Tiến trình khảo sát

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non tại quận tân phú (Trang 59 - 62)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TỰ TIN, BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ EM

2.3. Phương pháp tìm hiểu thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non tại quận Tân Phú

2.3.5. Tiến trình khảo sát

Phát phiếu thăm dò lần 1

Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát sơ bộ bằng cách phát phiếu mở cho một số GVMN đang dạy ở lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi những nội dung có liên quan đến biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ qua hoạt

động đóng kịch. Từ đó thu thập những thông tin cần thiết làm định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức của đề tài.

Xây dựng phiếu hỏi lần 2

Dựa trên cơ sở lý luận và thông tin tổng hợp từ phiếu khảo sát lần 1, người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi dành cho mẫu khách thể được mô tả như sau:

Bảng hỏi gồm 3 phần chính:

Phần 1: Tìm hiểu thông tin của giáo viên

Phần 2: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về các nội dung:

Sự tự tin là gì? Biện pháp giáo dục sự tự tin qua hoạt động đóng kịch.

Phần 3: Tìm hiểu thực trạng việc giáo viên sử dụng một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non với các nội dung như tần xuất thực hiện, hiệu quả sau khi thực hiện biện pháp. Những khó khăn, thuận lợi và đề xuất giải pháp của giáo viên.

Phát phiếu khảo sát lần 2

Phát bảng hỏi để điều tra chính thức. Tổng số phiếu dành cho GVMN phát đi là 36 thu về là 36, có 0 phiếu không hợp lệ, số phiếu hợp lệ là 36.

Tổng số phiếu dành cho CBQL phát đi là 12, thu về là 12, hợp lệ là 12, số phiếu không hợp lệ là 0. Những phiếu hợp lệ được sử dụng để nhập liệu và lấy số liệu thống kê để phân tích, cho ra kết quả nghiên cứu.

Phân tích kế hoạch

Chúng tôi nghiên cứu sản phẩm của GVMN phụ trách lớp 5 – 6 tuổi dựa trên kế hoạch giáo dục bằng phần mềm Mindijet, trong đó chúng tôi thu thập 18 cây Mindijet của 18 lớp học và tiến hành phân tích, tìm hiểu về biện pháp GDSTT cho trẻ qua hoạt động đóng kịch.

Sau khi tiến hành thu thập và nghiên cứu chúng tôi nhận thấy những cây Mindijet ở các lớp trong một trường là tương đối giống nhau điều này cho

thấy giáo viên ở cùng khối tuổi và cùng trường có sự trao đổi, thống nhất về chuyên môn. Tuy nhiên, khi nghiên cứu đến biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch thì chúng tôi nhận thấy số lượng hoạt động đóng kịch được tổ chức cho trẻ tương đối ít chỉ có 2/18 kế hoạch giáo dục có thể hiện. Mục tiêu giáo dục sự tự tin cho trẻ chỉ xuất hiện ở kế hoạch giáo dục năm còn trong kế hoạch tháng và kế hoạch ngày thì không thấy giáo viên đề cập. Như vậy, chúng ta có thể thấy đa số GVMN chưa thực sự chú trọng đến vai trò của việc giáo dục sự tự tin cho trẻ cũng như sử dụng các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ. Mặt khác điều này cũng cho thấy việc CBQL quản lý giáo viên xây dựng và thực hiện kế hoạch cũng như biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ còn nhiều lỏng lẻo và bất cập. Do đó CBQL cần đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục của giáo viên. Giáo viên cũng cần học hỏi, trau dồi kiến thức về liên quan đến sự tự tin, biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non.

Quan sát dự giờ tại lớp

Tham gia dự giờ tại các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi của các trường mầm non:

Tên trường mầm non Số lớp Số tiết dự giờ

Hoa Anh Đào 4 3

Hoa Hồng 4 3

Rạng Đông 7 3

Quỳnh Anh 3 3

Viết biên bản quan sát các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch mà giáo viên sử dụng và mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ.

Trong quá trình liên hệ và lên kế hoạch quan sát, được sự đồng ý của CBQL chúng tôi liên hệ với các lớp học để dự giờ. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ

tham gia quan sát trực tiếp được 2/3 hoạt động đóng kịch ở mỗi trường, 2 video, hình ảnh hoạt động đóng kịch gởi về cho chúng tôi. Khi tìm hiểu nguyên do thì giáo viên cho biết đầu năm học trẻ còn yếu, hội thi giáo viên giỏi gần kề nên việc tổ chức hoạt động đóng kịch cho trẻ gặp nhiều khó khăn nên không thực hiện.

Thông qua việc quan sát các hoạt động đóng kịch chúng tôi rút ra được một số nhận định như sau: Thứ nhất: Về công tác chuẩn bị, giáo viên thường tự chuẩn bị và tận dụng lại những mũ nón nhân vật đã làm từ nhiều năm trước, đồ dùng đa số nghèo nàn, thiếu thẩm mỹ. Trong lúc chuẩn bị đồ dùng đa số là cô tự làm chưa có sự phân công cho trẻ. Thứ 2: Biện pháp giáo viên sử dụng chủ yếu là khuyến khích động viên. Các biện pháp khác như giao việc, phối hợp với cha mẹ trẻ, … chưa được giáo viên khai thác. Giáo viên chỉ tổ chức hoạt động trong nội vi lớp học và không mời cha mẹ trẻ cùng tham gia hoạt động. Thứ 3: Việc phân chia vai diễn chưa mang tính đồng đều, những trẻ giỏi ngôn ngữ phát triển tốt thường hay được lên diễn các trẻ còn lại chỉ được ngồi dưới làm khán giả.

Phỏng vấn giáo viên, CBQL về biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ

Dựa trên sự đồng ý của CBQL và GVMN cùng những thông tin được ghi lại trên phiếu hỏi, chúng tôi liên hệ và tiến hành phỏng vấn 4 CBQL và 5 GVMN phụ trách lớp 5 – 6 tuổi về một số nội dung liên quan đến biện pháp giáo dục sự tự tin từ đó làm rõ hơn các vấn đề đã được nghiên cứu từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non tại quận tân phú (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)