Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TỰ TIN, BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ EM
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số nghiên cứu về giáo dục sự tự tin trên thế giới
Vào thế kỉ XIX, nhà tâm lý học Albert Bandura trong thuyết nhận thức xã hội, tác giả đã cho rằng sự tự tin vào năng lực bản thân là niềm tin của một người về sự thành công trong những tình huống cụ thể hoặc hoàn thành một nhiệm vụ (theo Wikipedia).
Theo E. Erikson trong các giai đoạn phát triển tâm lí xã hội và các cuộc khủng hoảng của cá nhân (có 8 giai đoạn) ở giai đoạn 4: (6 - 12 tuổi) là tài năng hoặc thiếu tự tin, cảm giác thất bại. Theo tác giả “Trẻ phải làm chủ được những kĩ năng lí luận và xã hội quan trọng. Đây là thời kì đứa trẻ hay so sánh mình với bạn bè cùng tuổi. Nếu thực sự chăm chỉ, đứa trẻ sẽ có được những kĩ năng xã hội và lí luận để có thể cảm thấy tự tin vào bản thân. Nếu không đạt được những thứ này sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy mình thấp kém. Tác nhân xã hội có ý nghĩ là giáo viên và ạn cùng tuổi” (Nguyễn Đức Sơn, et al,…2015.
Tr 44). Ngoài ra, tác giả còn cho rằng “Khi trẻ tự thực hiện được các hành động cơ ản mà không cần có sự giúp đỡ củ người lớn thì chúng cảm thấy tự tin hơn” (Trương Thị Khánh Hà, 2015).
Glen Stenhouse cho rằng mối quan hệ giữa thành công với sự tự tin và tự trọng là mối quan hệ hai chiều. Khi cá nhân tích cực cho phép cá nhân đó tiếp cận sự việc một cách tự tin từ đó tăng cơ hội thành công và sau mỗi thành
công sẽ làm tăng sự tự tin, tự trọng của cá nhân đó (Glen Stenhouse, 1994).
Rob Yeung cho rằng “Tự tin không phải là đức tính bẩm sinh. Nó cũng không phải là nét tính cách suốt đời không đổi. Nói như vậy nghĩ là mọi người đều có khả năng trở thành người tự tin”. Ngoài ra theo tác giả thì tự tin là “Khả năng hành xử thích hợp và hiệu quả dù gặp phải bất kỳ tình huống khó khăn và trở ngại nào”. Ông cho rằng tự tin là hành động và khả năng kiểm soát, điều đó có nghĩa là bất cứ cá nhân nào đều có thể sợ hãi trước một sự việc nào sắp xảy đến trong đó người tự tin là người có khả năng kiểm soát và hành động còn người thiếu tự tin thì không kiểm soát được hành vi của mình. Đồng thời tác giả đã thiết lập được thang đánh giá lòng tự tin, thông qua đó mỗi cá nhân có thể tự đánh giá bản thân, thiết lập được mục tiêu trong các lĩnh vực mình tự tin và lĩnh vực mình không tự tin để có các kế hoạch và hành động thiết thực (Rob Yeung, 2009). Ngoài ra, tác giả cho rằng “Nếu bạn thiếu tự tin, hãy nhớ rằng những gì bạn đ ng cảm thấy chỉ là do tâm trí đánh lừa bạn thôi”. Do đó, trong các biện pháp, bài tập mà tác giả đưa ra để rèn luyện sự tự tin chủ yếu là các biện pháp thay đổi về suy nghĩ của chính cá nhân từ tiêu cực thành tích cực, thường xuyên tự động viên bằng những câu nói trong đầu như: “Cố lên nào”. “Mình “lì đòn” hơn mọi người nghĩ nhiều”. “Mình từng làm việc này rồi mà – Mình có thể làm được nó một lần nữa!”. Vậy ta có thể thấy các biện pháp của tác giả chủ yếu là biện pháp mang tính trị liệu về mặt tâm lý.
Nhóm tác giả Marjorie R.Simic, Melinda Mc Clain và Michael Shermis trong cuốn "The Confident Learn: Help your child succeed in school" cho rằng một đứa học trò đầy tự tin là một đứa trẻ biết đánh giá cao bản thân (Marjorie R.Simic, Melinda Mc Clain và Michael Shermis, 1992). Cùng quan điểm với nhóm tác giả trên, tác giả Bryan Robinson cho rằng “Nếu bạn là người tự tin, cái tôi tự tin sẽ nắm giữ vị thế chủ đạo. Bạn biết rõ bản thân trung thành với chính mình.
Bạn làm những việc bạn tin là đúng mà không cần qu n tâm đến qu n điểm
củ người khác. Bạn là nhà thám hiểm đầy sáng tạo, biết vượt qua những ranh giới thông thường mà vẫn biết rõ giới hạn của mình. Bạn là bậc thầy trong việc sử đổi bản thân, luôn học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ những sai lầm của mình, thay vì che dấu chúng. Khi đối mặt với những việc nằm ngoài khả năng của mình, bạn có thể tự tin nói: “Không” mà không cảm thấy xấu hổ. Khi đó, ạn có khuynh hướng sống từ nội tâm hướng ra bên ngoài”.
Ngoài ra, tác giả đưa ra 10 bí quyết để sống tự tin, theo ông đây cũng là 10 bí quyết sẽ làm thay đổi cuộc đời. 10 bí quyết đó bao gồm:
1. Phân tách: Tách biệt cái tôi tự tin ra khỏi bản ngã của mình.
2. Sử dụng năng lực tri giác: Giải phóng bản thân khỏi những ảo giác của quá khứ làm che lấp đi bản chất thật sự của bạn.
3. Lựa chọn: Ghi nhớ rằng bạn có quyền lựa chọn trong từng khoảnh khắc, bất kể hoàn cảnh có khó khăn đến mức nào.
4. Lạc quan: Nhìn nhận vấn đề một cách tích cực, ngay cả khi bạn đang ở trong hoàn cảnh nghiệt ngã nhất.
5. Tăng cường sức mạnh: Nghĩ về bản thân như một người tự chủ chứ không phải là một nạn nhân; và sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm với số phận của mình.
6. Ứng xử hài hòa: Nhượng bộ những việc nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn và tận dụng chúng theo cách tốt nhất.
7. Tƣ duy mở: Thực hành lối tư duy mở trước hoàn cảnh mới.
8. Nguyên lý khoảng chân không: Loại bỏ những điều bạn không muốn để tập trung vào những điều bạn thật sự mong muốn
9. Nguyên lý lực hút nam châm: Cuốn hút mọi người và mọi việc nhằm phản ánh sự tự tin của bạn về bản thân.
10. Nguyên lý chiếc Boomerang: Lòng tự tin được phản chiếu từ trong nội tâm sẽ quay trở lại với cuộc đời bạn, ở dạng này hay dạng khác. (Bryan Robinson, Ph. D, 2010).
Trong 10 bí quyết trên được tác giả đưa ra đều là bí quyết dành cho mỗi
cá nhân tự luyện tập và tự phát triển sự tự tin của mình.
Tác giả Jean Charier cũng khẳng định: “Tình trạng sức khoẻ cũng góp phần làm ảnh hưởng tới sự tự tin của mỗi con người trước khó khăn trong cuộc sống”. Thêm vào đó, chính ông đã trả lời câu hỏi “Tại sao bạn lại nhút nhát? Bởi vì bạn thiếu ý chí! Bởi vì bạn có tự ti, mặc cảm không tự biết đến khả năng của mình thực sự như thế nào và bởi vì bạn sợ” (Jean Charier, 1974).
Theo tác giả Lưu Lật, sự tự tin của trẻ phụ thuộc vào các khí chất của trẻ.
Theo tác giả khí chất của trẻ được chia làm 4 loại bao gồm: khí chất hoạt bát, ưu tư, điềm tĩnh, sôi nổi. Trong 4 loại khí chất đó thì trẻ ở khí chất hoạt bát là trẻ có sự tự tin tương đối cao còn thấp nhất đó là ở khí chất ưu tư. Dựa trên các đặc điểm cụ thể của từng thuộc tính mà giáo viên đưa ra các phương pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ một cách phù hợp (Lưu Lật, 2016).
Max A. Eggert. Brilliant cho rằng tự tin là “Cảm nhận và biết rằng mình có một trong những kỹ năng và năng lực cần thiết để quản lý những sự việc giữa cá nhân với nh u”. Ngoài ra tác giả còn đưa ra một số biểu hiện của sự tự tin bằng ngôn ngữ cơ thể như: Thở từ từ, thở đều, nhìn thẳng, cười, đứng thẳng, cằm hơi nâng lên, tay chân tự nhiên, nói chậm rãi, tự nhiên đều đặn (Max A. Eggert. Brilliant, 2012)
Tác giả Aikawa Atsushi và Igari Emiko người Nhật Bản đưa ra 42 bí quyết giúp trẻ tự tin và dũng cảm trong quan hệ bạn bè. Theo tác giả, để trẻ có thể tự tin và dũng cảm thì cần trang bị cho trẻ những kĩ năng xã hội cần thiết và cụ thể. Tác giả phân loại ra hai kiểu trẻ em là trẻ em khép mình và trẻ em dễ kích động. Với mỗi loại trẻ em sẽ có đặc điểm riêng từ đó đưa ra các biện pháp và kĩ năng xã hội tương ứng cần thiết để giáo dục cho mỗi loại trẻ cụ thể như sau “Đối với những trẻ trầm tính khép mình thì chúng cần được dạy các phương pháp th m gi vào nhóm và các kĩ thuật làm giảm đi sự căng thẳng.
Còn đối với kiểu trẻ dễ kích động thì chúng ta sẽ dạy cho các em phương pháp xác nhận lại tâm trạng củ đối phương, cũng như dạy cho các em phương pháp có hiệu quả hơn là sử dụng hành vi bạo lực” (Aikawa Atsushi, Igari Emiko, 2019).