;
khuyến khích tính chủ động sáng tạo của các thành viên hội đồng trong việc thực hiện HĐTĐG; khuyến khích trao đổi và thảo luận, tạo môi trường làm việc tích cực.
Chức năng kiểm tra: Theo dõi sâu sát kịp thời phát hiện những sai sót và có những điều chỉnh kịp thời.
2. Khuyến nghị
Từ thực trạng thu được về công tác quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non quận Bình Tân TP.HCM và các biện pháp quản lí được đề xuất, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với Phòng GD & ĐT quận Bình Tân
- Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch QL hoạt động TĐG trong KĐCLGD cho các cấp học.
- Đổi mới công tác chỉ đạo quản lí hoạt động TĐG theo hướng tự chủ, chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động của các trường, phát triển chất lượng giáo dục nhà trường, đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
- Tổ chức tốt các lớp tập huấn, bồi dưỡng CBQL và GV. Đẩy mạnh hoạt động thanh - kiểm tra, hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy các trường tổ chức hoạt động TĐG.
2.2. Đối với CBQL các trường mầm non
- Có kế hoạch tuyên truyền cho đội ngũ GV hiểu rõ hơn ý nghĩa, mục đích của hoạt động TĐG. Tích cực chỉ đạo thực hiện việc TĐG; lựa chọn nội dung và xây dựng quy trình TĐG; xác định cụ thể các phương pháp thu thập minh chứng; thực hiện đầy đủ các chức năng quản lí hoạt động TĐG trong kiểm định chất lượng.
- Nghiên cứu và vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lí hoạt động TĐG nhằm sử dụng tối đa mọi tiềm năng của nhà trường về nhân lực, vật lực phục vụ cho hoạt động TĐG.
- Có những biện pháp thiết thực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ CB, GV, khen thưởng kịp thời cho những cá nhân và tập thể có đóng góp cho công tác TĐG.