Tổ chức khảo sát thực trạng và cách thức xử lí số liệu

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 61)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng và cách thức xử lí số liệu

Mục đích nghiên cứu thực trạng nhằm thu thập thông tin làm cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường MN và quản lí hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường mầm non để đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng tổ chức, quản lí hoạt động này, từ đó đề xuất các biện pháp có tính cần thiết và khả thi trong việc quản lí hoạt động TĐG trong KĐCLGD tại quận Bình Tân, TP.HCM

2.2.2. Khái quát về các phương pháp nghiên cứu thực trạng

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Mục đích: Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thông tin từ CBQL, GV, NV tham gia hoạt động TĐG trong trường MN về các vấn đề liên quan đến hoạt động TĐG trong KĐCLGD tại các trường mầm non ở quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng và quy mô khảo sát

Tác giả đã lấy mẫu nghiên cứu ở 7 trường MN tại quận Bình Tân TP.HCM gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên là thành viên Hội đồng tự đánh giá của trường. Đặc điểm các trường được khảo sát và mẫu nghiên cứu được mô tả như bảng sau:

Bảng 2.1. Đặc điểm 7 trường được khảo sát Tên trường Tổng

số

CBQL GV NV Năm TĐG

Năm được công nhận

Cấp độ

MN Cẩm Tú 41 3 6 0 2014 2015 2

MN Hoa Hồng 38 3 6 0 2014 2015 1

MN Hương Sen 52 2 7 0 2014 2015 3

MN Hoàng Anh 48 3 4 2 2015 2016 3

MN Tân Tạo 40 2 5 2 2018 2019 2

MN Ánh Sao 18 2 4 1 2017 2019 1

MN Sen Hồng 45 3 3 1 2019 2020 2

Bảng 2.2. Số lượng CBQL, GV, nhân viên tham gia khảo sát

Số lượng %

1. Cán bộ quản lí 18 30,5

2. Giáo viên 35 59,3

3. Nhân viên 6 10,2

Bảng 2.3. Số năm công tác

Số lượng %

Dưới 5 năm 2 3,4

5 – 10 năm 15 25,4

Trên 10 năm 42 71,2

Bảng 2.4. Số năm làm CBQL

Tỉ số (%)

Chưa làm quản lí 40(67,8)

Dưới 5 năm 10(16,9)

5 – 10 năm 5(8,5)

Trên 10 năm 4(6,8)

Bảng 2.5. Số năm tham gia công tác TĐG trong KĐCLGD ở các trường mầm non Tỉ số (%)

1 lần 44(74,5)

2 lần 6(10,2)

Hơn 2 lần 9(15,3)

Nội dung bảng hỏi: Dự kiến phiếu hỏi với hệ thống các câu hỏi kín và các câu hỏi mở dành riêng cho từng đối tượng CBQL, GV và NV gồm các phần:

+ Thực trạng tổ chức hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường MN tại quận Bình Tân TPHCM;

+ Thực trạng quản lí HĐTĐG trong KĐCLGD ở các trường mầm non tại quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh;

+ Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí HĐTĐG trong KĐCLGD ở các trường mầm non tại quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Khảo sát tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất dành cho CBQL, GV, NV khi thực hiện hoạt động quản lí TĐG trong KĐCLGD tại 7 trường MN tại quận Bình Tân, TPHCM.

Cách thực hiện: Xây dựng bộ phiếu thăm dò ý kiến về khảo sát thực trạng hoạt động quản lí TĐG trong KĐCLGD tại trường MN dành cho nhóm đối tượng là CBQL, GV, NV tham gia hoạt động TĐG. Sau khi có kết quả khảo sát thực trạng, tiến hành đề xuất biện pháp quản lí và xây dựng bộ phiếu thăm dò ý kiến về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất dành cho CBQL, GV, NV.

Phương pháp phỏng vấn

Mục đích: Tìm hiểu sâu về hoạt động tự đánh giá và quản lý hoạt động tự đánh giá nhằm thu thập đến mức tối đa thông tin về đề tài đang nghiên cứu.

Nội dung: Sử dụng các câu hỏi mở liên quan đến hoạt động tự đánh giá và quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại trường mầm non.

Khách thể phỏng vấn sâu: là thành viên hội đồng tự đánh giá. Tổng số khách thể phỏng vấn là 10 người; trong đó gồm 6 cán bộ quản lý, 2 giáo viên và 2 nhân viên tham gia hội đồng tự đánh giá.

Hình thức phỏng vấn sâu: chúng tôi áp dụng phỏng vấn gián tiếp thông qua thư điện tử, nội dung câu hỏi gửi qua thư điện tử, kết quả được lưu lại bằng văn bản.

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Mục đích: Thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu để làm minh chứng và bổ sung vào kết quả nghiên cứu thực trạng.

Nội dung: Các sản phẩm cần nghiên cứu: Kế hoạch TĐG của 6 trường mầm non ở Quận Bình Tân; Báo cáo TĐG của 6 trường mầm non ở Quận Bình Tân.

Cách thức thực hiện: Liên hệ các trường khảo sát, tiến hành nghiên cứu các sản phẩm của các trường khảo sát, ghi nhận kết quả vào biên bản.

Cách xử lí số liệu

Dữ liệu sau khi thu thập được nhập vào phần mềm thống kê ứng dụng mở (R) để phân tích. Các phép tính tần số, phần trăm, điểm trung bình và độ lệch chuẩn được dùng để tính các thông số cho các biến quan sát; hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha, α) được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của thang đo; Tương quan Pearson được phân tích để hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu.

- Đánh giá mức độ theo thang đo 4 bậc được qui đổi thành điểm số. Điểm thấp nhất là 1, điểm cao nhất là 4, chia đều thang đo làm 4 mức với các khoảng liên tục, đều nhau, cụ thể như sau:

Bảng 2.6. Bảng trung bình các mức độ theo thang đo 4 bậc Điểm

qui ước

Điểm trung bình

Khả năng thực hiện

Mức độ sử dụng

Kết quả thực hiện

Mức độ thực hiện

Mức độ khả thi 1 1 – 1,75 Rất khó Không sử

dụng Chưa đạt Không thực hiện

Không khả thi 2 1,76 – 2,5 Khó Ít khi Trung

bình Ít khi Ít khả thi 3 2,6 – 3,25 Trung

bình

Thỉnh

thoảng Khá Thỉnh

thoảng Khả thi 4 3,26 – 4,0 Dễ Thường

xuyên Tốt Thường xuyên

Rất khả thi

Hệ số tin cậy của các thang đo

Theo Bảng 2.7, hệ số tin cậy của các thang đo là tương đối cao (từ 0,759 đến 0,969). Điều này chứng tỏ các biến quan sát trong cùng yếu tố đo lường cùng một khái niệm. Thang đo có hệ số tin cậy từ 0,5 trở lên có thể tạm sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008; Hair, Black, Babin & Anderson, 2010).

Bảng 2.7. Kết quả hệ số tin cậy Cronbach's Alpha (α) của các thang đo

Thang đo Số câu α

[c4.1.2 - c4.1.13.2]=> điền tên vào 13 0,967

C5.1.2-C5.7.2 7 0,991

C5.8.2-C5.13.2 6 0,969

C6.1-C6.6 8 0,821

C8.1-C8.4 4 0,883

C8.5-C8.8 4 0,908

C10.1.2-C10.7.2 7 0,759

C10.8.2-C10.13.2 6 0,516

C10.14.2-C10.18.2 5 0,848

C10.19.2-C10.24.2 6 0,945

C11.1-C11.5 5 0,784

C11.6-C11.8 3 0,969

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)