Lí luận về quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 50)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN Lí HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ

1.4. Lí luận về quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non

1.4.1. Phân cấp quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non

Cấp Sở GD và ĐT

Xây dựng kế hoạch KĐCLGD trường THPT (bao gồm tự đánh giá và đánh giá ngoài), hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trường THPT thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ GD và ĐT.

Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị, cá nhân thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

Giám sát, chỉ đạo các trường THPT thuộc quyền quản lý thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

Cuối mỗi năm học, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ GD và ĐT số lượng cơ sở giáo dục hoàn thành báo cáo tự đánh giá, số lượng cơ sở giáo dục được chấp nhận đánh giá ngoài, kế hoạch đánh giá ngoài, kết quả đánh giá ngoài và các hoạt động liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra và giám sát.

Cấp trường mầm non

Nhà trường thực hiện tự đánh giá theo quy định của các cơ quan quản lý giáo dục; thực hiện các kế hoạch cải tiến chất lượng đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá, theo chỉ đạo của cơ quan quản lý trực tiếp và các khuyến nghị của đoàn đánh giá

ngoài; chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến hoạt động của cơ sở giáo dục, các điều kiện cần thiết khác để phục vụ công tác đánh giá ngoài; phản hồi ý kiến về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài đúng thời hạn; củng cố và phát huy kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, không ngừng nâng cao và cải tiến chất lượng giáo dục.

Hiệu trưởng giao trách nhiệm, quyền hạn cho Hội đồng TĐG chỉ đạo và triển khai thực hiện hoạt động TĐG và tư vấn cho hiệu trưởng biện pháp nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. Hội đồng TĐG có nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch TĐG; thu thập, xử lí và phân tích các minh chứng; viết báo cáo TĐG; bổ sung, hoàn thiện báo cáo TĐG khi cơ quan quản lí trực tiếp yêu cầu; công bố báo cáo TĐG; lưu trữ cơ sở dữ liệu về TĐG của nhà trường.

Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng TĐG có ít nhất 7 thành viên, trong đó gồm: (Bộ Giáo dục đào tạo, 2018)

Chủ tịch hội đồng là Hiệu trưởng nhà trường, điều hành các hoạt động của hội đồng, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; phê duyệt kế hoạch tự đánh giá;

thành lập nhóm thư ký và các nhóm công tác để triển khai hoạt động tự đánh giá; chỉ đạo quá trình thu thập, xử lý, phân tích minh chứng; hoàn thiện báo cáo tự đánh giá;

giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai tự đánh giá;

Phó chủ tịch hội đồng là Phó Hiệu trưởng nhà trường, thực hiện các nhiệm vụ do chủ tịch hội đồng phân công, điều hành hội đồng khi được chủ tịch hội đồng ủy quyền;

Thư ký hội đồng TĐG là thư kí Hội đồng trường hoặc tổ trưởng chuyên môn hoặc tổ trưởng văn phòng thực hiện công việc do chủ tịch hội đồng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao;

Các thành viên của hội đồng là tổ trưởng chuyên môn, nhân viên văn phòng, giáo viên có kinh nghiệm am hiểu các hoạt động nhà trường. Các thành viên được tổ chức thành các nhóm công tác có 2 đến 3 người phụ trách 1 đến 2 tiêu chuẩn phân công.

1.4.2. Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non

* Mục tiêu quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non

Quản lí hoạt động TĐG trường MN trong KĐCLGD được thực hiện thường xuyên theo từng năm học. Mục tiêu quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở

trường MN là triển khai hoạt động TĐG nhà trường một cách hiệu quả với các nguồn lực đã có. Thông qua TĐG, nhà trưrờng phân tích điểm mạnh, điểm yếu của mình theo yêu cầu của từng tiêu chuẩn, tiêu chí và đề ra kế hoạch hành động cải tiến chất lượng khả thi cho từng công việc cụ thể. Chính vì vậy, nhà trường đã có dịp rà soát toàn bộ hoạt động của chính bản thân cơ sở giáo dục một cách chi tiết, đầy đủ theo chuẩn mực và TĐG mình theo chuẩn xem thử trường mình đang ở đâu? Đạt mức nào? Làm sao để cải thiện những điểm yếu? Làm sao để phát huy điểm mạnh? Thông báo công khai với cơ quan QL nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục.

* Kế hoạch hóa hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non

Xây dựng kế hoạch là thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được những mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu những nguồn lực đã có và sẽ khai thác. Trong công tác quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non, việc xây dựng kế hoạch cũng không ngoài ý nghĩa đó. Xây dựng kế hoạch hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục là việc thực hiện các công việc cụ thể như sau:

- Tìm hiểu thực trạng chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường, từ đó chỉ ra những điều đã làm được và hạn chế cần khắc phục.

- Lấy ý kiến rộng rãi của các thành viên trong nhà trường về sứ mạng, tầm nhìn nhà trường.

- Thiết lập cụ thể các mục tiêu cần đạt được. Việc này giúp nhà quản lý có thể nhìn thấy tương lai, đi đúng hướng hơặc có thể phải điều chỉnh những quyết định trước nhằm bảo đảm hướng vào mục tiêu đã định.

- Xác định thời gian, mức kinh phí đầu tư, các nguồn lực cần thiết cho hoạt động TĐG trong KĐCLGD.

- Xác định các vị trí cần trang bị, sửa chữa, đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác TĐG.

- Dự kiến các minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chuẩn, tiêu chí.

- Xin chủ trương của các cấp lãnh đạo về việc chi hỗ trợ cho các cá nhân tham gia hoạt động TĐG trong KĐCLGD tại trường MN.

* Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non

Để giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, cần xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác. Có thể nói, việc xây dựng các vai trò, nhiệm vụ là chức năng tổ chức trong quản lý. Các kế hoạch có được thực hiện hiệu quả hay không là phụ thuộc vào năng lực tổ chức của nhà quản lý. Các công việc cụ thể trong chức năng tổ chức bao gồm:

- Phân công, giao nhiệm vụ cho từng thành viên Hội đồng TĐG phù hợp với năng lực và chuyên môn của từng cá nhân.

- Phổ biến các văn bản có liên quan đến hoạt động TĐG trong công tác KĐCLGD để các lực lượng tham gia biết và thông hiểu.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các thành viên Hội đồng TĐG trong thực hiện nhiệm vụ.

- Thành lập Hội đồng TĐG

- Xây dựng tinh thần trách nhiệm cho tập thể nhà trường trong việc thực hiện hoạt động TĐG trong KĐCLGD tại trường.

- Ban hành các qui định về việc chi hỗ trợ cho cá nhân tham gia hoạt động TĐG trong KĐCLGD tại trường.

* Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non

Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức. Chủ tịch hội đồng TĐG (Hiệu trưởng) phải điều khiển cho hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến các thành viên còn lại trong Hội đồng TĐG một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc đạt mục tiêu chung của hệ thống. Một số công việc cần thực hiện trong chức năng này bao gồm:

- Tập huấn nghiệp vụ TĐG, thu thập và xử lí minh chứng, viết phiếu đánh giá tiêu chí, hoàn thiện và công bố báo cáo tự đánh giá.

- Triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường MN

- Quán triệt chủ trương chính sách về TĐG trong KĐCLGD trường MN

- Khen thưởng tính chủ động, sáng tạo của các thành viên hội đồng tự đánh giá trong việc thực hiện hoạt động tự đánh giá.

- Động viên, khen thưởng kịp thời cá nhân và tập thể tham gia tốt hoạt động tự đánh giá.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên Hội đồng tự đánh giá thực hiện kế hoạch.

* Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non

Kiểm tra, giám sát là chức năng quan trọng của nhà QL. Chức năng này cần thực hiện xuyên suốt trong quá thực hiện kế hoạch hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non, nhằm thẩm định, xác định một hành vi, qui trình của cá nhân, tập thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ từ đó đề ra kế hoạch điều chỉnh quyết định nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lý đã đề ra.

Chủ tịch Hội đồng TĐG thể hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động TĐG trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non qua các công việc như:

- Xác định tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá hoạt động tự đánh giá của nhà trường theo từng nội dung hoạt động tự đánh giá;

- Theo dõi, giám sát các hoạt động theo kế hoạch;

- Đánh giá việc thực hiện hoạt động tự đánh giá trên cơ sở so sánh các tiêu chuẩn của hoạt động kiểm tra, giám sát đã được xác định;

- Kiểm tra, giám sát việc lưu trữ minh chứng;

- Sơ kết tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch tự đánh giá, rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh, khen thưởng phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)