Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TỰ TIN, BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ EM
3.4. Tổ chức thử nghiệm một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động đóng kịch
3.4.2. Tiến hành thử nghiệm một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch
Sau khi tìm hiểu thực trạng chúng tôi giới thiệu với CBQL và GVMN ở lớp Lá 2 trường Mầm non Quỳnh Anh về tầm quan trọng của việc xây dựng biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch. Được sự đồng ý của CBQL nhà trường và GVMN ở lớp Lá 2 chúng tôi bắt đầu tiến hành thử nghiệm.
Tổ chức tập huấn: Dưới sự hỗ trợ của CBQL trường MN Quỳnh Anh, chúng tôi tổ chức tập huấn cho GVMN dưới sự chứng kiến và quan sát của Ban Giám hiệu nhà trường. Chúng tôi tiến hành tập huấn 2 buổi với các nội dung: Nhận thức về tầm quan trọng, nội dung các biện pháp giáo dục sự tự tin qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non. Cách tổ chức hoạt động đóng kịch, lễ hội trong lớp học. Xây dựng kế hoạch giáo dục.
Diễn biến quá trình tập huấn (Phụ lục)
Sau khi tổ chức tập huấn chúng tôi tiến hành tổ chức một số hoạt động đóng kịch để thử nghiệm một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi như sau:
a. Bé vui hội Trăng Rằm (Kịch: Sự tích Thằng Cuội)
Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức: Trẻ thuộc nội dung câu chuyện, nói được một số câu thoại, biết vị trí thứ tự vai diễn của mình.
Kĩ năng: Trẻ tự tin thể hiện vai diễn, diễn được một số động tác và thể hiện được cảm xúc của nhân vật.
Thái độ: Trẻ vui vẻ, mạnh dạn tham gia hoạt động.
Chuẩn bị
Cho trẻ làm quen với câu chuyện, phân công nhiệm vụ (phụ lục 8a), chuẩn bị trang phục luyện tập.
Gởi thư mời (Phụ lục 8b).
Sân khấu, nhạc kịch đã lồng tiếng, trang phục của các nhân vật, âm thanh, ghế ngồi, nhạc, quà trung thu cho trẻ phá cỗ.
Kịch bản chương trình (Phụ lục 8c), kịch bản câu chuyện “Chú cuội”
(Phụ lục 8d)
Thông qua CBQL nhà trường.
Tiến hành
Diễn biến (Phụ lục 8e).
Chú cuội và Chị hằng tuyên bố lí do, giới thiệu tiết mục.
Nhóm 1: Trẻ lên biểu diễn kịch “Sự tích Thằng cuội”.
Nhóm 2: Trẻ lên biểu diễn kịch “Sự tích Thằng cuội”.
Trẻ hát “Đêm trung thu”.
Kết thúc: Phá cỗ trung thu, trẻ lên lấy quà bánh mà trẻ thích.
Tổng kết
Trẻ chia sẻ những kinh nghiệm của trẻ trong buổi lễ hội.
GVMN: Các con thấy buổi biểu diễn của chúng ta như thế nào? Có điều gì làm các con hài lòng nhất?
Lam, Hào, Bội Thy: Vui lắm, con rất thích, con thích nhất chú cuội diễn rất hay, chú cuội rất thương người.
Hân, Ngọc, Tú Uyên, Tuệ Nhi: Con thích vai cô gái của bạn Hương đóng, bạn Hương rất xinh đẹp và dễ thương. Con thấy bạn Quang quên là ông già phải ho rồi chống gậy đi vào nên bạn Hương đã nhắc bạn Quang.
GVCN: Các con thấy các con đã diễn như thế nào? Nếu được làm lại các con sẽ làm gì?
Hào: Con đóng được rồi nhưng lúc đầu con hơi run, không dám nhìn xuống nhưng khi thấy Bác của con quay phim và cười thì con hết run luôn.
Quang: Con sợ quá nên quên mất phải ho và đi vào, nên con sẽ cố gắng tập luyện và bớt run hơn để không quên vai diễn của mình
Quốc Đạt: Con hơi sợ nhưng có ba tới, ba của con nói con lên đi có ba ở dưới nên con không sợ nữa.
Tú: Hôm sau con sẽ lên biểu diễn cho Mẹ của con xem và không sợ nữa, vì hôm đó mẹ về và mẹ buồn. Con không thích mẹ buồn!
Trẻ tổng kết lại những bài học kinh nghiệm mà mình đã học được. Tập kĩ hơn vai diễn của mình, lắng nghe nhạc và lời thoại để di chuyển đúng vị trí.
Về nhà tự tập nhiều hơn trước gương, sẽ làm tốt để cho ba mẹ xem.
Trẻ vận dụng vào những chương trình lần sau. Con chủ động nhận vai diễn và cùng ba mẹ tập nhiều hơn ở nhà, lên sân khấu khi con run con sẽ bấm nhẹ ngón tay để không bị run nữa.
b. Trái tim yêu thương (Kịch: Sự tích Cây Vú Sữa)
Kiến thức: Trẻ thuộc nội dung câu chuyện, nói được các câu thoại, biết vị trí thứ tự vai diễn của mình.
Kĩ năng: Trẻ tự tin thể hiện vai diễn, diễn được một số động tác và thể hiện được cảm xúc của nhân vật. Trẻ tự tin đứng trước đám đông diễn kịch, làm người dẫn chương trình.
Thái độ: Trẻ vui vẻ, mạnh dạn tham gia hoạt động.
Chuẩn bị
Cho trẻ làm quen với câu chuyện, phân công nhiệm vụ (phụ lục 9a),
chuẩn bị trang phục luyện tập.
Gởi thư mời (Phụ lục 9b).
Sân khấu, nhạc kịch đã lồng tiếng, trang phục của các nhân vật, âm thanh, ghế ngồi, nhạc, bong bóng.
Kịch bản chương trình (Phụ lục 9c), kịch bản câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” (Phụ lục 9d)
Thông qua CBQL nhà trường.
Tiến hành
Diễn biến (Phụ lục 9e)
Giáo viên giới thiệu khách mời, tuyên bố lý do, giới thiệu người dẫn chương trình là trẻ.
Người dẫn chương trình giới thiệu tiết mục và nhóm biểu diễn kịch “Sự tích cây vú sữa”.
Nhóm 1 lên biểu diễn.
Nhóm 2 lên biểu diễn.
Trò chơi: Chuyền bóng bằng bụng.
Tổng kết
Trẻ chia sẻ những kinh nghiệm của trẻ trong buổi lễ hội.
GVMN: Các con thấy buổi biểu diễn của chúng ta như thế nào? Có điều gì làm các con hài lòng nhất?
Hương, Tuệ Nhi, Tú Uyên: Con thấy rất vui! Con thích nhất là vai cậu bé. Bạn Hào đã diễn rất tốt, con xem mà con muốn khóc luôn.
Tú, Thuận, Huy, Tường, Uyên Nhi: Con thích vai người mẹ lúc người mẹ bị xỉu và chết con thấy thương mẹ lắm, con sẽ không làm cho mẹ buồn nữa. Bạn Lam diễn lúc đi tìm con giống như là thật vậy.
Tú: Con thích lên diễn kịch trên sân khấu cho mẹ xem rồi quay phim đưa về cho ba với anh hai của con xem.
Lam, Ngân, Vi, Trung, Lâm: Con thích biểu diễn, khi con biểu diễn
xong, con thấy mẹ ở dưới vỗ tay và cười con thích lắm.
GVCN: Các con thấy các con đã diễn như thế nào? Nếu được làm lại các con sẽ làm gì?
Lam: Lúc xỉu xong đứng lên con đứng nhanh quá làm lộ ra, nên lần sau con sẽ làm cẩn thận hơn.
Phúc, Tuệ Nhi: Lúc dê con chạy ra ngoài gặp mẹ, dê con quên mất lời thoại nên được diễn lại con sẽ nói đúng lời thoại, rồi nhắc bạn cùng nói.
Trẻ tổng kết lại những bài học kinh nghiệm mà mình đã học được. Chú ý tập luyện nhiều hơn, lúc lên sân khấu tập trung vào vai diễn, không nói chuyện riêng. Khi làm sai kịch bản không khóc mà bình tĩnh thực hiện vai diễn tiếp theo.
Trẻ vận dụng vào những chương trình lần sau. Nếu bạn lỡ nói lời thoại của mình rồi thì mình sẽ bình tĩnh nói lời thoại và diễn cảnh tiếp theo. Tập luyện nhiều hơn để làm đúng vai diễn của mình.
c. Kịch “Dê con vâng lời mẹ”
Kiến thức: Trẻ thuộc nội dung câu chuyện, nói được các câu thoại, biết vị trí thứ tự vai diễn của mình.
Kĩ năng: Trẻ tự tin thể hiện vai diễn, diễn được một số động tác và thể hiện được cảm xúc của nhân vật.
Thái độ: Trẻ vui vẻ, mạnh dạn tham gia hoạt động
Chuẩn bị
Cho trẻ làm quen với câu chuyện, phân công nhiệm vụ (phụ lục 10a), chuẩn bị trang phục luyện tập.
Gởi thư mời (Phụ lục 10b).
Sân khấu, nhạc kịch đã lồng tiếng, trang phục của các nhân vật, âm thanh, ghế ngồi, nhạc, bong bóng.
Kịch bản chương trình (Phụ lục 10c), kịch bản câu chuyện “Dê con vâng
lời mẹ” (Phụ lục 10d)
Tiến hành
Diễn biến (Phụ lục 10e)
Trẻ làm người dẫn chương trình lên giới thiệu chương trình, giới thiệu tiết mục.
Nhóm 1 lên biểu diễn kịch “Dê con vâng lời mẹ”
Nhóm 2 lên biểu diễn “Dê con vâng lời mẹ”
Kết thúc: Nhảy Baby shark
Tổng kết
Trẻ chia sẻ những kinh nghiệm của trẻ
Duy Khang, Bội Thy, Tú Uyên: Lên sân khấu không được nói chuyện, đùa giỡn, mình lên sân khấu là phải nghiêm túc, tập trung để không bị quên.
Trang, Minh Khang, Tú, Duy Khang: lúc diễn xong vai của mình, mình phải đứng sát vào cánh gà để lấy chỗ cho các bạn vào biểu diễn
Vân Anh, Toàn, Trung, Quang Đạt: Sau khi biểu diễn xong, lúc ngồi ở dưới phải trật tự, chú ý xem bạn biểu diễn không gây ồn ào.
Trẻ tổng kết lại những bài học kinh nghiệm mà mình đã học được.
Không đùa giỡn, nói chuyện khi còn ở trên sân khấu. Lúc ngồi làm khán giả phải ngồi ngay ngắn không nói chuyện ồn ào làm mất trật tự sẽ bị trừ điểm thi đua. Lúc diễn xong đứng gọn vào nhường chỗ cho các bạn ra diễn.
Trẻ vận dụng kinh nghiệm vào thực tiễn.
Khi đi xem phim, coi biểu diễn văn nghệ cần phải giữ trật tự, không nói chuyện ồn ào làm phiền người khác.
Đánh giá trẻ sau tiến hành thử nghiệm: Dựa trên tiêu chí đánh giá, thang điểm đánh giá và quá trình quan sát trẻ chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ qua hoạt động đóng kịch. Từ đó xét xem mức độ hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi