Mục đích và bối cảnh thử nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non tại quận tân phú (Trang 100 - 104)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TỰ TIN, BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ EM

3.3. Mục đích và bối cảnh thử nghiệm

Mục đích thử nghiệm

Thử nghiệm nhằm kiểm chứng hiệu quả thực tế sử dụng đồng bộ các biện pháp được đề xuất thử nghiệm để giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch. Qua đó đánh giá tính khả thi, đúng đắn của các giả thuyết khoa học đã đề ra.

Bối cảnh thử nghiệm

Đề tài tiến hành thử nghiệm tại trường M thuộc phường Phú Trung, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Trường được thành lập vào năm 2009.

Trường có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, cơ sở khang trang, sạch đẹp. Hiện tại trường có 1 điểm chính và 1 phân hiệu: cơ sở chính có 4 lớp học và sân chơi, cơ sở 2 có 5 lớp và bếp ăn. Trường được đạt chuẩn đánh giá ngoài cấp độ 1, năm học 2015 – 2016. Trường có tổng số trẻ là 273 trẻ, trong đó khối 5 – 6 tuổi có 92 trẻ. CBQL nhà trường bao gồm 01 Hiệu trưởng, ) 01 Phó Hiệu trưởng quản lí chuyên môn, 01 Phó Hiệu trưởng quản lí bán trú và 18 giáo viên. Trong đó GV đạt trình độ đại học là 15, cao đẳng là 01, Trung cấp là 02 giáo viên (Báo cáo của trường MN4, 2020).

Lớp thử nghiệm là lớp 5 – 6 tuổi (Lá 2), lớp có 30 trẻ. Lớp có 02 Giáo viên đều đạt trình độ đại học và có trên 5 năm kinh nghiệm. Cha mẹ trẻ chủ yếu là lao động phổ thông (công nhân làm dép, bảo vệ, nội trợ, buôn bán nhỏ) ngoài ra có một số ít là công nhân viên chức làm các ngành nghề khác. Môi trường lớp tương đối rộng rãi, thoáng mát, diện tích phòng học là 72,9 m2, các cửa được làm bằng cửa kính trong suốt nên dễ dàng quan sát trẻ. Đầy đủ các kệ góc phục vụ góc chơi, đựng dụng cụ học tập. Lớp có một sảnh rộng thông với lớp Lá 1, trên sảnh có 01 kệ chơi góc xây dựng và 01 bảng Activeboard phục vụ cho việc giảng dạy. Lớp không có máy tính, dàn loa,

giáo viên cho biết máy tính đã hư từ hai năm trước nhưng nhà trường chưa bổ xung được đang chờ phê duyệt. Giáo viên thường tự mang Máy tính cá nhân ở nhà vào trường để làm việc, loa giáo viên cũng tự mang vào. Lớp có 01 phông rèm lớn đã được may từ 01 năm trước đó, có một số mũ nón dành cho trẻ đóng kịch.

Trong quá trình thử nghiệm, lớp Lá 1 là lớp đối chứng có số lượng trẻ là 30 trẻ. Giáo viên trong lớp là 02, cả 02 giáo viên đều đạt trình độ đại học.

Giáo viên tự soạn giáo án, tự chuẩn bị đồ dùng dạy học và tổ chức các hoạt động trong ngày như bình thường.

Qua đó chúng tôi nhận thấy, nhà trường có một số điều kiện thuận lợi để tổ chức thực nghiệm. Bên cạnh đó còn có một số khó khăn cần được tháo gỡ.

Đây là một căn cứ để chúng tôi xây dựng phương án thử nghiệm mang tính khoa học và phù hợp với điều kiện giáo dục của nhà trường và địa phương.

Điều kiện tiến hành thử nghiệm

Thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện tổ chức các hoạt động bình thường, trình độ GVMN đều tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non, thâm niên công tác từ 5 – 10 năm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, học cụ của nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ. Thử nghiệm được tiến hành trong hoạt động đóng kịch của trẻ.

Điều kiện về mẫu thử nghiệm: Số lượng trẻ ở mỗi nhóm là 30 trẻ, mức độ tự tin của trẻ trong mỗi nhóm là tương đương nhau. Trường mầm non có điều kiện cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Diện tích lớp học rộng rãi, có thể phân bổ hoạt động, mời cha mẹ trẻ vào tham gia thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động đóng kịch.

Trước khi tiến hành thực nghiệm giáo viên cần được tập huấn về mục đích, nội dung, phương pháp, cách tiến hành thực nghiệm, cách đánh giá mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ trong hoạt động đóng kịch.

Thời gian tiến hành: từ 28/09/2020 – 13/11/2020

Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá

Tiêu chí đánh giá mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động đóng kịch

Dựa vào khái niệm “sự tự tin” và các biểu hiện STT của trẻ 5 - 6 tuổi, đề tài đưa ra 05 tiêu chí đo mức độ biểu hiện STT của trẻ 5 - 6 tuổi trong HĐĐK như sau.

Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá mức độ biểu hiện STT của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động đóng kịch ở trường mầm non

Tiêu chí

Biểu hiện STT

Mức 3 (3 điểm) Mức 2 (2 điểm) Mức 1 (1 điểm)

1. Thái độ khi

tham gia HĐĐK

Trẻ hăng hái, tích cực và sẵn sàng tham gia HĐĐK. Trẻ chủ động phối hợp và trao đổi với các bạn. Trẻ tự hào và trân trọng những kết quả diễn xuất của mình.

Trẻ khá tích cực và muốn tham gia HĐĐK. Trẻ có thể phối hợp với các bạn. Trẻ vui thích trước những kết quả diễn xuất của mình.

Trẻ chưa tích cực tham gia HĐĐK. Trẻ chưa chủ động phối hợp và hòa đồng với các bạn. Trẻ không quan tâm tới kết quả diễn xuất của mình.

2. Khả năng

giao tiếp và

thể hiện trước

Trẻ rất mạnh dạn, bình tĩnh, thoải mái khi đóng kịch trên sân khấu. Trẻ dễ dàng bắt chuyện với người xung quanh. Trẻ biết lắng nghe và hiểu ý kiến của người khác.

Trẻ khá mạnh dạn và bình tĩnh khi đóng kịch trên sân khấu.

Trẻ có thể bắt chuyện với người xung quanh và lắng nghe ý kiến của người khác. Trẻ bình

Trẻ chưa mạnh dạn, dễ mất bình tĩnh, run, rụt vai, căng thẳng khi đóng kịch trên sân khấu. Trẻ khó khăn khi bắt chuyện với người xung quanh.

Trẻ không dám thể

Tiêu chí

Biểu hiện STT

Mức 3 (3 điểm) Mức 2 (2 điểm) Mức 1 (1 điểm) đám

đông

Trẻ vui vẻ thể hiện khả năng của mình

tĩnh thể hiện khả năng của mình.

hiện khả năng của mình.

3. Tính quyết

đoán và khả

năng bày tỏ ý kiến của mình

Trẻ luôn mạnh dạn, dứt khoát đưa ra quyết định. Trẻ mạnh dạn bày tỏ ý kiến một cách trực tiếp và thẳng thắn. Trẻ không chạy theo đa số và biết sửa sai khi cần.

Trẻ khá mạnh dạn, dứt khoát, bước đầu biết tự đưa ra quyết định. Trẻ còn do dự khi bày tỏ ý kiến của mình. Trẻ ít chạy theo đa số, sửa sai khi được bạn bè giúp đỡ.

Trẻ chưa mạnh dạn, khó khăn khi phải đưa ra quyết định. Trẻ chưa thể bày tỏ ý kiến của mình, thường im lặng hoặc đứng giỡn với bạn và dễ chạy theo đa số.

4. Khả năng

biểu cảm và thể

hiện cảm xúc

Trẻ thể hiện tốt sắc thái biểu cảm một cách tự nhiên, phù hợp. Trẻ tự kiềm chế cảm xúc của bản thân tốt. Trẻ diễn tả được hành động, biểu cảm, cảm xúc của nhân vật, trẻ bình tĩnh xử lý các tình huống bất ngờ.

Trẻ thể hiện khá tốt sắc thái biểu cảm một cách tự nhiên, phù hợp. Trẻ tự kiềm chế cảm xúc của bản thân khá tốt.

Trẻ diễn tả được một số hành động, biểu cảm, cảm xúc của nhân vật, trẻ tương đối bình tĩnh xử lý các tình huống bất ngờ.

Trẻ chưa thể hiện được thái biểu cảm tự nhiên, phù hợp. Trẻ chưa tự kiềm chế cảm xúc của bản thân. Trẻ chưa diễn tả được hành động, một số biểu cảm, cảm xúc của nhân vật, trẻ bối rối hoặc khóc khi gặp các tình huống bất ngờ.

Tiêu chí

Biểu hiện STT

Mức 3 (3 điểm) Mức 2 (2 điểm) Mức 1 (1 điểm)

5. Khả năng đánh giá và

tự đánh

giá

Trẻ tự đánh giá kết quả biểu diễn của mình. Trẻ biết phát huy thế mạnh và khắc phục nhược điểm của bản thân. Trẻ nhận xét, đánh giá và góp ý đúng cho bạn.

Trẻ biết đánh giá kết quả biểu diễn của mình khi được gợi ý.

Trẻ bước đầu phát huy thế mạnh của bản thân. Trẻ có thể đưa ra một vài nhận xét, đánh giá cho bạn

Trẻ chưa biết đánh giá kết quả biểu diễn của mình. Trẻ không biết phát huy thế mạnh của bản thân.

Trẻ khó khăn khi đưa ra nhận xét, đánh giá bạn.

Thang đánh giá mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động đóng kịch

- Mức độ cao (Mức 3)

- Mức độ trung bình (Mức 2) - Mức độ thấp (Mức 1)

: Từ 12 đến 15 điểm.

: Từ 8 đến 11 điểm.

: < 8 điểm.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non tại quận tân phú (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)