Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ
2.6. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng
2.6.1. Những thành tựu của hoạt động tự đánh giá
- Các trường MN đã thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính pháp lí của hoạt động tự đánh giá.
- Nhà trường đã có một số quyền tự chủ và thực hiện khá tốt những quyền tự chủ này trong việc tổ chức tự đánh giá, song trách nhiệm xã hội của nhà trường đối với hoạt động tự đánh giá chưa cao.
- Các trường đã triển khai hoạt động tự đánh giá. Tuy nhiên, hoạt động tự đánh giá mới đáp ứng được yêu cầu của kiểm định chất lượng theo kế hoạch của sở GD&ĐT; chưa đáp ứng yêu cầu tự đánh giá trong kiểm định chất lượng.
2.6.2. Những hạn chế, yếu kém của hoạt động tự đánh giá
- Các trường MN chưa xây dựng được động lực tự đánh giá; mục đích tự đánh giá chủ yếu để đối phó với hoạt động thanh tra, kiểm định chất lượng từ bên ngoài, chưa được xác định là cơ sở để điều chỉnh việc quản lý chất lượng bên trong kết hợp với kiểm định chất lượng.
- Các nhà trường đã phụ thuộc quá lớn vào các cơ quan quản lý cấp trên về kế hoạch tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, điều chỉnh hoạt động tự đánh giá.
- Đối với tự đánh giá cấp nhà trường: Việc lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện kế hoạch tự đánh giá chưa tốt. Cụ thể: Nhiều trường chưa xác định và triển khai tự đánh giá một số lĩnh vực quan trọng trong kiểm định chất lượng; Chưa thực hiện tốt
việc tổ chức nhân sự, phân bổ thời gian, xác định nguồn kinh phí thực hiện hoạt động tự đánh giá. Nguồn nhân lực tham gia hoạt động này thiếu tính “chuyên môn hóa”;
Nhiều lĩnh vực quan trọng cần được đánh giá để đảm bảo chất lượng cho nhà trường hoặc chưa được thực hiện hoặc đã thực hiện nhưng kết quả rất thấp; Báo cáo tự đánh giá chưa được chuẩn bị tốt nhất và kết quả tự đánh giá chưa được công khai kịp thời tới tất cả các đối tượng quan tâm tới chất lượng nhà trường.
2.6.3. Nguyên nhân của những tồn tại nói trên
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới các tồn tại nói trên. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản:
- Nguyên nhân khách quan: có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, tự đánh giá trong kiểm định chất lượng ở trường MN là một hoạt động khá mới đối với các trường MN. Do đó, các trường chưa chuẩn bị tốt cho việc tổ chức hoạt động tự đánh giá trên một số phương diện như: tạo động lực, chuẩn bị nhân lực, vật lực … Thứ hai, các trường MN chưa xác định hết và chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa những yếu tố ảnh hưởng không tích cực đến hoạt động tự đánh giá ở trường MN…
- Nguyên nhân chủ quan: Nhà trường chưa xây dựng được động lực cho hoạt động tự đánh giá và chưa đủ khả năng, năng lực tổ chức, thực hiện hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng…
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Đề tài được thực hiện theo một chu trình tổ chức chặt chẽ thể hiện ở các giai đoạn nghiên cứu thể hiện tính hệ thống và đảm bảo tiến trình nghiên cứu chặt chẽ, logic. Nghiên cứu được thực hiện theo chu trình tổ chức chặt chẽ với sự phối hợp của nhiều phương pháp khác nhau: phân tích tài liệu, các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo, điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn, phương pháp chuyên gia, phương pháp khảo nghiệm và phương pháp thống kê toán học.
Ở từng giai đoạn nghiên cứu, chúng tôi xác định và làm rõ nội dung, mục đích và cách thức thực hiện cụ thể cùng với việc đảm bảo yêu cầu và nguyên tắc thực hiện trong quy trình tiến hành nghiên cứu. Các số liệu được xử lý theo phương pháp định lượng và định tính nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu và kết luận đủ tin cậy, có giá trị về mặt khoa học. Đây là cơ sở để chúng tôi có thể thu nhận được kết quả nghiên cứu khách quan và mang tính khoa học cao.
Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục đã cho thấy trường mầm non tại quận Bình Tân TP.HCM đã thực hiện tốt công tác tổ chức hoạt động TĐG.
Kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục cho thấycác trường mầm non tại quận Bình Tân TP.HCM đã thực hiện tốt chức năng quản lý hoạt động TĐG như: chức năng lập kế hoạch trong hoạt động TĐG; tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động TĐG; chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động TĐG; chức năng kiểm tra, đánh giá trong hoạt động TĐG
Kết quả cũng cho thấy có sự tương quan thuận giữa việc thực hiện chức năng quản lí với kết quả của việc thực hiện chức năng này.