Một số vấn đề về giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non tại quận tân phú (Trang 34 - 41)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TỰ TIN, BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ EM

1.3. Một số vấn đề về giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi

Vai trò của sự tự tin

Sự tự tin luôn có mặt trong cuộc sống, trong mỗi thành công của con người chúng ta. Tác giả Hồ Chí Minh cũng từng nói “Ai cũng có lòng tự

trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng” (Danh ngôn cuộc sống). Mỗi hoạt động nói, cười, giao tiếp xã hội, làm việc, học tập, xin việc làm đều cần tới sự tự tin. Sự tự tin giúp trẻ mạnh dạn tìm tòi thế giới xung quanh, mạnh dạn thể hiện bản thân mình hình thành nên nhân cách trẻ.

Với một cuộc sống đầy áp lực như hiện nay, không thể phủ nhận tầm quan trọng của sự tự tin. “Thiếu tự tin, bạn sẽ rất dễ thất bại trong một cuộc thi tuyển; không có sự tự tin, bạn không nghĩ rằng mình sẽ làm được việc ấy…Thể hiện sự tự tin đúng lúc, trước hết bạn sẽ chiến thắng được chính mình và s u đó có thể chiến thắng được những áp lực và những thách thức bủa vây” (Huỳnh Văn Sơn. 2009. Tr 27). “Khoa học cũng khẳng định rằng những người sống tự tin không chỉ sống lâu hơn mà còn hạnh phúc và ít tật xấu hơn. Họ biết rõ mình là ai và mục đích sống của mình là gì (Bryan Robinson, Ph. D, 2010. Tr 25). Sự tự tin có vai trò quan trọng đối với trẻ như sau:

Sự tự tin giúp trẻ mạnh dạn thể hiện bản thân của mình, mạnh dạn tham gia các hoạt động. Trẻ tự tin nói lên ý kiến của mình, chủ động đề xuất ý tưởng cho một trò chơi mới, sáng tạo hơn trong các hoạt động nghệ thuật từ đó hình thành nên nhân cách trẻ, trẻ trở thành một con người tự tin, tích cực.

Trẻ tự tin dám làm những điều mình nghĩ một cách sáng tạo.

Sự tự tin giúp trẻ kết giao với bạn mới, duy trì mối quan hệ tốt với bạn khác. Khi trẻ tự tin, cái nhìn của người khác đối với trẻ sẽ rất trân trọng và tích cực. “Sự tự tin góp phần đem lại sự thiện cảm lẫn nhau trong giao tiếp, sự thu hút đặc biệt với người khác cũng như sự tin tưởng n đầu để có thể sẻ chi , tr o đổi hay thiết lập một mối quan hệ tích cực, lâu dài” (Huỳnh Văn Sơn, 2009). “Tự tin giúp trẻ bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại. Sự tự tin của trẻ lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình có giá trị” (Đinh Phương Hà, 2015).

Sự tự tin giúp trẻ có nhiều cơ hội để thành công hơn. Khi trẻ tin vào bản thân mình, tin vào sự thành công thì khả năng thành công của trẻ cao hơn khi trẻ thiếu tự tin về công việc đó. Như khi lên sân khấu, trẻ tự tin sẽ mạnh dạn lên sân khấu và thể hiện tốt vai diễn của mình. Còn trẻ thiếu tự tin sẽ bắt đầu run, dẫn tới quên lời thoại, quên vai diễn và thậm chí là đứng khóc. Sự tự tin giúp trẻ thay đổi hành vi, chuyển từ những hành vi tiêu cực thành những hành vi theo hướng tích cực.

Biểu hiện sự tự tin

Theo Gael Lindefield, sự tự tin của mỗi con người có hai loại biểu hiện là bên trong và tự tin bên ngoài.

Tự tin bên trong:

Người có sự tự tin bên trong được đánh giá thông qua 4 dấu hiệu sau:

Dấu hiệu thứ nhất là sự ích kỷ: Người tự tin luôn tự hào về bản thân, coi trọng những nhu cầu của bản thân, luôn tỏ ý muốn được thành công và nhận được sự tán dương khen ngợi từ những người khác.

Dấu hiệu thứ hai là biết rõ bản thân: Người tự tin biết khả năng của mình, những ưu – khuyết điểm của bản thân. Họ có cá tính riêng không chạy theo đa số, làm những việc phù hợp với khả năng và thế mạnh của mình.

Người tự tin thường có cách nhận xét và chính kiến riêng, biết lắng nghe góp ý của người khác.

Dấu hiệu thứ ba là luôn có mục tiêu cụ thể: Người tự tin luôn đặt ra mục tiêu cụ thể trước khi bắt tay vào công việc. Họ biết khả năng của mình ở đâu và đặt ra mục tiêu phù hợp. Họ dễ dàng tự quyết định vì họ hiểu bản thân cần gì và có những trở ngại gì.

Dấu hiệu thứ tư là tư tưởng lạc quan: Những người tự tin thường có tư duy tích cực, suy nghĩ lạc quan. Họ tin rằng mọi vấn đề đều có cách giải quyết, hăng hái làm việc hết mình. Họ sẵn sàng bỏ công sức vào làm việc vì

họ tin vào bản thân và tin vào thành công.

Tự tin bên ngoài:

Sự tự tin của một người được thể hiện ra bên ngoài được đánh giá qua kỹ năng giao tiếp, tính quyết đoán, kỹ năng thể hiện bản thân trước đám đông, khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân.

Trước hết trong giao tiếp người tự tin luôn mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh được biểu hiện như: Biết im lặng, lắng nghe người khác, hiểu vấn đề đang được đề cập đến. Trò chuyện được với mọi lứa tuổi và mọi thành phần. Biết sử dụng hiệu quả những hành động, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể phù hợp với lời nói.

Người tự tin luôn tỏ ra quyết đoán khi đối diện với vấn đề. Họ thẳng thắn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết bênh vực quyền lợi của bản thân và của người khác. Họ biết cho những lời khen và nhận xét có tính xây dựng.

Người tự tin có kỹ năng thể hiện bản thân trước đám đông như ăn mặc phù hợp với từng hoàn cảnh. Họ có ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ phù hợp với nội dung và tình huống của từng sự kiện.

Người tự tin có khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân trong mọi hoàn cảnh. Người tự tin thường tuân thủ một vài nguyên tắc sau: Tin cậy vào bản thân, dám nhận thêm những thử thách, kiềm chế nỗi sợ hãi – thất vọng – âu lo, tìm kiếm những kinh nghiệm và mở rộng mối quan hệ (Gael Lindenfield.

1996. Tr 7-11).

Biểu hiện sự tự tin của trẻ 5 – 6 tuổi.

Để tìm hiểu biểu hiện sự tự tin của trẻ 5–6 tuổi trước hết tôi tìm hiểu quan điểm của một số tác giả sau:

Theo quan điểm của tác giả Hữu Khánh biểu hiện STT của trẻ bao gồm:

Tự khẳng định mình trong việc chơi, việc học và tự lập trong sinh hoạt hàng ngày; Dám bảo vệ qu n điểm của mình ngay cả khi nói chuyện với người lớn;

Thể hiện rõ rệt sự dũng cảm và ình tĩnh khi gặp khó khăn nguy hiểm hay khi va vấp thất bại; Dễ kết thân với bè bạn; Làm việc gì cũng kiên trì làm cho đến cùng; Không hùa vào ý kiến củ đ số, khi chúng cho rằng ý kiến đó không đúng; Thường có ý kiến độc lập, song biết phục thiện khi thấy ý kiến đó không đúng” (Hữu Khánh, 2003).

Theo tác giả Lê Bích Ngọc trong cuốn Những kĩ năng sử dụng bộ chuẩn phát triển cho trẻ em 5 tuổi ở Việt Nam cho rằng: Trẻ 5 tuổi bộc lộ sự tự tin qua việc cố gắng thực hiện công việc đến cùng, mạnh dạn nói lên ý kiến của bản thân, chủ động làm một số công việc hằng ngày, sẵn sàng giúp đỡ bạn, thích thú khi hoàn thành công việc yêu thích” (Lê Bích Ngọc, 2015).

Từ các nghiên cứu của các tác giả, có thể đưa ra những biểu hiện STT của trẻ 5 - 6 tuổi như sau:

Thái độ khi trẻ tham gia hoạt động: Trẻ tin tưởng vào bản thân, biết rõ khả năng của bản thân. Trẻ biết chấp nhận bản thân khi mắc lỗi và chấp nhận rủi ro. Trẻ bình tĩnh khi gặp khó khăn, nguy hiểm và tìm cách giải quyết khó khăn. Trẻ tự hào, sung sướng, trân trọng thành quả của mình làm ra, thích được tán dương, khen thưởng. Trẻ mạnh dạn, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động, có tinh thần trách nhiệm, cố gắng hoàn thành công việc được giao.

Tính quyết đoán, khả năng bày tỏ ý kiến: Trẻ quyết đoán, tự đưa ra quyết định và xử lý tình huống khi tham gia hoạt động. Trẻ biết tìm cách vượt qua khó khăn, chỉ nhờ người khác khi trẻ thấy thực sự cần thiết. Trẻ bày tỏ ý kiến của mình một cách trực tiếp, thẳng thắn và mạnh dạn bảo vệ ý kiến của mình, không chạy theo đa số nhưng sẵn sàng sửa sai khi biết ý kiến của mình chưa đúng.

Kĩ năng gi o tiếp và thể hiện trước đám đông: Trẻ chủ động trong giao tiếp, dễ dàng bắt chuyện với người xung quanh, trò chuyện với mọi người tự nhiên, linh hoạt; giọng nói to, rõ ràng, dễ nghe. Trẻ có cử chỉ, điệu bộ phù

hợp với lời nói, tác phong hồn nhiên, thoải mái, đàng hoàng. Trẻ biết lắng nghe và hiểu người khác nói, không rụt rè e sợ và giữ bình tĩnh khi đứng nói trước đám đông.

Khả năng iểu cảm và kiểm soát cảm xúc của bản thân: Trẻ biết sử dụng phối hợp các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, động tác để thể hiện sắc thái biểu cảm một cách tự nhiên. Trẻ thể hiện rõ ràng cảm xúc trên khuôn mặt một cách tự nhiên. Trẻ tự kiềm chế xúc cảm của bản thân, không bị xúc động thái quá trước một sự kiện bất ngờ.

Khả năng đánh giá và tự đánh giá: Trẻ có thể tự đánh giá bản thân, trẻ làm tốt việc gì và việc gì chưa được. Trẻ biết phát huy thế mạnh và khắc phục nhược điểm của bản thân. Trẻ tham gia nhận xét, đánh giá các bạn khác.

Tóm lại: STT của trẻ 5 - 6 tuổi được bộc lộ khá rõ trong các hoạt động của trẻ. Do đặc điểm tâm lí cá nhân nên ở mỗi trẻ STT lại có những biểu hiện khác nhau và ở những mức độ khác nhau. Để trẻ thực sự tự tin thì cần phát triển cả tự tin bên trong và tự tin bên ngoài một cách hài hòa.

Biểu hiện sự tự tin của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động đóng kịch Từ các nghiên cứu của các tác giả, có thể đưa ra những biểu hiện STT của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động đóng kịch như sau:

* Thái độ khi tham gia hoạt động đóng kịch

Trẻ tin tưởng vào bản thân có thể diễn được vai diễn đã nhận, biết rõ khả năng của bản thân có thể nói lưu loát hay thể hiện được cảm xúc, hành động, cử chỉ của các nhân vật. Trẻ có suy nghĩ tích cực, lạc quan, tin tưởng mình sẽ thành công nhiều hơn là thất bại khi tham gia vào một vở kịch mới, một nhân vật mới, một công việc mới. Trẻ biết chấp nhận bản thân khi mắc lỗi sai như đọc sai lời thoại, đi ra sân khấu sai bên. Trẻ bình tĩnh khi gặp khó khăn, các tình huống bất ngờ trong khi biểu diễn. Trẻ nhận ra được lỗi sai và cố gắng khắc phục. Trẻ thể hiện sự tự hào, sung sướng, trân trọng thành quả khi làm

xong đồ dùng biểu diễn, diễn thành công một vở kịch, thích được tán dương, khen thưởng từ bạn bè, giáo viên, cha mẹ trẻ. Trẻ mạnh dạn nhận vai diễn, có tinh thần trách nhiệm.

*Tính quyết đoán, khả năng bày tỏ ý kiến của trẻ trong hoạt động đóng kịch

- Quyết đoán, tự đưa ra quyết định và xử lý tình huống khi tham gia hoạt động đóng kịch. Trong hoạt động đóng kịch thường xảy ra nhiều tình huống bất ngờ đặc biệt là trong quá trình diễn kịch như: Trẻ hoặc bạn quên lời thoại, thiếu đồ dùng,… trẻ biết bình tĩnh giải quyết tình huống, không la hét, đổ lỗi hay nói chuyện riêng trên sân khấu.

- Biết tìm cách vượt qua khó khăn, tự làm và chịu trách nhiệm, không ỷ lại vào bạn bè hay cô giáo trong hoạt động đóng kịch như tự nhớ vị trí của mình lúc diễn cần ra sân khấu lúc nào, làm gì và khi nào đi vào, nếu quên lời thoại trẻ tự nhớ lại hoặc nhờ bạn giúp nhắc lời thoại nhưng không đổ lỗi cho bạn. Trẻ tự chuẩn bị đồ dùng của mình để diễn kịch, trước lúc biểu diễn trẻ tự kiểm tra lại các đồ dùng của mình đã ở đúng vị trí hay chưa, không ỷ lại vào cô giáo hay bạn. Trong hoạt động đóng kịch trẻ bày tỏ ý kiến của mình một cách trực tiếp khi thảo luận của nhóm. Trẻ biết bảo vệ ý kiến của mình nhưng đồng thời cũng tôn trọng bạn và quyết định của cả nhóm.

*Kĩ năng giao tiếp và thể hiện trước đám đông

Chủ động nói chuyện cùng bàn luận về các nhân vật, trò chuyện với mọi người tự nhiên, linh hoạt. Trẻ biết lắng nghe ý kiến của người khác, biết vui vẻ nhận sự phân công của nhóm. Khi trẻ phát biểu trước cả lớp, trẻ biết giơ tay để xin phát biểu ý kiến, nói to rõ ràng dễ nghe. Khi trẻ biểu diễn trên sân khấu, trẻ giữ được bình tĩnh, nói đúng lời thoại, tập trung thể hiện cảm xúc của nhân vật, thực hiện đúng các phân cảnh như trong lúc tập. Trẻ bình tĩnh xử lý các tình huống phát sinh.

*Khả năng biểu cảm và kiểm soát cảm xúc của bản thân

Trong sinh hoạt, trò chuyện, thảo luận với bạn, trẻ sử dụng phối hợp các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, động tác để thể hiện sắc thái biểu cảm một cách tự nhiên, phù hợp. Trẻ tự kiềm chế cảm xúc của bản thân, không bị xúc động thái quá trước sự kiện bất ngờ. Trên sân khấu trẻ diễn tả được hành động, một số biểu cảm, cảm xúc của nhân vật, trẻ bình tĩnh xử lý các tình huống bất ngờ như khi bạn diễn sai hoặc quên kịch bản trẻ nhẹ nhàng nhắc bạn và chờ bạn nhớ ra. Trẻ bình tĩnh diễn vai diễn của mình không khóc vì sợ.

* Khả năng đánh giá và tự đánh giá

Tự đánh giá bản thân: Trẻ tự nhận xét vai diễn của mình đã hoàn thành tốt chưa? Trong lúc diễn trẻ có quên lời thoại, quên vai diễn không? Có sợ và run nhiều khi lên sân khấu biểu diễn không? Biết phát huy thế mạnh và khắc phục nhược điểm của bản thân. Trẻ tự đánh giá được điểm mạnh của mình như thuộc lời thoại, biểu cảm tốt bằng nét mặt, nói lưu loát. Từ đó, trẻ mạnh dạn nhận những vai diễn khó hơn hoặc làm người dẫn chuyện kể hết được câu chuyện cho các bạn diễn. Trẻ tham gia nhận xét, đánh giá bạn: Sau mỗi hoạt động trẻ nhận xét các hoạt động. Bạn nào làm tốt? Tốt như thế nào? Trong hoạt động bạn làm cái gì chưa được, nếu là trẻ thì trẻ sẽ làm như thế nào?

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non tại quận tân phú (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)