Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN Lí HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ
1.2. Những khái niệm cơ bản
1.2.3. Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non
* Quản lí
Trong lí luận quản lí, khái niệm quản lí đã được các nhà nghiên cứu đưa ra theo nhiều cách khác nhau:
Tác giả Trần Kiểm định nghĩa: “Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong suốt quá trình lao động”. (Trần Kiểm, 2016)
Theo quan điểm hoạt động của một tổ chức: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến”.
Như vậy, khái niệm quản lý được các nhà nghiên cứu đưa ra định nghĩa được gắn với loại hình quản lý hoặc ở lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu cụ thể, song đều thống nhất ở bản chất của hoạt động quản lý. Đó là sự tác động một cách có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt mục tiêu mong muốn bằng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
Sơ đồ 1.2. Các thành tố trong quản lí.
* Quản lí giáo dục
Có rất nhiều khái niệm về “Quản lí giáo dục”, tuỳ thuộc vào mỗi tác giả nhìn chúng từ cấp độ nào:
Chủ thể
Phương pháp,qui trình
Đối tượng
Công cụ, kĩ thuật
Mục tiêu của tổ chức
Đối với cấp độ vĩ mô: “Quản lí giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí đến cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” (Nguyễn Kì, Bùi Trọng Tuân, 1984).
“Quản lí giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lí nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát,…một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.” (Trần Kiểm, 2016).
Cấp quản lí vĩ mô tương ứng với việc quản lí một hoặc một loạt đối tượng có quy mô lớn, bao quát toàn bộ hệ thống. Nhưng, trong hệ thống này lại có nhiều hệ thống con, và tương ứng với hệ thống con này, có một hoạt động quản lí , đó là quản lí vi mô – quản lí giáo dục trong phạm vi nhà trường có thể xem là đồng nghĩa với quản lí nhà trường. Như vậy, ở cấp độ vi mô: “Quản lí giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường." (Trần Kiểm, 2016).
Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm “Quản lí giáo dục” ở cấp độ vi mô và được nêu như sau: Quản lí giáo dục là sự tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của Hiệu trưởng lên hệ thống giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.
* Quản lí chất lượng giáo dục
Quản lí chất lượng giáo dục là quản lí các thành tố cơ bản tạo nên chất lượng giáo dục. Hoạt động quản lí lí tưởng nhất là quản lí chất lượng tổng thể (Total Quality Manegement - TQM).
Quản lí chất lượng tổng thể là chiến lược quản lí chất lượng tổng hợp, vừa dựa trên thành tựu tiêu chuẩn hóa, quy trình hóa quá trình quản lí của ISO 9000 nhằm đảm bảo chất lượng, vừa dựa trên thành tựu của các thuyết quản lí nhân văn; phát huy yếu tố con người và sự sáng tạo trong quá trình lao động. Đây là sự phát triển
cao nhất của khoa học quản lí chất lượng trên cơ sở coi trọng việc tạo ra nền văn hóa chất lượng, trong đó mục đích hoạt động của mọi thành viên trong tổ chức đều hướng về chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, đồng thời, mọi thành viên đều được lôi cuốn tham gia tích cực vào quá trình cải thiện chất lượng liên tục nhằm cung cấp cho xã hội những sản phẩm và dịch vụ với chất lượng cao. Cụ thể hơn TQM là:
- T (đồng bộ, toàn diện, tổng hợp): Với tất cả các công việc trong chu trình, mỗi người đều có vai trò nhất định với yêu cầu chất lượng cao. Yếu tố này coi trọng sự cam kết và tham gia của mọi thành viên trong việc bảo đảm chất lượng công việc.
- Q (chất lượng): Chất lượng quản lí quyết định chất lượng sản phẩm. Chất lượng được thể hiện qua ba khía cạnh: hiệu năng, độ tin cậy, an toàn; hiệu quả tương xứng với chi phí đầu tư; đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- M (quản lí): Quản lí có hiệu quả mọi giai đoạn của công việc trên cơ sở sử dụng vòng tròn quản lí P-C-D-A trong đó: P (Plan) - lập kế hoạch, D (Do) - tổ chức thực hiện, C (Check) – lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm soát, A (Action) – điều chỉnh. Có thể thấy mối quan hệ của các yếu tố đó trong sơ đồ sau (Hoàng Đức Minh, Nguyễn Thị Mỹ Trinh, 2018):
Sơ đồ 1.3. Vòng tròn quản lí P-D-C-A
* Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non
Từ phân tích khái niệm “Quản lí” và “Tự đánh giá trong KĐCLGD” ở trên, tác giả đưa ra khái niệm: Quản lí hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường mầm non là
Plan
Do
Check Act
sự tác động liên tục, có kế hoạch của nhà QL nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát…một cách có hiệu quả các hoạt động TĐG nhằm đáp ứng được các yêu cầu về đánh giá chất lượng đối với các trường MN và đề xuất các biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục MN.