Lịch sử nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 24 - 29)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN Lí HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ

1.1. Tổng quan nghiên cứu

1.1.2. Lịch sử nghiên cứu trong nước

Các công trình nghiên cứu về quản lí chất lượng, KĐCLGD và TĐG chất lượng giáo dục tiêu biểu của các tác giả trong nước hiện nay, gồm:

Phạm Thành Nghị (Phạm Thành Nghị,2000, 2013); Phạm Sỹ Tiến (Phạm Sỹ Tiến, 2008) đưa ra quan niệm của mình về chất lượng và một số khái niệm khác có liên quan đến chất lượng như đánh giá, kiểm toán; kiểm định chất lượng giáo dục…

thông qua việc hệ thống hóa lại một số quan niệm trên thế giới.

Những cơ sở lí luận khoa học về đảm bảo chất lượng, về các cách tiếp cận đảm bảo chất lượng trên thế giới; về các mô hình, nguyên tắc, lĩnh vực quản lí chất lượng trong trường học đã được nhiều tác giả cung cấp như Nguyễn Đức Chính cùng các cộng sự (2002); Nguyễn Kim Dung (Nguyễn Kim Dung, 2008), Đặng Thành Hưng (Đặng Thành Hưng, 2004); Phạm Thành Nghị (Phạm Thành Nghị, 2000, 2013).

Trên cơ sở phân tích các vấn đề lí luận về quản lí chất lượng, hệ thống thông tin quản lí, Nguyễn Trung Kiên đã đưa ra các luận cứ khoa học để đề xuất hệ thống quản lí chất lượng cử nhân sư phạm trong Đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể và ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lí chất lượng đào tạo, theo đó đề xuất các giải pháp nhằm triển khai hệ thống quản lí chất lượng đã được đề xuất. Đề xuất các giải pháp triển khai vận hành hệ thống quản lí chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư phạm theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể và ứng dụng công nghệ thông tin trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực. Xây dựng và chuẩn hóa các quy trình quản lí chất lượng, xây dựng hệ thống tin học, hệ thống thông tin quản lí đồng bộ hỗ trợ hiệu quả công tác quản lí chất lượng. Luận án được nghiên cứu sẽ có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ quản lí ở trường đại học Giáo dục nói riêng và các trường đại học nói chung.

Đề xuất quy trình hóa, đề xuất triển khai tin học hóa các quy trình thủ tục góp phần

bảo đảm và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư phạm trong Đại học đa ngành đa lĩnh vực (Nguyễn Trung Kiên, 2014).

Nguyễn Lộc cho rằng các nước Châu Âu sử dụng hệ thống đánh giá chất lượng gồm hai yếu tố: yếu tố tác động và yếu tố kết quả với trọng số bằng nhau là 50%. Hai yếu tố này bao gồm chín thành phần cụ thể: lãnh đạo, quản lí, con người, chính sách và chiến lược, nguồn lực, quá trình, hài lòng của nhân viên, hài lòng của phụ huynh tác động xã hội và thành tích (Nguyễn Lộc, 2009).

Phạm Minh Hạc và cộng sự khẳng định giáo dục đương nhiên nằm trong hệ thống xã hội nên luôn tương tác, chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện phát triển kinh tế, xã hội trong nước: Quá trình hội nhập quốc tế; cơ chế thị trường, thu nhập dân cư; đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, truyền thống xã hội, và đương nhiên sự quan tâm của xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục đào tạo (Phạm Minh Hạc, 2002).

Nguyễn Văn Tuấn (Nguyễn Văn Tuấn, 2008), “Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục”, nghiên cứu của tác giả đã nêu ra các yếu tố đánh giá chất lượng giáo dục đại học của một số trường đại học trên thế giới. Với môi trường đại học, tác giả đưa ra chỉ tiêu đánh giá với các chữ số khác nhau, được thể hiện qua một số tiêu chí: tiêu chí theo công trình nghiên cứu; số sinh viên tốt nghiệp, cơ sở vật chất và chất lượng giáo viên; tỉ lệ cựu sinh viên đóng góp vào ngân quỹ nhà trường; chất lượng giáo dục; quy mô sinh viên, tài chính, thư viện học tập, tiêu chí điểm chuẩn học tập, tỉ lệ sinh viên và năng lực giáo viên.

Việc vận dụng mô hình AUN (Asean University Network) – QA ( Quality Assesment), sử dụng bộ tiêu chuẩn AUN-QA vào đánh giá cấp trường cấp chương trình cho các trường đại học ở Việt Nam đã được Nguyen Thanh Trong và Mai Thi Huyen Trang đưa ra một vài nhận định rằng chất lượng trong giáo dục đại học không đơn giản là khái niệm một chiều về chất lượng học thuật mà là một khái niệm đa chiều, là hệ thống quan điểm về nhu cầu và sự mong đợi của các bên liên quan. Nó bao quát tất cả các chức năng và hoạt động của việc đánh giá chất lượng đào tạo đại học: hoạt động giảng dạy và chương trình giáo dục, hoạt động nghiên cứu và học thuật, đội ngũ giảng viên, nhân viên, học viên,tòa nhà học tập, cơ sở vật chất, trang

thiết bị học tập, phục vụ cộng đồng và môi trường học thuật. Bên cạnh đó, việc tự đánh giá và đánh giá ngoài cũng là hoạt động chủ yếu cho việc đẩy mạnh chất lượng đào tạo đại học (Nguyen Thanh Trong và Mai Thi Huyen Trang, 2011).

Nguyễn Ngọc Khánh (Nguyễn Ngọc Khánh, 2017) trong đề tài kinh nghiệm quốc tế "Tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở Hoa Kỳ" đã nêu, để khẳng định chất lượng đào tạo, các trường đại học ở Hoa Kỳ đã xác định sứ mệnh, mục tiêu, loại hình, cách thức giảng dạy được xem như giá trị cốt lõi nhằm thích ứng với đòi hỏi của xã hội. Tự đánh giá là một công việc quan trọng và thường xuyên nhằm xác định những cống hiến của các trường đại học đối với xã hội Từ đó có những điều chỉnh để thay đổi kịp thời. Bên cạnh đó, kết quả đánh giá được sử dụng cho việc xếp hạng các trường đại học.

Nguyễn Đặng An Long (Nguyễn Đặng An Long, 2019) trong bài viết "Một số vấn đề về quản lí kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh" nêu: Ở Việt Nam, quản lí chất lượng và nâng cao chất lượng giáo dục đang là vấn đề được nhà nước và xã hội rất quan tâm. Trong đó, kiểm định chất lượng giáo dục được xem là một giải pháp quản lí để nâng cao chất lượng giáo dục và hiện nay, công tác quản lí kiểm định chất lượng giáo dục tại thành phố Hồ Chí Minh đã tạo bước chuyển biến về chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông. Bài viết góp phần làm rõ một số vấn đề về quản lí kiểm định chất lượng giáo dục các trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh.

Hoàng Mạnh Dũng (Hoàng Mạnh Dũng, 2002), luận án tiến sĩ kinh tế "Hoàn thiện hệ thống quản lí chất lượng đào tạo sau đại học tại Việt Nam", trong nghiên cứu này, tác giả chủ yếu đi sâu nghiên cứu thực trạng của hệ thống quản lí chất lượng trong các cơ sở đào tạo sau đại học ở Việt Nam: đề xuất quy trình triển khai có hiệu quả đối với hoạt động kiểm định - công nhận chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì. Tuy nhiên chất lượng đào tạo còn phụ thuộc vào phương pháp đào tạo, chuẩn hóa quy trình đào tạo nhu cầu người học và đặt vào điều kiện hội nhập trong giai đoạn hiện nay.

* Một số văn bản có liên quan đến luận văn:

Văn bản của Quốc hội, Chính phủ

Theo luật Giáo dục năm 2005, trong đó quy định “việc KĐCLGD được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả KĐCLGD được công bố công khai để xã hội biết và giám sát.” (Điều 17), và nhà trường có nhiệm vụ “tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự KĐCLGD của cơ quan có thẩm quyền KĐCLGD” (khoản 8 Điều 58). Đồng thời đến năm 2019 luật Giáo dục mới ra đời cũng tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác KĐCLGD bằng việc nêu ra các quy định về mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục (điều 110); Nội dung quản lí nhà nước về KĐCLGD (điều 111); tổ chức KĐCLGD (điều 112). Điều đó cho thấy, nhà nước rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục và TĐG trong KĐCLGD là cách thức hiện thực hóa mục tiêu này.

Cùng với những qui định thành luật về TĐG và KĐCLGD, Nghị định số 138/2013/NĐCP ngày 24/10/2013 của Chính phủ cũng qui định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định việc xử phạt từ 4 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với các vi phạm quy định về KĐCLGD như công bố kết quả đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục không đúng thực tế hoặc tự ý thành lập tổ KĐCLGD (Điều 26).

Văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Để triển khai công tác KĐCLGD theo các quy định của Quốc hội và Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng, quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục, quy định về tổ chức KĐCLGD trường mầm non như:

Trước hết là Thông tư số 07/2011/TTBGDĐT ngày 17/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non. Thông tư số 45/2011/TTBGDĐT ngày 11/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non. Tiếp đến là Thông tư số 25/2014/TTBGDĐT ngày 07/08/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường

mầm non. Cùng trong năm 2014, Bộ GD&ĐT ra Thông tư số 02/2014/TT- BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Nhằm hoàn thiện hơn các văn bản liên quan đến tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, năm 2018 BGD&ĐT ra Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD và ĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non. Thông tư này thay thế Thông tư số 25/2014/TT-Bộ GDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.

Từ thực tiễn trên cho thấy, Bộ GD&ĐT quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đối với cấp mầm non, thể hiện ở việc hoàn thiện các qui định về công tác TĐG và KĐCLGD. Kết quả của hoạt động TĐG vừa phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, vừa làm cơ sở cho công tác KĐCLGD phục vụ cho công tác nâng chuẩn của cơ sở giáo dục mầm non.

Ngoài các thông tư qui định về công tác TĐG và KĐCLGD, Bộ GD&ĐT còn ra các công văn hướng dẫn công tác này. Công văn số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 05 tháng 11 năm 2014 về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non. Cùng với đó là Công văn số 1988/ KTKĐCLGD ngày 02 tháng 12 năm 2014 của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục về việc hướng dẫn xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non. Đến năm 2018 Bộ GD&ĐT banh hành Công văn số 5942/BGDĐT- QLCL ngày 28 tháng 12 năm 2018 về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non. Các văn bản này làm cơ sở hướng dẫn cho công tác TĐG và KĐCLGD ở các trường mầm non.

Ngoài ra, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về tự đánh giá, đánh giá ngoài và sử dụng tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)