Tổ chức hoạt động đóng kịch theo tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non tại quận tân phú (Trang 41 - 45)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TỰ TIN, BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ EM

1.4. Tổ chức hoạt động đóng kịch theo tác phẩm văn học

Theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì “Học bằng chơi là quan trọng” (Hoàng Thị Dinh et al, 2017) do đó mặc dù tổ chức hoạt động đóng kịch là một hoạt động học nhưng vẫn dưới dạng là trò chơi. Mặt khác trong các tài liệu hướng dẫn đa số tiếp cận hoạt động đóng kịch như là một trò chơi.

a. Hướng dẫn thực hiện

Dựa trên cuốn Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm

non mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi. Hoạt động đóng kịch cho trẻ trong trường mầm non được hướng dẫn thực hiện như sau:

Lựa chọn tác phẩm văn học và kịch bản

“Một số vấn đề cần lưu ý khi lựa chọn tác phẩm văn học để chuyển thể sang kịch bản cũng như kịch bản có sẵn cho trẻ 5 – 6 tuổi:

- Nội dung truyện cần phải mạch lạc, dễ hiểu phù hợp với tâm lý trẻ.

- Lời thoại của các nhân vật rõ ràng, dễ hiểu gần với cuộc sống hằng ngày của trẻ. Ngôn ngữ sử dụng trong trò chơi đóng kịch cho trẻ 5 – 6 tuổi phong phú, giàu hình ảnh, mang nhiều sắc thái hơn với các lứa tuổi trước.

- Hành động nhân vật đa dạng, kịch tính hơn để trẻ có thể tạo diễn xuất theo tính cách nhân vật tạo cho trẻ hứng thú thể hiện đặc điểm của nhân vật.

- Kịch bản dành cho trẻ 5 – 6 tuổi có thể dài hơn so với kịch bản dành cho các lứa tuổi trước. Số lượng nhân vật tham gia trong một vở kịch cũng nhiều hơn” (Lê Thu Hương, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thị Ánh Tuyết, 2019).

Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học và kịch bản

- “Trò chuyện với trẻ về tác phẩm, giúp trẻ cảm nhận tác phẩm, nắm được cốt truyện, tên, hành động của nhân vật, các tình tiết của truyện, biết đánh giá và nhận xét hành động nhân vật. Đọc kịch bản cho trẻ nghe, giúp trẻ nhớ được trình tự và nội dung của vở kịch; nhớ được lời thoại; phân biệt sắc thái, giọng điệu, lời nói của các nhân vật khác nhau; có hành động kịch phù hợp với từng nhân vật, qua đó khắc họa rõ thêm tính cách của nhân vật. Lựa chọn các bài hát, điệu múa phù hợp với kịch bản và cho trẻ làm quen dần với những bài hát điệu múa đó” (Lê Thu Hương, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thị Ánh Tuyết, 2019).

Phân vai và luyện tập

- Phân vai: “Trẻ tự thỏa thuận vai diễn của mình trong lúc xây dựng kịch bản và tập luyện. Giáo viên chú ý khơi gợi giúp trẻ luân chuyển vai diễn.

Không nên để một trẻ luôn đóng một vai cố định, nhất là các v i đóng nhân vật có tính cách và hành động xấu.” (Lê Thu Hương, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thị Ánh Tuyết, 2019).

- Luyện tập: Giáo viên giúp trẻ ghi nhớ ngôn ngữ của nhân vật theo kịch bản bằng cách đọc cho trẻ nghe lại toàn bộ kịch bản, rồi cho trẻ đồng thanh nói lại lời thoại của các nhân vật theo kịch bản, cuối cùng cho trẻ nhắc lại lời thoại vai diễn đã được phân theo trình tự của vở kịch. Cho trẻ đổi vai thoại cho nhau, điều này giúp trẻ nhớ được trình tự vở diễn, trẻ có thể đóng được các vai diễn khác nhau. Gợi ý cho trẻ thể hiện vai diễn bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hành động kịch sao cho phù hợp với nhân vật, phù hợp với diễn biến của vở kịch. Khuyến khích trẻ thể hiện trí tưởng tượng cũng như sáng tạo của mình về vai diễn. Tạo điều kiện cho trẻ quan sát và nhận xét lẫn nhau trong việc nhập vai. Trong quá trình luyện tập, giáo viên theo dõi, nhận xét, bổ sung kịp thời những gì trẻ chưa thực hiện được và có thể làm mẫu cho trẻ xem (nếu cần). Ngoài ra giáo viên cũng có thể nhờ các trẻ giỏi hơn làm mẫu trước cho các trẻ khác xem.

Giáo viên có thể cho trẻ luyện tập đóng kịch bằng trò chơi với con rối.

Giáo viên hướng dẫn trẻ cách điều khiển các con rối s o cho các động tác phù hợp với các tình huống của vở kịch cũng như tính cách, tuổi tác của nhân vật. Đối với trẻ 5 – 6 tuổi, có thể cho trẻ thực hiện các thao tác và kịch bản dài hơn, phức tạp hơn, đòi hỏi sự khéo léo hơn so với trẻ lứa tuổi trước” (Lê Thu Hương, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thị Ánh Tuyết, 2019).

Sân khấu và hóa trang

- Sân khấu cho trẻ đóng kịch: Có thể sử dụng khoảng trống nhỏ trong lớp học hoặc ngoài sân, trang trí bằng phông, tranh ảnh hay những thứ có sẵn như bàn ghế, đồ chơi, rèm cửa, chậu hoa, chậu cảnh… phù hợp với nội dung vở kịch. Giáo viên và trẻ cùng chuẩn bị công việc này. Giáo viên giúp trẻ chuẩn bị những việc khó (phông, màn, …) trẻ cùng tham gia chuẩn bị. Khi trẻ chơi biểu diễn ở các góc hoặc trong các hoạt động buổi chiều trẻ có thể tự chuẩn bị sân khấu, vật dụng. Trong những buổi biểu diễn của ngày lễ hội, sân khấu được thiết kế công phu hơn, phù hợp với không khí ngày lễ.

- Đạo cụ là những đồ vật để chỉ rõ một không gian xác định mà vở kịch xảy ra như bàn, ghế, đồ dùng,…được nhân vật trong vở kịch sử dụng. Hóa trang: Tùy thuộc vào hình thức tổ chức cũng như điều kiện của trường, lớp mà có nhiều mức độ và cách hóa trang khác nhau cho trẻ tham gia đóng kịch (có thể hóa trang trên mặt, hóa trang trên đầu, hóa trang quần áo,…) (Lê Thu Hương, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thị Ánh Tuyết, 2019).

Biểu diễn

- Từng nhóm trẻ được thể hiện vai diễn của mình qua các màn biểu diễn. Trẻ tự thể hiện vai mình đóng một cách linh hoạt. Trẻ thuộc lời thoại của vai diễn; nhớ được trình tự vở diễn; biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ của nhân vật; thể hiện được cảm xúc của vai diễn. thể hiện được kịch tính của vở diễn.

- Các nhóm cần được lần lượt biểu diễn. Một vở kịch có thể được diễn trong 1 lần hoặc nhiều lần tùy theo hứng thú của trẻ và đối tượng khán giả.

- Sau mỗi buổi biểu diễn, nên tổ chức trao đổi với trẻ để đưa ra những nhận xét và rút ra những kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn.

- Thỉnh thoảng có thể cho trẻ ôn lại những vở kịch đã chơi trong năm.

- Có thể tổ chức cho trẻ biểu diễn với các em ở lớp bé và nhỡ. Một vở kịch có nhiều vai diễn ở các độ tuổi khác nhau sẽ tạo cho trẻ thêm hứng thú, giúp trẻ nhận vai một cách phù hợp và biết phối hợp hành động chơi một cách nhịp nhàng hơn (Lê Thu Hương, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thị Ánh Tuyết, 2019).

b. Tổ chức thực hiện

Hoạt động đóng kịch bao gồm 03 nội dung: mục đích, yêu cầu, các bước tiến hành cụ thể như sau:

Mục đích

- Giúp trẻ hiểu sâu sắc nội dung tác phẩm.

- Kích thích sự phát triển của các quá trình tâm lí như cảm xúc, tư duy, ngôn ngữ; trẻ có điều kiện được bộc lộ sự sáng tạo của mình. Trẻ tự tin thể hiện bản thân, thể hiện vai diễn của mình.

Yêu cầu

- Chuẩn bị kịch bản tốt

- Nên đưa thêm âm nhạc hoặc những động tác múa,… vào kịch bản cho sinh động, gây sự hấp dẫn đối với trẻ.

- Trẻ được biết tác phẩm và làm quen với kịch bản một cách nhuần nhuyễn trước khi vào hoạt động.

- Trẻ được xem hoặc cùng làm đồ dùng trực quan với cô trước khi (diễn)

Các bước tiến hành

* Hoạt động 1: Đưa trẻ vào tiết học

* Hoạt động 2: Tiến hành

- Bước 1: Giới thiệu tác phẩm, tác giả.

- Bước 2: Giáo viên kể hoặc tóm tắt tác phẩm.

- Bước 3: Đàm thoại giúp trẻ hiểu tác phẩm. Sau đó, cô phân vai cho từng nhóm trẻ (khuyến khích trẻ tự nhận vai, với điều kiện số cháu ở các vai đồng đều nhau).

Đàm thoại, giảng giải về vai diễn cho từng nhóm trẻ.

Cho các nhóm trẻ kết hợp giữa ngôn ngữ và hành động của nhân vật.

- Bước 4: Dạy trẻ đóng kịch

Giáo viên bài trí sân khấu một cách đơn giản. Có thể cho các cháu cùng làm, vừa làm cô vừa giải thích về cách bài trí đó.

Cô cho các cháu khá lên diễn trước, cô là người dẫn chuyện và nhắc vở. Sau mỗi tốp biểu diễn, cô cho cả lớp nhận xét, rồi mới để tốp khác lên tiếp tục.

* Hoạt động 3: Kết thúc

- Cô nhận xét chung sau tiết học, khen ngợi, động viên các cháu.

- Cô chuyển hoạt động một cách tự nhiên, thoải mái, gắn với nội dung, chủ đề, chủ điểm của bài(Lã Thị Bắc Lý, Lê Thị Ánh Tuyết, 2008).

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non tại quận tân phú (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)