Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TỰ TIN, BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ EM
3.5. Kết quả thử nghiệm
3.5.1. So sánh mức độ biểu hiện sự tự tin của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước thử nghiệm
Sau khi quan sát các hoạt động của trẻ qua hoạt động đóng kịch, vở kịch
“Mèo con đi học” ở hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm chúng tôi rút ra kết quả khảo sát sự tự tin của trẻ được thể hiện ở bảng 3.1a như sau:
Bảng 3.2a. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch “Mèo con đi học” tính theo tỉ lệ %.
Nhóm Số trẻ
Mức độ biểu hiện sự tự tin
Mức 3 Mức 2 Mức 1
Tỉ số % Tỉ số % Tỉ số %
ĐC 30 4 13,3 15 50 13 43
TN 30 3 10 17 56,7 10 33,3
Dựa trên kết quả bảng tổng hợp 3.2a cho thấy biểu hiện sự tự tin của trẻ qua hoạt động đóng kịch ở mức 3 trẻ có sự tự tin cao ở hai nhóm chỉ chênh lệch nhau 1 trẻ tương ứng với 3,3%. Mức 2: Trẻ có sự tự tin ở mức trung bình chênh lệch là 2 trẻ tương ứng 6,7% chênh lệch. Mức 1: Trẻ có sự tự tin ở mức thấp giữa hai nhóm chênh lệch nhau là 3 trẻ tương ứng 10,3%. Cụ thể hơn chúng ta có thể thấy ở biểu đồ sau:
0 10 20 30 40 50 60
Mức 3 Mức 2 Mức 1
ĐC TN
Biểu đồ 3.1a. Biểu đồ thể hiện sự tự tin của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm qua hoạt động đóng kịch “Mèo con đi học”
Dựa trên biểu đồ 3.1b, có thể thấy mức độ tự tin của trẻ khá thấp chủ yếu ở mức 1 và mức 2. Số lượng trẻ tự tin đạt ở mức 3 chỉ có 10% – 13%. Nhìn chung, Trẻ đầu năm học khá thiếu tự tin. Ngoài ra, sự chênh lệch mức độ thể hiện sự tự tin giữa nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm là không đáng kể.
Bước đầu cho thấy mức độ thể hiện sự tự tin giữa hai nhóm là tương đương nhau. Điều này sẽ làm cho kết quả nghiên cứu càng thêm độ tin cậy và mang tính thuyết phục.
Bảng 3.2b. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ ở nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng theo các tiêu chí.
Tiêu chí Nhóm
Mức độ %
ĐTB P
Mức 3 Mức 2 Mức 1
N % N % N %
TC1 TN 16 53,3 9 30 5 16,7 1,63
0,496
ĐC 15 50 10 33,3 5 16,7 1,53
TC2 TN 14 46,7 8 26,7 8 26,7 1,37
0,629
ĐC 14 46,7 7 23,3 9 30 1,3
TC3 TN 0 0 0 0 7 23,3 1,57
0,701
ĐC 2 6,7 0 0 8 26,7 1,57
TC4 TN 8 26,7 14 46,7 8 26,7 1,37
0,432
ĐC 7 23,3 15 50 8 26,7 1,3
TC5 TN 15 50 8 26,7 7 23,3 1,2
0,958
ĐC 15 50 7 23,3 8 26,7 1,1
Đối với 2 nhóm độc lập với nhau (nhóm TN và nhóm ĐC) chúng tôi dùng phương pháp kiểm định sự khác biệt: Indpendent sample T – test)
Trong đó chúng tôi quy ước N = 30, ĐTB: điểm trung bình, P: kiểm nghiệm độ tin cậy T – Test)
P < 5%: Kết luận giữa 2 nhóm có sự khác biệt
P > 5%: Kết luận giữa 2 nhóm không có sự khác biệt (2 nhóm tương đồng)
Kết quả bảng 3.2b cho thấy, tỉ lệ mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ ở lớp ĐC và lớp trước TN có điểm trung bình cụ thể như sau:
Tiêu chí 1: Thái độ của trẻ khi tham gia HĐĐK. Điểm trung bình của nhóm thử nghiệm là 1,63 nhóm đối chứng là 1,53 chênh lệch P = 0,496 > α = 0,05 vậy ở tiêu chí này hai nhóm tương đối đồng đều.
Tiêu chí 2: Khả năng giao tiếp và thể hiện trước đám đông. ĐTB của nhóm TN là 1,37, nhóm ĐC là 1,3, điểm chênh lệch P = 0,629 > α = 0,05 vậy ở tiêu chí này hai nhóm tương đối đồng đều.
Tiêu chí 3: Tính quyết đoán và khả năng bày tỏ ý kiến của mình. ĐTB của nhóm TN bằng nhóm ĐC là 1,57 điểm chênh lệch P = 0,701 > α = 0,05 vậy ở tiêu chí này hai nhóm tương đối đồng đều.
Tiêu chí 4: Khả năng biểu cảm và thể hiện cảm xúc.ĐTB của nhóm TN là 1,37, nhóm ĐC là 1,3, điểm chênh lệch P = 0,07 > α = 0,05 vậy ở tiêu chí này hai nhóm tương đối đồng đều.
Tiêu chí 5: Khả năng đánh giá và tự đánh giá. ĐTB của nhóm TN là 1,2 nhóm ĐC là 1,1 điểm chênh lệch P = 0,958 > α = 0,05 vậy ở tiêu chí này hai nhóm tương đối đồng đều.
Kết quả ở 5 tiêu chí cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa nhóm ĐC và nhóm TN điều này thể hiện việc tiến hành thử nghiệm là có căn cứ phù hợp.
Kết quả so sánh này có thể thấy rõ qua biểu đồ sau:
0 0.5 1 1.5 2
TC1 TC2 TC3 TC4 TC5
ĐC TN
Biểu đồ 3.1b. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ ở nhóm ĐC và nhóm TN trước thử nghiệm theo tiêu chí
Nhìn chung, việc nghiên cứu cho thấy nhóm ĐC và nhóm TN bước đầu cho thấy hai nhóm tương đương nhau về biểu hiện sự tự tin ở mức độ và qua các tiêu chí. Do đó, kết quả nghiên cứu sau thử nghiệm sẽ đáng tin cậy và có sức thuyết phục.