Thực trạng việc lựa chọn nội dung và thực hiện quy trình hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng ở trường mầm non quận Bình Tân

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 69)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ

2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân TPHCM

2.3.3. Thực trạng việc lựa chọn nội dung và thực hiện quy trình hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng ở trường mầm non quận Bình Tân

Những nội dung lựa chọn thực hiện hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng ở trường mầm non quận Bình Tân

Bảng 2.12. Những nội dung thực hiện TĐG trong KĐCLGD

Nội dung

Có thực hiện

Không thực hiện

SL % SL %

1.Thành lập Hội đồng TĐG 58 98,3 1 1,7

2.Phân công nhiệm vụ cụ thể cho nhóm công tác và cá nhân

57 96,6

2 3,4

3.Lập kế hoạch TĐG 58 98,3 1 1,7

4.Xác định nội hàm, phân tích từng tiêu chí 57 96,6 2 3,4 5.Thu thập và xử lí các minh chứng 59 100,0 0 00 6.Phân loại, mã hoá các minh chứng thu được 57 96,6 2 3,4 7.Lập bảng danh mục và lưu trữ mã minh chứng 58 98,3 1 1,7 8.Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường theo

từng tiêu chí

58 98,3

1 1,7 9.Lập kế hoạch cải tiến chất lượng theo từng tiêu chí 57 96,6 2 3,4 10.Hoàn thiện và công bố báo cáo TĐG trong nội bộ

trường và cơ quan quản lí trực tiếp

56 94,9

3 5,1

11.Đánh giá sứ mệnh, tầm nhìn 57 96,6 2 3,4

12.Đánh giá qui trình đảm bảo chất lượng 57 96,6 2 3,4 13.Đánh giá sản phẩm hoạt động giáo dục 57 96,6 2 3,4

Theo bảng 2.12 cho thấy, tất cả 13 nội dung công tác TĐG của trường mầm non thì có trên 96% cho rằng những nội dung này đã được trường thực hiện TĐG trong KĐCLGD. Trong đó có các nội dung như thu thập và xử lí các minh chứng 100% các trường thực hiện, bên cạnh việc Thành lập Hội đồng TĐG, Lập kế hoạch TĐG; Lập bảng danh mục và lưu trữ mã minh chứng; Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường theo từng tiêu chí có 98,3% các trường thực hiện. Có 96,6% các trường thực hiện việc đánh giá về sứ mệnh, tầm nhìn, qui trình đảm bảo chất lượng và đánh giá các sản phẩm hoạt động giáo dục. Từ những nội dung thực hiện TĐG có 96,6% các trường thực hiện việc Lập kế hoạch cải tiến chất lượng theo từng tiêu chí.

Quy trình thực hiện hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng ở trường mầm non quận Bình Tân

Bảng 2.13. Quy trình thực hiện tự đánh giá trong kiểm định chất lượng

thực hiện ĐTB ĐLC Nhà trường thực hiện TĐG theo qui trình do Bộ

GD&ĐT ban hành:

SL %

1.Thành lập Hội đồng TĐG 59 100,0 3,34 1,16

2.Lập kế hoạch TĐG 58 98,3 3,24 1,22

3.Thu thập, xử lí và phân tích các minh chứng 57 96,6 3,17 1,19 4.Đánh giá các mức đạt được của từng tiêu chí 58 98,3 3,24 1,19

5.Viết báo cáo tự đánh giá 57 96,6 3,24 1,19

6.Công bố báo cáo tự đánh giá 57 96,6 3,19 1,22

7.Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo

cáo TĐG 57 96,6 3,19 1,22

Nhà trường thực hiện TĐG theo qui trình được Bộ ban hành nhưng có bổ sung thêm một số bước như:

8.Xác định điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách

thức; 47 79,7 2,96 1,33

9.Tìm kiếm sự ủng hộ của lãnh đạo cấp trên; 47 79,7 3,00 1,32 10.Xây dựng đội ngũ chuyên gia kĩ thuật; 46 78,0 2,94 1,28

11.Chuẩn bị nguồn lực; 47 79,7 3,02 1,29

12.Xây dựng động lực TĐG trước khi thành lập hội

đồng TĐG 47 79,7 2,94 1,29

13.Đề xuất các biện pháp cải tiến chất lượng với những lĩnh vực (nội dung) chưa đạt chuẩn chất lượng sau khi TĐG.

48 81,4 2,81 1,33

Theo bảng 2.13 cho thấy, hầu hết các trường mầm non đều thực hiện TĐG theo đúng quy trình 7 bước mà BGD ban hành, trong đó 100% các trường đã thành lập hội đồng TĐG, có 98,3% các trường đã lập kế hoạch TĐG đánh giá các mức đạt được của từng tiêu chí. Cùng với đó là 96,6% các bước còn lại trong qui trình như:

Thu thập, xử lí và phân tích các minh chứng, Viết báo cáo tự đánh giá, Công bố báo cáo tự đánh giá, Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo TĐG. Các

bước này là rất cần thiết như nhận xét của cô N.T.T.H “Các bước thực hiện hoạt động TĐG sẽ giúp cho các thành viên tham gia hội đồng TĐG hình dung ra được nắm được quy trình thực hiện các nội dung và nhiệm vụ. Quy trình 7 bước mà BGD đưa ra phù hợp yêu cầu và thực tiễn của các trường”.

Ngoài việc thực hiện TĐG theo qui trình 7 bước của BGD, căn cứ vào thực tiễn yêu cầu, các trường mầm non trên địa bàn quận Bình Tân còn bổ sung và thực hiện thêm 6 bước, trong đó Đề xuất các biện pháp cải tiến chất lượng với những lĩnh vực (nội dung) chưa đạt chuẩn chất lượng sau khi TĐG có 81,4% các trường đã thực hiện việc này, đây là tín hiệu tích cực, bởi mục đích của hoạt động TĐG là hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, do đó việc cải tiến chất lượng các nội dung chưa đạt chuẩn chất lượng sau khi TĐG sẽ là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giáo dục, 5 bước còn lại đều được 79,7% số trường thực hiện.

Cùng với việc tìm hiểu về qui trình thực hiện, chúng tôi còn tiến hành tìm hiểu những đánh giá của GV, CBQL về mức độ hiệu quả của việc thực hiện các bước trong qui trình TĐG. Theo bảng 2.13 cho thấy, mức độ hiệu quả của việc thực hiện TĐG theo qui trình 7 bước của BGD, ngoại trừ bước thành lập hội đồng TĐG thực hiện ở mức “thường xuyên” ở các bước còn lại có ĐTB trải đều từ 3,17 đến 3,34 và tương ứng với mức “thỉnh thoảng” trong 4 mức đã được xác lập về mức độ thực hiện. Mức độ thực hiện của việc thực hiện 6 bước bổ sung có ĐTB trải đều từ 2,81 đến 3,02 tương ứng với mức “thỉnh thoảng”. Để làm tốt công tác TĐG có thể phục vụ tốt cho công tác nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non, thì mức độ thực hiện ở các bước TĐG cần được phải được cải thiện nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)