Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN Lí HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non
Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường MN là một công việc cần thiết. Có thể nhóm gộp các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TĐG thành hai nhóm, đó là:
1.5.1. Các yếu tố khách quan
Nghiên cứu về các yếu tố khách quan, ở luận văn này xin được giới hạn tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động tự đánh giá hay nói cách khác chỉ đề cập đến văn bản, quy định của Bộ và chỉ đạo của sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT; Tài chính, cơ sở vật chất cho công tác tổ chức hoạt động TĐG trong KĐCLGD.
* Hệ thống văn bản, qui định của các cấp về hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non
Hệ thống văn bản ngày càng hoàn thiện tạo cơ sở pháp lí cho hoạt động TĐG.
Để đáp ứng được với yêu cầu xã hội, từ năm 2011 cho tới nay, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện KĐCLGD trường MN phù hợp với từng thời điểm. Năm 2011, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 07/2011/TT- BGDĐT ngày 17/2/2011của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non; năm 2014 ban hành Thông tư 25/2014/TT- BGDĐT ngày 07/8/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá CLGD, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non (Thay thế Thông tư 07/2011/TT-BGDĐT); Năm 2018 Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non (thay thế Thông tư 25/2014/TT-BGDĐT) và nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết khác.
Với tư cách là cơ quan quản lí trực tiếp đối với các trường MN thì sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TĐG của các nhà trường. Nếu sự chỉ đạo sát sao quyết liệt thì hoạt động TĐG sẽ diễn ra nhanh, đúng thực chất. Ngược lại, hoạt động TĐG sẽ diễn ra chậm, hình thức, kết quả TĐG không đáng tin cậy.
*Chi cho hoạt động TĐG trong KĐCLGD
Bộ giáo dục và Đào tạo có qui định cụ thể việc chi cho việc thuê chuyên gia tư vấn (trong nước và ngoài nước) triển khai công tác tự đánh giá; Chi điều tra, thu thập thông tin, xử lý, phân tích kết quả thu thập thông tin, minh chứng, mã hóa minh chứng, viết báo cáo tự đánh giá và các tài liệu liên quan đến việc thực hiện hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục tại Điều 2 của Thông tư liên tịch Số: 125/2014/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27 tháng 8 năm 2014 về việc Hướng dẫn nội dung mức chi cho hoạt động KĐCLGD cơ sở GDMN, PT và Thường xuyên (Bộ giáo dục và Đào tạo, 2014) (Bộ Tài chính, Ngày 11 tháng 5 năm 2011). Tuy nhiên, chưa có văn bản nào qui định cụ thể về việc chi cho công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lí hoạt động TĐG cho các thành viên của Hội đồng TĐG chính vì thế công tác này đang được bỏ ngỏ và là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiệu quả QL TĐG chưa đạt yêu cầu đề ra.
* Tài chính, CSVC cho công tác tổ chức hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non
Nếu cơ sở vật chất, thiết bị thiếu thốn và tài chính không đáp ứng thì hoạt động TĐG hoặc không thực hiện được hoặc có thực hiện được thì kết quả cũng không cao.
Do đó, có thể nói cơ sở vật chất, kĩ thuật và tài chính là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tự đánh giá.
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
* Nhận thức của CBQL và tập thể nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động tự đánh giá
Sự quan tâm đến chất lượng nhà trường và nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của TĐG, về trách nhiệm thực hiện TĐG của bản thân. Sự quan tâm đến chất lượng, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, về trách nhiệm của bản thân cộng với việc lợi ích của cá nhân, của nhà trường được quan tâm đúng mức sẽ là động lực để đội ngũ cán bộ, giáo viên và các nhà trường tích cực tổ chức, thực hiện hoạt động tự đánh giá.
* Năng lực của thành viên tham gia hoạt động tự đánh giá
Dù đã xây dựng được động lực thực hiện TĐG trong đội ngũ cán bộ, giáo viên nhưng nếu năng lực tổ chức TĐG và năng lực thực hiện TĐG trong KĐCLGD của đội ngũ cán bộ, giáo viên yếu và thiếu thì hoạt động TĐG cũng không đạt kết quả như mong muốn.
Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của các thành viên tham gia hoạt động TĐG cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hoạt động TĐG tại các trường MN.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Phân tích những nghiên cứu các công trình nghiên cứu về quản lí chất lượng, KĐCLGD và TĐG chất lượng giáo dục phổ biến của các tác giả trên thế giới đều cho thấy tầm quan trọng của tự đánh giá trong quản lí chất lượng trường trung học; những vấn đề cần đánh giá trong trường học. Đồng thời đã có những luận bàn, trình bày, phân tích làm rõ về quá trình tự đánh giá, về một số quy định tự đánh giá trong trường trung học và chỉ ra được một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá; quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội đối với việc tự đánh giá ở trường trung học.
Tại Việt Nam, vấn đề TĐG trong KĐCLGD cũng được nghiên cứu trong những năm gần đây, trong đó tập trung làm rõ quan niệm về chất lượng và một số khái niệm khác có liên quan đến chất lượng như đánh giá, kiểm toán; kiểm định chất lượng giáo dục, cơ sở lí luận khoa học về đảm bảo chất lượng. Các nghiên cứu chủ yếu đề cấp tới TĐG trong trường đại học và đều cho rằng TĐG là một công việc quan trọng và thường xuyên nhằm xác định những cống hiến của các trường đại học đối với xã hội, từ đó có những điều chỉnh để thay đổi kịp thời. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng tập trung vào làm rõ hoạt động quản lí chất lượng và nâng cao chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục được xem là một giải pháp quản lí để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về TĐG trong KĐCLGD ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu tập trung vào làm rõ hoạt động TĐG trong trường đại học mà chưa có nhiều nghiên cứu đi làm rõ TĐG trong trường mầm non, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào đi vào làm rõ những vấn đề liên quan đến quản lí hoạt động TĐG trong KĐCLGD tại các trường mầm non quận Bình Tân, TP.HCM, mà chủ yếu là làm rõ những vấn đề như cơ sở lí luận, các mô hình và tiêu chí TĐG, cũng như các văn bản liên quan đến việc hướng dẫn TĐG.
Những phân tích trong đề tài về khái niệm quản lí, TĐG, KĐCLGD trường mầm non, TĐG trong KĐCLGD trường mầm non, quản lí hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường mầm non cùng với một số thuật ngữ liên quan đã chỉ ra những biểu hiện về quản lí hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường mầm non. Cụ thể: (1) hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường mầm non: qui trình TĐG trong KĐCLGD ở
trường mầm non; tổ chức các hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường mầm non (mục đích, nội dung, phương pháp, kết quả, điều kiện tổ chức TĐG); quản lí hoạt động TĐG, (2) quản lí hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường mầm non: phân cấp quản lí; chủ thể quản lí; quản lí hoạt động TĐG trong KĐCL ở trường mầm non (mục tiêu, kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện). Đồng thời đề tài cũng chỉ ra 4 mức độ về quản lí hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường mầm non.
Phân tích trong đề tài cũng chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí TĐG trong KĐCLGD ở trường mầm non bao gồm những yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Việc xác định những điều kiện tác động đến quản lí hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường mầm non có ý nghĩa rất quan trọng và là cơ sở khoa học đáng tin cậy cho việc đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường mầm non.