Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TỰ TIN, BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ EM
3.5. Kết quả thử nghiệm
3.5.2. So sánh mức độ biểu hiện sự tự tin của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm sau thử nghiệm
Sau khi tiến hành theo kế hoạch 09 tuần thử nghiệm một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch. Phân công cho giáo viên trong lớp quan sát và đánh giá chúng tôi thu được kết quả mức độ biểu hiện tự tin của trẻ ở nhóm ĐC và TN như sau:
Bảng 3.3. Mức độ biểu hiện sự tự tin của nhóm TN và nhóm ĐC sau thử nghiệm.
Nhóm Số trẻ
Mức độ biểu hiện sự tự tin
Mức 3 Mức 2 Mức 1
Tỉ số % Tỉ số % Tỉ số %
ĐC 30 6 20 19 63,3 5 16,7
TN 30 11 36,7 19 63,3 0 0
Dựa theo bảng 3.2, bước đầu ta thấy trẻ đã có sự tiến bộ vượt bậc sau 9 tuần thử nghiệm. Trẻ có sự tự tin đạt ở mức 3 đã tăng cao vượt bậc đạt tỉ lệ 36,7%, ở nhóm đối chứng là 20%. Trẻ có sự tự tin ở mức trung bình đạt 63,3%, ở nhóm đối chứng là 70%. Trẻ có mức tự tin thấp là 0%, ở nhóm đối chứng là 10%. Để có thể phân tích rõ hơn chúng ta có biểu đồ về mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ sau thử nghiệm như sau:
0 10 20 30 40 50 60 70
Mức 3 Mức 2 Mức 1
ĐC TN
Biểu đồ 3.2. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ trong nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm sau thử nghiệm.
Theo biểu đồ trên ta có thể thấy sự chênh lệch rõ ràng ở nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm đặc biệt là mức độ tự tin của trẻ ở mức 1 đã có sự chênh lệch rõ ràng: nhóm đối chứng còn 16,7% trẻ có mức tự tin thấp còn nhóm thực nghiệm thì trẻ tự tin thấp là không có. Ở mức 2, nhóm các trẻ có mức tự tin trung bình thì hai nhóm bằng nhau là 63,3%. Các trẻ có mức tự tin cao cũng có sự thay đổi rõ rệt. Trẻ tự tin cao ở nhóm thực nghiệm là 36,7%, nhóm đối chứng là 20% như vậy chênh nhau là 16,7%. Như vậy chúng ta thấy sau quá trình thử nghiệm thì hai nhóm ĐC và TN đều có sự thay đổi, tỉ lệ trẻ tự tin và trẻ rất tự tin ở nhóm TN đã tăng cao hơn hẳn so với nhóm ĐC. Điều này sẽ được làm rõ hơn ở Bảng tổng hợp và biểu đồ kết quả biểu hiện sự tự tin của trẻ ở hai nhóm trước và sau thử nghiệm.
Bảng 3.4. Kết quả tổng hợp biểu hiện tự tin của trẻ ở hai nhóm trước và sau quá trình thử nghiệm.
Thời
gian Nhóm Số trẻ
Mức độ biểu hiện sự tự tin
Mức 3 Mức 2 Mức 1
Tỉ số % Tỉ số % Tỉ số %
Sau TN ĐC 30 6 20 19 63,3 5 16,7
TN 30 11 36,7 19 63,3 0 0
Trước TN
ĐC 30 4 13,3 15 50 13 43
TN 30 3 10 17 56,7 10 33,3
0 10 20 30 40 50 60 70
Mức 3 Mức 2 Mức 1
ĐC sau TN TN sau TN ĐC trước TN TN trước TN
Biểu đồ 3.3. So sánh mức độ biểu hiện sự tự tin của hai nhóm trước và sau thử nghiệm
Thông qua bảng tổng hợp và biểu đồ chúng ta có thể thấy mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ có thay đổi ở cả hai nhóm sau khi tiến hành thử nghiệm.
Đặc biệt là nhóm thử nghiệm, tỉ lệ trẻ tự tin và trẻ có mức tự tin cao đã có sự gia tăng lên rất nhiều cụ thể như sau:
Trẻ có mức độ tự tin thấp ở cả hai nhóm đều có sự giảm mạnh. Đặc biệt là ở nhóm thử nghiệm đã giảm từ 33% xuống còn 0%, nhóm đối chứng giảm từ 43% xuống 16,7%. Như vậy, việc áp dụng những biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ đã có kết quả khả quan. Trẻ đã tăng sự tự tin của mình lên rất nhiều và giảm hẳn biểu hiện tự ti. Trẻ mạnh dạn đảm nhận vai diễn, vui vẻ luyện tập với các bạn, trẻ mạnh dạn lên sân khấu biểu diễn mà không còn sợ hãi trốn ở phía dưới như trước.
Tỉ lệ trẻ có mức độ tự tin trung bình cũng có sự gia tăng đây là sự thay đổi từ các trẻ có mức tự tin thấp chuyển qua tự tin và tự tin cao. Đây cũng là một kết quả khả quan của quá trình thử nghiệm. Đặc biết trong nhóm thử nghiệm đã có một lượng lớn các trẻ ở mức tự tin thấp đã tự tin hơn làm cho nhóm tỉ lệ các trẻ tự tin tăng lên từ 56,7% lên 63,3%.
Mức độ biểu hiện tự tin cao của trẻ cũng tăng lên đáng kể sau khi tiến hành thử nghiệm đối với trước khi thử nghiệm. Tỉ lệ trẻ tự tin cao ở nhóm thử
nghiệm đã vượt cao hơn hẳn so với nhóm trước khi thử nghiệm, vượt hẳn so với nhóm đối chứng sau thử nghiệm tới 16,7%. Đây là tín hiệu vui vì quá trình thử nghiệm đã đạt được thành công nhất định. Tuy nhiên, Trẻ đã tự tin như thế nào và biểu hiện cụ thể ra sao thì chúng ta cần tìm hiểu kĩ hơn về biểu hiện sự tự tin của trẻ ở các nhóm dựa trên các tiêu chí. Vấn đề này sẽ được làm rõ ở phần sau.
Bảng 3.5. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ ở nhóm đối chứng và thử nghiệm sau khi tiến hành thử nghiệm
Tiêu chí Nhóm
Mức độ %
ĐTB P
MĐ 1 MĐ 2 MĐ 3
N % N % N %
TC1 TN 0 0 19 63,3 11 16,7 2,7
0,00
ĐC 3 10 21 70 5 16,7 1,77
TC2 TN 0 0 20 66,7 12 26,7 2,73
0,00
ĐC 4 13,3 19 63,3 6 20 1,83
TC3 TN 0 0 19 63,3 9 23,3 2,73
0,00
ĐC 5 16,7 19 63,3 7 26,7 1,83
TC4 TN 0 0 17 56,7 13 26,7 2,6
0,00
ĐC 4 13,3 20 66,7 6 20 1,73
TC5 TN 1 3,3 23 76,7 8 23,3 2,93
0,00
ĐC 6 20 19 63,3 6 20 1,8
Kết quả bảng 3.4 cho thấy, tỉ lệ mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ ở lớp ĐC và lớp trước TN có sự khác nhau rõ rệt. Dựa trên điểm trung bình và dùng kiểm nghiệm T – test để so sánh tiêu chí giữa hai lớp ĐC và TN cụ thể như sau:
Tiêu chí 1: Thái độ của trẻ khi tham gia HĐĐK. Sau thử nghiệm nhóm thử nghiệm có ĐTB = 2,7 trong khi nhóm ĐC là 1,77. Mặt khác giá trị P =
0,00 < α = 0,05 kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê. Theo quan sát cho thấy đa số trẻ có thái độ tích cực, hăng hái tham gia hoạt động đóng kịch tại lớp. Khi trao đổi với cha mẹ trẻ thì nhận được phản ánh là “Tối nào bé cũng bắt mẹ diễn kịch với bé, mẹ mà nói khác đi một tí là bé kêu sai rồi”. Sau khi diễn kịch trẻ rất hào hứng chờ để được video quay lúc mình diễn trông như thế nào.
Tiêu chí 2: Khả năng giao tiếp và thể hiện trước đám đông. Sau thử nghiệm nhóm thử nghiệm có ĐTB = 2,7 trong khi nhóm ĐC là 1,77. Mặt khác giá trị P = 0,00 < α = 0,05 kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê. Theo quan sát cho thấy trẻ đi học có sự cởi mở, lúc đến lớp trẻ tìm bạn để nói chuyện, không còn ngồi buồn ở một góc. Trẻ dễ dàng bắt chuyện với bạn trong các hoạt động. Trẻ tự tin giơ tay phát biểu ý kiến và nói quan điểm của mình trước các bạn trong nhóm. Một số trẻ trở nên rất tự tin và mạnh dạn nhận vai người dẫn chương trình, người dẫn chuyện, đảm nhận những vai diễn lớn và khó hơn.
Tiêu chí 3: Tính quyết đoán và khả năng bày tỏ ý kiến của mình. Sau thử nghiệm nhóm thử nghiệm có ĐTB = 2,7 trong khi nhóm ĐC là 1,77. Mặt khác giá trị P = 0,00 < α = 0,05 kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê. Theo quan sát cho thấy đa số trẻ khá mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình và có sự trao đổi với bạn về quan điểm của mình, biết sửa sai khi bạn bè giúp đỡ. Một số trẻ luôn tỏ ra mạnh dạn, dứt khoát đưa ra ý kiến của mình và thảo luận với bạn bè.
Tiêu chí 4: Khả năng biểu cảm và thể hiện cảm xúc. Sau thử nghiệm nhóm thử nghiệm có ĐTB = 2,7 trong khi nhóm ĐC là 1,77. Mặt khác giá trị P = 0,00 < α = 0,05 kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê. Theo quan sát cho thấy trẻ đã tương đối biết làm chủ cảm xúc của bản thân, ít bực dọc lớn tiếng hay khó chịu với bạn, lúc run trẻ biết cách trấn an bản thân. Trẻ thích
thú diễn tả cảm xúc của nhân vật đặc biệt các vai điển hình chó sói, em bé đang khóc, mẹ mệt và bị xỉu,… một cách sinh động lí thú. Lúc lên sân khấu biểu diễn trẻ có thái độ tập trung và thể hiện biểu cảm của nhân vật một cách chính xác hơn.
Tiêu chí 5: Khả năng đánh giá và tự đánh giá. Sau thử nghiệm nhóm thử nghiệm có ĐTB = 2,7 trong khi nhóm ĐC là 1,77. Mặt khác giá trị P = 0,00 <
α = 0,05 kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê. Theo quan sát sau mỗi hoạt động trẻ biết nhận xét bạn lúc đó bạn diễn có gì chưa tốt, mình đã làm sai cái gì và cần phải làm gì cho đúng. Trẻ nói lên được các hành vi đúng sai, một số trẻ còn nói được cách vận dụng những bài học đó như thế nào vào cuộc sống.
Như vậy ta thấy sự chênh lệch về kết quả biểu hiện STT của trẻ ở nhóm TN trước và sau thử nghiệm, so với nhóm đối chứng, sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê về kết quả sau thử nghiệm. Điều này đã khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất đối với trẻ nhóm thử nghiệm và đảm bảo độ tin cậy cao
Tiểu kết chương 3
Trước nhu cầu giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non, chúng tôi đã dựa trên những cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1 và kết quả khảo sát thực trạng trên địa bàn quận Tân Phú ở chương 2 từ đó đề xuất các biện pháp chính để giáo dục STT cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non tại quận Tân Phú như sau:
Biện pháp 1: Giao nhiệm vụ cho trẻ.
Biện pháp 2: Biểu diễn cùng bạn.
Biện pháp 3: Phối hợp với cha mẹ trẻ.
Biện pháp 4: Khuyến khích động viên.
Biện pháp 5: Tập huấn
Biện pháp 6: Trò chơi
Biện pháp 7: Xây dựng môi trường
Các biện pháp được trình bày rõ ràng về ý nghĩa cũng như nội dung. Các biện pháp đã được sử dụng để đi đến mục đích cuối của đề tài. Sau 7 tuần tiến hành thử nghiệm kết hợp quá trình quan sát và phân tích chúng tôi nhận thấy mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ đã tăng cao, có sự tiến bộ hơn hẳn so với trước thử nghiệm và so với lớp đối chứng.
Vì vậy, quá trình thử nghiệm đã thu được kết quả khả quan, điều này cho thấy mức độ tin cậy và tính khả thi của những biện pháp được đề xuất. Mặt khác kết quả thử nghiệm đã chứng minh cho giả thuyết ban đầu đề ra là có cơ sở khoa học.
Tuy nhiên, không có biện pháp nào là vạn năng do đó trong quá trình giáo dục sự tự tin cho trẻ cần vận dụng linh hoạt các biện pháp với nhau để đạt hiệu quả giáo dục tốt nhất. Hoạt động đóng kịch chỉ là một phương tiện, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để giáo dục sự tự tin cho trẻ.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non tại quận Tân Phú, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:
Giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ và việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
Trẻ trở nên tự tin hơn làm cho công tác giáo dục của giáo viên cũng thuận lợi và dễ dàng hơn.
Qua nghiên cứu lí luận chúng tôi đã hệ thống hóa được cơ sở lí luận về biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch. Xác định được một số khái niệm công cụ như STT, biện pháp giáo dục sự tự tin, hoạt động đóng kịch. Trong đó khái niệm biện pháp giáo dục sự tự tin qua hoạt động đóng kịch được chúng tôi khái quát như sau: Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch là cách thức tổ chức hoạt động cùng nhau giữa cô và trẻ trong hoạt động đóng kịch nhằm giáo dục sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi. Trong chương 1 chúng tôi đã tổng hợp được một số biện pháp giáo dục sự tự tin dựa trên nghiên cứu lí luận.
Kết quả điều tra thực trạng cho thấy CBQL và GVMN có mức độ nhận thức tương đối tốt về các vấn đề liên quan tới biện pháp giáo dục sự tự tin.
Các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ qua hoạt động đóng kịch được cho là thường xuyên thực hiện và có hiệu quả thậm chí là hiệu quả cao. Tuy nhiên, còn tồn tại một số thực trạng như sau: Vẫn còn một số GVMN còn nhận thức chưa đầy đủ, trong kế hoạch, giáo án chưa thể hiện mục đích giáo dục sự tự tin cho trẻ, các hoạt động đóng kịch được tổ chức rất ít và thậm chí trong một số kế hoạch là không có. Biện pháp phối hợp với cha mẹ trẻ còn sơ sài, việc mời cha mẹ trẻ vào lớp tham gia hoạt động với trẻ là hầu như không có. Biện
pháp giao việc chưa được chú trọng, giáo viên chưa theo sát các bước thực hiện nhiệm vụ của trẻ. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ GVMN còn gặp một số khó khăn như có một số trẻ còn rất nhút nhát mặc dù trẻ thuộc lời thoại nhưng vẫn không dám lên sân khấu cho dù giáo viên có khuyến khích như thế nào trẻ vẫn không lên. Do đó chúng tôi đã đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp để cải thiện tình hình như sau:
Biện pháp 1: Giao nhiệm vụ cho trẻ.
Biện pháp 2: Biểu diễn cùng bạn.
Biện pháp 3: Phối hợp với cha mẹ trẻ.
Biện pháp 4: Khuyến khích động viên.
Biện pháp 5: Tập huấn.
Biện pháp 6: Trò chơi.
Biện pháp 7: Xây dựng môi trường.
Thông qua quá trình thử nghiệm chúng tôi nhận được kết quả không chỉ từ trẻ mà còn từ cha mẹ trẻ và CBQL nhà trường. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ ở tăng cao. Cha mẹ trẻ trở nên tích cực hơn trong phối hợp với giáo viên để giáo dục trẻ, ở nhà cha mẹ trẻ dành nhiều thời gian để quan tâm giáo dục trẻ hơn. CBQL quan tâm hơn tới việc xây dựng kế hoạch giáo dục và sử dụng các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch của giáo viên nhiều hơn từ đó có sự hỗ trợ phù hợp cho giáo viên trong công tác giảng dạy.
2. Đề xuất
Dựa trên những kết quả nghiên cứu thu được chúng tôi có những đề xuất để cải thiện việc sử dụng biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non tại quận Tân Phú như sau:
Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo: Tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp giáo dục sự tự tin cho đội ngũ CBQL, GVMN trong các trường
học. Tăng cường tổ chức các chuyên đề mẫu về giáo dục sự tự tin cho trẻ qua hoạt động đóng kịch. Trang bị thêm cho trường mầm non các tài liệu về biện pháp giáo dục sự tự tin.
Đối với CBQL: CBQL tạo điều kiện cho GVMN được học tập, tham gia bồi dưỡng các chuyên đề về biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ qua hoạt động đóng kịch. Tăng cường cung cấp đồ dùng, đồ chơi, các trang phục biểu diễn cho tủ đồ của nhà trường, khi lớp học cần có thể lấy sử dụng để giảm tải công tác phải chuẩn bị trang phục biểu diễn quá nhiều cho giáo viên. Thường xuyên kiểm tra kế hoạch và hoạt động giáo dục của giáo viên về việc sử dụng các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ. Khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức các hoạt động mời cha mẹ trẻ trong lớp học.
Đối với GVMN: Không ngừng học tập nâng cao kiến thức về các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ. Mạnh dạn đề xuất với CBQL nhà trường về những biện pháp mới, hữu hiệu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Quan tâm đồng đều tới các trẻ, theo từng khả năng, sự tiến bộ, sở thích của trẻ mà phân giao nhiệm vụ phù hợp cho trẻ. Vận dụng linh hoạt các biện pháp giáo dục sự tự tin và sử dụng các phương tiện phù hợp để đạt tới hiệu quả giáo dục sự tự tin cao nhất cho trẻ. GVMN quan tâm hơn nữa việc lập kế hoạch, thiết kế giáo án, mạnh dạn tổ chức hoạt động đóng kịch để giáo dục sự tự tin cho trẻ.