Mối tương quan giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các chức năng quản lí

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 85)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân TPHCM

2.4.8. Mối tương quan giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các chức năng quản lí

- Tương quan về tính cần thiết của chức năng quản lí

Bảng 2.24. Tương quan Pearson về tính cần thiết của chức năng quản lí Tương quan Pearson về tính

cần thiết của chức năng quản lí

1 2 3 4

1.TH_Kế hoạch -

2.TH_Tổ chức ,349** -

3.TH_Chỉ đạo ,352** ,495** -

4.TH_Kiểm tra ,339** ,525** ,668** -

Ghi chú: TH=Thực hiện, KQ=Kết quả; **=Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 đuôi),

Theo bảng 2.24, kết quả tương quan được thể hiện như sau:

Thực hiện chức năng lập kế hoạch có mối tương quan thuận với thực hiện chức năng tổ chức (r= ,349, p<0,001), với thực hiện chức năng chỉ đạo (r= ,352, p<0,001), với thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá (r= ,339, p<0,001). Điều này có nghĩa là, thực hiện chức năng lập kế hoạch là cần thiết thì việc thực hiện những chức năng khác cũng cần thiết cho hiệu quả cho chức năng quản lí và ngược lại.

Thực hiện chức năng tổ chức có mối tương quan thuận với thực hiện chức năng chỉ đạo (r= ,495, p<0,001), với thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá (r= ,525, p<0,001). Điều này có nghĩa là, thực hiện chức năng tổ chức là cần thiết thì việc thực hiện những chức năng khác cũng cần thiết cho hiệu quả của chức năng quản lí và ngược lại.

Thực hiện chức năng chỉ đạo có tương quan thuận mạnh với thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá r= ,668, p<0,001). Điều này có nghĩa là thực hiện chức năng

chỉ đạo là cần thiết thì việc thực hiện những chức năng khác cũng cần thiết cho hiệu quả của chức năng quản lí và ngược lại.

- Tương quan giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các chức năng quản lí Bảng 2.25. Tương quan Pearson giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các chức năng quản lí

1 2 3 4 5 6 7

1.TH_Kế hoạch -

2.TH_Tổ chức ,349** -

3.TH_Chỉ đạo ,352** ,495** -

4.TH_Kiểm tra ,339** ,525** ,668** -

5.KQ_Kế hoạch ,279* ,611** ,646** ,559** -

6.KQ_Tổ chức ,248* ,680** ,505** ,554** ,581** -

7.KQ_Chỉ đạo ,328* ,552** ,778** ,701** ,664** ,556** - 8.KQ_Kiểm tra ,318* ,464** ,657** ,875** ,662** ,614** ,825**

Ghi chú: TH=Thực hiện, KQ=Kết quả; **=Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 đuôi), *=Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,05 (2 đuôi).

Theo bảng 2.25 kết quả tương quan được thể hiện như sau:

Mức độ thực hiện chức năng lập kế hoạch trong hoạt động tự đánh giá có tương quan thuận với kết quả thực hiện lập kế hoạch trong hoạt động tự đánh giá (r= ,279, p<0,005), với kết quả tổ chức thực hiện trong hoạt động tự đánh giá (r= ,248, p<0,005), với kết quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động tự đánh giá (r= ,328, p<0,005), với kết quả kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động tự đánh giá (r= ,318, p<0,005). Điều này có nghĩa là nếu thực hiện tốt chức năng lập kế hoạch trong hoạt động tự đánh giá thì cũng sẽ cho kết quả tốt đối với các chức năng quản lí khác.

Mức độ thực hiện chức năng tổ chức thực hiện trong hoạt động tự đánh giá có tương quan với kết quả thực hiện lập kế hoạch trong hoạt động tự đánh giá (r= ,611, p<0,001), với kết quả tổ chức thực hiện trong hoạt động tự đánh giá (r= ,680, p<0,001), với kết quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động tự đánh giá (r= ,552, p<0,001), với kết quả kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động tự đánh

giá (r= ,464, p<0,001). Trong đó thực hiện chức năng tổ chức thực hiện trong hoạt động tự đánh giá có tương quan thuận mạnh với quả thực hiện lập kế hoạch trong hoạt động tự đánh giá và kết quả tổ chức thực hiện trong hoạt động tự đánh giá, tương quan thuận trung bình với kết quả của các chức năng còn lại. Điều đó có nghĩa là, nếu thực hiện tốt chức chức năng tổ chức thực hiện trong hoạt động tự đánh giá thì sẽ cho kết quả tốt đối với các chức năng quản lí khác.

Mức độ thực hiện chức năng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động tự đánh giá có tương quan thuận với kết quả thực hiện lập kế hoạch trong hoạt động tự đánh giá (r= ,646, p<0,001), với kết quả tổ chức thực hiện trong hoạt động tự đánh giá (r=

,505, p<0,001), với kết quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động tự đánh giá (r=

,778, p<0,001), với kết quả kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch trong tự trong hoạt động tự đánh giá (r= ,657, p<0,001). Trong đó thực hiện chức năng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động tự đánh giá có tương quan thuận mạnh với kết quả thực hiện lập kế hoạch trong hoạt động tự đánh giá, kết quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động tự đánh giá và kết quả kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch trong tự trong hoạt động tự đánh giá, tương quan thuận trung bình với kết quả của chức năng còn lại. Điều đó có nghĩa là, nếu thực hiện tốt chức năng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động tự đánh giá thì sẽ cho kết quả tốt đối với các chức năng quản lí khác.

Mức độ thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch trong tự trong hoạt động tự đánh giá có tương quan thuận với kết quả thực hiện lập kế hoạch trong hoạt động tự đánh giá (r= ,559, p<0,001), với kết quả tổ chức thực hiện trong hoạt động tự đánh giá (r= ,554, p<0,001), với kết quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động tự đánh giá (r= ,701, p<0,001), với kết quả kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch trong tự trong hoạt động tự đánh giá (r= ,875, p<0,001). Trong đó thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch trong tự trong hoạt động tự đánh giá có tương quan thuận mạnh kết quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động tự đánh giá và kết quả kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch trong tự trong hoạt động tự đánh giá, tương quan thuận trung bình với kết quả của các chức năng còn lại. Điều đó có nghĩa là, nếu thực hiện tốt hức năng kiểm tra, giám sát việc thực

hiện kế hoạch trong tự trong hoạt động tự đánh giá thì sẽ cho kết quả tốt đối với các chức năng quản lí khác.

Tóm lại, từ kết quả khảo sát cho thấy CBQL và GV đánh giá cao mức độ thực hiện các chức năng quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD. Sự tương quan giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện hầu hết là tương quan thuận ở mức mạnh, do đó chức năng quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục có vai trò hết sức quan trọng đối với trường mầm non quận Bình Tân nói riêng và TP.HCM nói chung.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)