Lí luận về hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 45)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN Lí HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ

1.3. Lí luận về hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non

1.3.1. Mục đích hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non

Căn cứ vào phụ lục 1 kèm theo công văn số 5942/BGDĐT-QLCL về quản lí chất lượng giáo dục đối với trường mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có hiệu lực từ ngày 28 tháng 12 năm 2018, mục đích hoạt động TĐG trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non được quy định như sau: TĐG nhằm xác định trường mầm non đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn; lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường; thông báo công khai với các cơ quan quản lí nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của nhà trường; để cơ quan quản lí nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường mầm non đạt kiểm định chất lượng giáo dục; vận động các nguồn lực cho giáo dục nhằm tạo điều kiện đảm bảo cho nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Hoạt động TĐG là khâu đầu tiên và là mắt xích quan trọng trong qui trình KĐCLGD.

Như vậy, mục đích chính của HĐTĐG ở các trường MN là:

Thứ nhất, TĐG nhằm giúp cơ sở giáo dục xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của cơ sở giáo dục, từ đó để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Thứ hai, trong công tác KĐCLGD, TĐG là khâu cơ bản nhấtcủa kiểm định chất lượng giáo dục. Mỗi cơ sở giáo dục thông qua yêu cầu của từng tiêu chuẩn, tiêu chí

mà chủ động, khách quan nhận định điểm mạnh, điểm yếu. Trên cơ sở đó để đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng sao cho mang tính khả thi.

Thứ ba, làm rõ thực trạng quy mô, chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao và xác định và so sánh theo tiêu chuẩn kiểm định nhà nước đã công bố xem đạt được đến mức nào. Cụ thể là đánh giá thực trạng các hoạt động tổ chức quản lý và các điều kiện đảm bảo chất lượng cho giáo dục: từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, nguồn kinh phí đến người học... xem đạt đến mức nào của các tiêu chuẩn đòi hỏi.

Thứ tư, xác định tầm nhìn, các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của cơ sở giáo dục và đề xuất kế hoạch, biện pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Kiến nghị với các cơ quan chức năng có trách nhiệm chỉ đạo và cung cấp các biện pháp hỗ trợ cho cơ sở giáo dục không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình.

1.3.2. Nội dung hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non

Nội dung TĐG tại trường MN hiện nay được qui về 5 tiêu chuẩn và được cụ thể hoá thành các tiêu chí phục vụ cho công tác KĐCLGD. Các trường MN sẽ căn cứ vào nội dung này thiết kế nội dung TĐG cho phù hợp với đặc thù tổ chức sư phạm và kinh tế - xã hội đặt ra cho trường. Theo thông tư 19/2018/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 22/08/2018 như sau:

Trường mầm non được tổ chức và quản lí phù hợp với quy định của Nhà nước, với các nguồn lực và điều kiện cơ sở vật chất của trường; có kế hoạch và các biện pháp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục theo tiêu chuẩn 1 qui định về việc

“Tổ chức và quản lí nhà trường” với các tiêu chí: (1) Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường; (2) Hội đồng trường và các hội đồng khác; (3) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường; (4) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng; (5) Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo; (6) Quản lí hành chính, tài chính và tài sản; (7) Quản lí cán bộ, giáo

viên và nhân viên; (8) Quản lí các hoạt động giáo dục; (9) Thực hiện qui chế dân chủ cơ sở; (10) Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học.

Về đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên của trường cần đáp ứng các yêu cầu về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và được đảm bảo các quyền lợi theo quy định tại tiêu chuẩn 2.

Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Trường mầm non cần đảm bảo các điều kiện về diện tích, khuôn viên và sân vườn; có đầy đủ các khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, khối phòng hành chính - quản trị và khối phòng tổ chức ăn, khu vệ sinh với hệ thống cấp thoát nước tốt; trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác để triển khai các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra.

Về quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Trường mầm non chủ động thiết lập và triển khai các hoạt động hợp tác giữa nhà trường, gia đình và xã hội cụ thể bằng việc thành lập Ban đại diện cha mẹ trẻ và thực hiện tốt công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường nhằm kêu gọi sự ủng hộ, hợp tác, quan tâm của các lực lượng ngoài nhà trường tham gia vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo đúng qui định của Nhà nước để thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục.

Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cần được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục và được tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ gắn với nhu cầu, năng lực trẻ mầm non và điều kiện nhà trường nhằm đạt kết quả giáo dục phù hợp theo quy định.

Dựa vào các tiêu chuẩn kiểm định và các quy định cụ thể về các chuẩn mực (tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số…) này, công tác tự đánh giá của trường mầm non cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

- Thành lập Hội đồng TĐG;

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho nhóm công tác và cá nhân;

- Lập kế hoạch TĐG;

- Xác định nội hàm, phân tích từng tiêu chí;

- Thu thập và xử lí các thông tin, tư liệu, số liệu thống kê theo yêu cầu của các minh chứng cần có cho các tiêu chuẩn và tiêu chí kiểm định đề ra;

- Phân loại, mã hoá các minh chứng thu được;

- Lập bảng danh mục và lưu trữ mã minh chứng;

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường theo từng tiêu chí;

- Lập kế hoạch cải tiến chất lượng theo từng tiêu chí;

- Hoàn thiện và công bố báo cáo TĐG trong nội bộ trường và cơ quan quản lí trực tiếp.

Tuy nhiên dựa vào kết quả nghiên cứu của Phạm Thành Nghị (Phạm Thành Nghị, 2013); Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đăng Quốc Bảo (Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đăng Quốc Bảo, 2011) về nội dung TĐG đối với nhà trường, tác giả nhận thấy để đảm bảo cho nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục cần thiết phải bổ sung các nội dung trong hoạt động TĐG sau: Đánh giá sứ mệnh, tầm nhìn; qui trình đảm bảo chất lượng và đánh giá sản phẩm hoạt động giáo dục (sản phẩm ở đây chính là chất lượng đầu ra của trẻ đạt được mục tiêu theo qui định của Bộ GD&ĐT).

1.3.3. Phương pháp thu thập minh chứng khi tổ chức hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non

Trong KĐCLGD, minh chứng được hiểu là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, băng đĩa, hiện vật đã và đang có của cơ sở giáo dục phù hợp với yêu cầu của các chỉ số trong từng tiêu chí. Minh chứng được thu thập từ các nguồn: hồ sơ lưu trữ của cơ sở giáo dục, các cơ quan có liên quan, khảo sát, điều tra, phỏng vấn và quan sát các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục,… để hỗ trợ và minh hoạ cho các nhận định trong báo cáo TĐG. Minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác.

Về các phương pháp thu thập minh chứng, do mỗi quốc gia, mỗi vùng, miền, trường học có những đặc điểm riêng biệt khác nhau nên sẽ có những phương pháp thu thập minh chứng khác nhau. Có lẽ vì điều này nên trong nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, cũng như hướng dẫn TĐG ở một số quốc gia trên thế giới không thấy đề cập nhiều về phương pháp thu thập minh chứng. Để thực hiện tốt hoạt động TĐG

trong KĐCL, các trường MN cần chú ý sử dụng một số phương pháp thu thập minh chứng sau: Nghiên cứu văn bản, hồ sơ trong TĐG; quan sát; điều tra bằng bảng hỏi;

phỏng vấn đối với đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên đã và đang công tác tại trường;

thống kê số liệu của các năm học; thảo luận nhóm trong TĐG; sử dụng chuyên gia.

(Trịnh Văn Biều, 2005) (Vũ Cao Đàm, 2012).

Trong các phương pháp thu thập minh chứng đã nêu thì phương pháp chuyên gia là rất cần thiết vì hầu hết đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường MN chưa am hiểu một cách rõ ràng, đầy đủ về phương pháp này. Hai phương pháp: Thống kê số liệu của các năm học và nghiên cứu sản phẩm là những phương pháp các cơ sở giáo dục có thể sử dụng một cách rộng rãi. Tuy vậy, số liệu các năm học qua việc thống kê nhiều khi không phản ánh đúng chất lượng của một nhà trường, hơn nữa các số liệu chỉ cho biết hiện tượng mà không cho biết nguyên nhân hay quá trình hoạt động giáo dục của nhà trường để tạo ra những sản phẩm đó như thế nào. Vì vậy việc sử dụng thêm các phương pháp thu thập minh chứng khác là rất cần thiết. Khi thực hiện hai phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn một số cán bộ, giáo viên đã và đang công tác tại trường cần tạo ra sự yên tâm, tin tưởng, không cảm thấy lo lắng… cho những người được hỏi, được phỏng vấn để họ tự nguyện, tự tin tham gia và có những câu trả lời đúng, chính xác nhất. Ngoài ra, trường MN có thể kết hợp thêm các phương pháp khác một cách hợp lí trong quá trình thu thập minh chứng vì như thế sẽ tăng độ tin cậy của các minh chứng thu thập được.

1.3.4. Qui trình tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non

* Qui trình KĐCLGD của Bộ GD&ĐT được triển khai thống nhất trong tất cả các cấp học, bậc học trong đó có giáo dục MN như sau: 1. Tự đánh giá; 2. Đánh giá ngoài; 3. Công nhận trường đạt chất lượng (Bộ Giáo dục đào tạo, 2018).

Như vậy, TĐG là khâu đầu tiên trong tổng thể các hoạt động KĐCL với qui trình TĐG gồm 7 bước do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam qui định tại Điều 23, Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường MN. Cụ thể như sau: (1) Thành lập hội đồng tự đánh giá, (2) Lập kế hoạch tự đánh giá, (3) Thu thập, xử lí và phân tích các minh

chứng, (4) Đánh giá các mức đạt được của từng tiêu chí, (5) Viết báo cáo tự đánh giá, (6) Công bố báo cáo tự đánh giá, (7) Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo TĐG.

Tuy nhiên theo Phạm Anh Tuấn (Phạm Anh Tuấn, 2015) thì qui trình TĐG do Bộ qui định so với qui trình TĐG của các nhà khoa học ở Slovakia như Alexander Bilick chưa đề cập đến việc xác định lí do cần TĐG, chuẩn bị TĐG, sử dụng kết quả TĐG để cải thiện chất lượng. Đây là những bước quan trọng để đảm bảo sự thành công trong việc TĐG của các cơ sở giáo dục. Do vậy, cần thiết phải xây dựng qui trình tự đánh giá trong trường MN theo cấp độ đảm bảo chất lượng và qui trình này, một mặt kế thừa qui trình do Bộ qui định vì các bước trong qui trình do Bộ qui định đều quan trọng, không thể thiếu trong qui trình tự đánh giá theo cấp độ đảm bảo chất lượng. Mặt khác một số bước quan trọng như bước chuẩn bị tự đánh giá với một số nội dung: Xác định các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức đối với hoạt động tự đánh giá trong nhà trường; tìm kiếm sự ủng hộ của cấp trên; xây dựng đội ngũ chuyên gia kĩ thuật; chuẩn bị nguồn lực; xây dựng động lực tự đánh giá hoặc bước thiết kế quá trình tự đánh giá hay nội dung đề xuất các biện pháp cải tiến chất lượng đối với những nội dung, mục tiêu chưa đạt so với chuẩn mực chất lượng cần được bổ sung vào quy trình tự đánh giá.

1.3.5. Kết quả và chu kì hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non

Kết quả tự đánh giá được công khai báo cáo với tập thể CB-GV-NV, phụ huynh học sinh (lực lượng bên trong nhà trường) và các cơ quan trực tiếp quản lí (lực lượng bên ngoài nhà trường). Đối với lực lượng bên trong nhà trường việc báo cáo kết quả tự đánh giá được thực hiện thông qua các cuộc họp toàn thể (toàn thể hội đồng giáo dục, toàn thể cha mẹ học sinh …); thông qua việc dán, niêm yết công khai ở bảng tin nhà trường hoặc trong thư viện nhà trường. Đối với lực lượng bên ngoài, nhà trường có thể gửi báo cáo theo đường công văn. Nhưng cách tốt nhất để công khai kết quả tự đánh giá tới cả hai lực lương đã nêu là thông báo

trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, đặc biệt là công khai báo cáo trên web của sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT hay website của nhà trường.

Chuyển kết quả tự đánh giá đến cơ quan có thẩm quyền là phòng GD&ĐT để đề nghị thẩm định, đánh giá ngoài. Nhà trường cần lưu trữ các ghi chép tự đánh giá, tài liệu tự đánh giá, bằng chứng có liên quan và kết quả tự đánh giá để những chu kì tự đánh giá sau đó có dữ liệu đối chứng.

Chu kì KĐCLGD trường MN là 5 năm, tính từ ngày kí quyết định cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục đào tạo, 2018). TĐG là một khâu trong KĐCLGD; là quá trình nhà trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Điều này thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Do vậy, TĐG cần phải được thực hiện liên tục theo kế hoạch, được giành nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các tổ chức và cá nhân trong nhà trường. TĐG đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai. Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các thông tin, minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy. Báo cáo tự đánh giá phải bao quát đầy đủ các tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhà trường.

1.3.6. Điều kiện tổ chức hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non

Điều kiện chung

- Trường mầm non thực hiện TĐG khi có đủ các điều kiện thành lập được qui định tại điều 8 và hoạt động giáo dục được qui định tại điều 24 của Điều lệ trường mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008)

- Trường mầm non phải có quyền tự chủ và phải tự chịu trách nhiệm xã hội về hoạt động TĐG của mình.

Trường MN cần có quyền tự chủ trong TĐG trên các lĩnh vực: tự chủ đưa ra tuyên bố sứ mệnh; tự chủ một phần trong việc: xác định mục tiêu chất lượng, quy

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)