Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ
2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân TPHCM
2.3.5. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV trường mầm non về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội trong việc tổ chức TĐG
Nhận thức của CBQL và GV về quyền tự chủ trong việc tổ chức TĐG Bảng 2.15. Kết quả nhận thức của CBQL, GV, NV về quyền tự chủ trong việc tổ chức TĐG
Quyền tự chủ (QTC) Không có QTC
Tự chủ một phần
Tự chủ hoàn toàn SL (%) SL (%) SL (%) 1. Tự chủ trong xác định mục tiêu, qui
trình đảm bảo chất lượng 3 (5,1) 10 (16,9) 46 (78,0) 2, Tự chủ trong xác định nội dung
TĐG, lựa chọn phương pháp thu thập minh chứng
3 (5,1) 10 (16,9) 46 (78,0)
3. Tự chủ trong lãnh đạo, điều hành
TĐG 3 (5,1) 13 (22,0) 43 (72,9)
4. Tự chủ nguồn tài chính để tổ chức
TĐG 4 (6,8) 22 (37,3) 33 (55,9)
5. Tự chủ trong tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ CB, GV tham gia TĐG
3 (5,1) 13 (22,0) 43 (72,9)
Theo bảng 2.15 cho thấy có 78,0% CBQL và GV cho rằng việc “xác định mục tiêu, qui trình đảm bảo chất lượng và xác định nội dung TĐG”, “lựa chọn phương pháp thu thập minh chứng” cần được “tự chủ hoàn toàn”, có 72,9% cho rằng cần được “tự chủ hoàn toàn” trong lãnh đạo, điều hành TĐG và trong tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ CB, GV tham gia TĐG. Những yêu cầu này hết sức phù hợp, bởi việc lựa chọn mục tiêu đảm bảo chất lượng và phương pháp thu thập
minh chứng cần được xây dựng trên cơ sở đặc điểm tình hình của từng trường. Đồng thời, khi được tự chủ trong lãnh đạo, điều hành và tuyển chọn, sử dụng đội ngũ CB, GV sẽ tạo điều kiện cho việc chủ động và giao việc đúng người. Cô T.T.K.L cũng cho rằng “Khi được tự chủ trong việc lựa chọn qui trình, phương pháp thu thập minh chứng và lựa chọn đội ngũ CB, GV vào hội đồng TĐG sẽ giúp các trường chủ động hơn, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình của từng trường”.Trong khi đó, tự chủ về nguồn tài chính để tổ chức TĐG chỉ được 55,9% lựa chọn.
Nhận thức của CBQL, GV, NV trường mầm non về trách nhiệm xã hội trong việc tổ chức TĐG
Bảng 2.16. Kết quả nhận thức của CBQL, GV, NV về trách nhiệm xã hội trong việc tổ chức TĐG
Trách nhiệm xã hội
Không đúng
Không hẳn đúng
Đúng SL (%) SL (%) SL (%) 1. Tuyên bố sứ mệnh, mục tiêu chất lượng,
qui trình đảm bảo chất lượng, các điều kiện đảm bảo chất lượng được thông báo công khai đầy đủ cho các cơ quan quản lý, CMHS và xã hội
3 (5,1) 3 (5,1) 53 (89,8)
2. Phương pháp thu thập minh chứng, diễn biến quá trình tự đánh giá, kết quả tự đánh giá được thông tin kịp thời tới các thành viên trong nhà trường và các đối tượng quan tâm, các bên có liên quan đến chất lượng nhà trường để họ cùng tham gia giám sát hoặc đóng vai trò tư vấn cho nhà trường
3 (5,1) 7 (11,9) 49 (83,1)
3. Nhà trường công khai về tính hiệu quả, tính kinh tế của việc huy động, sử dụng các nguồn lực từ Nhà nước, từ xã hội so với kế hoạch mà nhà trường đề ra, đạt được khi tiến hành tự đánh giá
4 (6,8) 4 (6,8) 51 (86,4)
Theo bảng 2.16 cho thấy, có 89,8% cho rằng trách nhiệm xã hội trong việc tổ chức TĐG là Tuyên bố sứ mệnh, mục tiêu chất lượng, qui trình đảm bảo chất lượng, các điều kiện đảm bảo chất lượng được thông báo công khai đầy đủ cho các cơ quan quản lý, CMHS và xã hội đây là nhiệm vụ rất quan trọng của nhà trường, bởi việc giúp cho cơ quan quản lý, CMHS và xã hội hiểu được sứ mệnh, mục tiêu chất lượng và qui trình đảm bảo mục tiêu đó sẽ tạo ra sự an tâm đối với công tác giáo dục và định hướng phát triển của nhà trường. Có 86,4% cho rằng trách nhiệm xã hội trong việc tổ chức TĐG là để Nhà trường công khai về tính hiệu quả, tính kinh tế của việc huy động, sử dụng các nguồn lực từ Nhà nước, từ xã hội so với kế hoạch mà nhà trường đề ra, đạt được khi tiến hành tự đánh giá, việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ nhà nước và xã hội nhằm tạo ra nền tảng cho sự phát triển của nhà trường và tránh lãng phí là yêu cầu hết sức quan trọng mà Đảng, nhà nước luôn đề cao nhiệm vụ này, do đó TĐG sẽ làm cơ sở cho các trường điều chỉnh lại các kế hoạch đầu tư phát triển cho phù hợp hơn. Kết quả này phù hợp với ý kiến của cô N.T.T.H “Việc thực hiện hoạt động TĐG sẽ giúp các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường hiểu hơn về sứ mệnh, mục tiêu chất lượng giáo dục của nhà trường, đồng thời giúp xã hội hiểu hơn mục tiêu giáo dục của nhà trường”. Cùng với đó, có 83,1% nhìn nhận trách nhiệm xã hội trong việc TĐG là thông qua Phương pháp thu thập minh chứng, diễn biến quá trình tự đánh giá, kết quả tự đánh giá được thông tin kịp thời tới các thành viên trong nhà trường và các đối tượng quan tâm, các bên có liên quan đến chất lượng nhà trường để họ cùng tham gia giám sát hoặc đóng vai trò tư vấn cho nhà trường, trách nhiệm của nhà trường là phải giúp cho các thành viên trong nhà trường, các bên liên quan nắm được chất lượng và định hướng hoạt động của nhà trường để từ đó có thể nhận được sự tư vấn giám sát, hỗ trợ kịp thời từ các đối tượng này.