Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TỰ TIN, BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ EM
2.5. Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động đóng kịch ở trường mầm non
2.5.3. Thực trạng những khó khăn, thuận lợi của giáo viên mầm non trong sử dụng một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch
Bảng 2.16. Tổng hợp những thuận lợi của giáo viên khi sử dụng một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch
Thuận lợi CBQL GVMN
TS % TS %
Trẻ 5 – 6 tuổi đã qua lớp nhà trẻ, mẫu giáo đa số đều mạnh dạn, tự tin phối hợp với bạn trong các hoạt động tại lớp.
12 100 32 88,9 Được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía cha mẹ trẻ trong
công tác giáo dục 10 83,3 31 86,1
Giáo viên trẻ năng động, biết sử dụng nhiều biện pháp để giáo dục sự tự tin cho trẻ thông qua hoạt động đóng kịch
9 75 30 83,3
Trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động đóng
kịch, thích thú khi được tham gia cùng bạn bè 8 66,7 35 97,2 Được sự quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất
của Ban Giám hiệu nhà trường 12 100 31 86,1
Giáo viên có kinh nghiệm trong công tác 9 75 28 77,8
Dựa trên bảng tổng hợp chúng ta có thể nhận thấy thuận lợi được CBQL đồng ý nhiều nhất đó là đa số trẻ đã học qua các lớp dưới thì mạnh dạn tự tin hơn và có sự quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất của ban giám hiệu nhà trường. Tuy nhiên trong thực tế khảo sát chúng tôi nhận thấy ở các lớp học 5 – 6 tuổi, kệ góc kể chuyện đồ dùng chưa phong phú, một số lớp không sử dụng đúng kệ văn học mà sử dụng các kệ khác thay thế. Đồ dùng chủ yếu là đồ dùng GVMN tự làm, tận dụng từ những năm trước, ít đồ dùng mới. Khi được hỏi một số giáo viên trả lời “lớp chỉ có kệ văn học còn đồ dùng giáo viên tự chuẩn bị, đầu năm học nhà trường có phát đồ dùng để giáo viên làm đồ chơi cho trẻ nhưng rất ít, giáo viên không khéo nên làm đồ dùng cho trẻ chưa đẹp”.
Ngoài ra một số thuận lợi khác cũng được nêu lên với tỉ lệ khá cao cụ thể như: Được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía cha mẹ trẻ trong công tác giáo dục (83,3% CBQL, 86,1% GVMN). Giáo viên trẻ năng động, biết sử dụng nhiều biện pháp để giáo dục sự tự tin cho trẻ thông qua hoạt động đóng kịch (75%
CBQL, 83,3% GVMN). Giáo viên có kinh nghiệm trong công tác(75%
CBQL, 77,8% GVMN). Ngoài những thuận lợi vừa nêu thì CBQL và GVMN cũng nêu lên một số những khó khăn.
Bảng 2.17. Tổng hợp những khó khăn khi giáo viên sử dụng một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch
Khó khăn CBQL GVMN
TS % TS %
Còn một số ít trẻ lần đầu đi học mẫu giáo 5 – 6
tuổi nên vẫn còn nhút nhát. 10 83,3 36 100
Còn một số phụ huynh chưa phối hợp giáo dục trẻ
khi ở nhà. 10 83,3 32 88,9
Vốn từ trẻ còn ít, nói chưa tròn câu. 9 75 31 86,1
Trang phục cho trẻ đóng kịch còn ít, tính thẩm mỹ
chưa cao. 8 66,7 28 77,8
Còn một số ít trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn tham gia hoạt động mặc dù đã được biểu diễn sau bạn và được giáo viên khuyến khích
12 100 30 83,3 Trẻ rụt rè khi có khách đến xem trẻ biểu diễn 8 66,7 35 97,2 Khó khăn được GVMN chia sẻ là khó khăn nhiều nhất đó là còn một số ít trẻ lần đầu đi học mẫu giáo 5 – 6 tuổi nên vẫn còn nhút nhát. Ở khó khăn này cũng có tới 83,3%CBQL cho rằng rất khó khăn cho GVMN trong công tác giáo dục sự tự tin cho trẻ. Tương tự, 100% CBQL đồng ý rằng còn một số ít trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn tham gia hoạt động mặc dù đã được biểu diễn sau bạn và được giáo viên khuyến khích gây không ít khó khăn cho giáo viên trong việc tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp cho trẻ, ở quan điểm này cũng có 83,3% GVMN cho là khó khăn. Ngoài ra, CBQL và GVMN cũng liệt kê ra một số khó khăn như: Còn một số phụ huynh chưa phối hợp giáo dục trẻ khi ở nhà. Vốn từ trẻ còn ít, nói chưa tròn câu. Trang phục cho trẻ đóng kịch còn ít, tính thẩm mỹ chưa cao. Trẻ rụt rè khi có khách đến xem trẻ biểu diễn.
Trong quá trình khảo sát thực tế tại lớp Lá 1 và Lá 3 trường Mầm non Quỳnh Anh chúng tôi nhận thấy trang phục dành cho trẻ còn nghèo nàn chưa phong phú, chưa có tính thẩm mĩ cao như ở phần biện pháp xây dựng môi trường đã đề cập tới. Đầu năm học, nhiều trẻ còn nhút nhát chưa tự tin giao tiếp, chưa mạnh dạn tự tin nhận vai diễn và biểu diễn trước đám đông, còn một số trẻ nhút nhát dù đã được giáo viên khuyến khích nhưng vẫn không dám lên sân khấu biểu diễn. Một số cha mẹ trẻ khi đưa đón trẻ không đưa trẻ tới lớp mà để trẻ từ cổng trường tự đi lên lớp, thiếu sự phối hợp với giáo viên, những nhiệm vụ giáo viên giao cho trẻ về nhà thực hiện cha mẹ trẻ chưa chú ý nhắc nhở và hỗ trợ trẻ thực hiện. Đây là những khó khăn cần đưa ra những biện pháp khắc phục ở phần sau.
Tiểu kết chương 2
Qua khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN về sự tự tin, biện pháp giáo dục sự tự tin và tầm quan trọng của việc giáo dục sự tự tin cho trẻ qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non. Chúng tôi nhận thấy đa số CBQL, GVMN đã nhận thức đúng đắn về sự tự tin và sử dụng một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch. Tuy nhiên có một số ít GVMN chưa chưa nhận thức rõ ràng về mục đích dạy học, các mục tiêu giáo dục sự tự tin cũng như chưa tổ chức hoạt động giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi. Bên cạnh đó chúng tôi tìm hiểu được không ít những khó khăn của GVMN trong việc sử dụng biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ qua hoạt động đóng kịch như: Đặc biệt là còn một số ít trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn tham gia hoạt động mặc dù đã được biểu diễn sau bạn và được giáo viên khuyến khích. Ngoài ra, một số trường cơ sở vật chất chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu tham gia hoạt động đóng kịch của trẻ và chưa có sự thống nhất giữa CBQL và GVMN.
Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch cho thấy có một số biện pháp giáo viên đã thực hiện tốt như:
Biện pháp trò chơi, khuyến khích động viên, nêu gương. Bên cạnh đó còn một số biện pháp giáo viên sử dụng còn nhiều hạn chế như: việc sử dụng biện pháp phối hợp với cha mẹ trẻ còn mang tính chất sơ sài. Biện pháp giao việc và biện pháp cho trẻ diễn cùng cũng còn nhiều hạn chế. Trong kế hoạch giáo dục của GVMN chưa thể hiện được mục tiêu giáo dục sự tự tin do đó cần tăng cường tổ chức lớp tập huấn nâng cao khả năng soạn kế hoạch và kịch bản.
Trẻ có biểu hiện sự tự tin chưa cao, trẻ thường rụt rè, né tránh ánh mắt, câu hỏi của người khác, run khi phải đứng một mình trước đám đông. Trẻ thể hiện sự hứng thú khi được hỏi về các câu chuyện cổ tích, đóng vai các nhân vật trong truyện, trẻ cười nói và mô tả về nhân vật một cách thích thú. Mặc dù
vậy, khi được gọi lên diễn lại nhân vật thì trẻ lại rụt rè nói không nên lời.
Nhưng khi gọi cùng lúc nhiều trẻ thể hiện thì trẻ lại làm cùng. Do đó chúng tôi đề xuất biện pháp diễn cùng để giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch.
Khi tổ chức hoạt động, giáo viên chưa mạnh dạn giao việc cho trẻ, thiếu tin tưởng trẻ sẽ làm được. Giáo viên khi cần hỗ trợ mang đồ dùng vào chỉ báo cho cha mẹ mà không thông qua trẻ.
Nghiên cứu thực trạng cũng cho chúng tôi thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi như: Vai trò của cô giáo, bạn bè, cha mẹ trẻ, môi trường vật chất, yếu tố sinh lý…
Dựa trên những thực trạng vừa nêu chúng tôi đề xuất một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non tại quận Tân Phú. Đồng thời, chúng tôi mạnh dạn tổ chức tập huấn, thảo luận xây dựng các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch. Kết quả thực nghiệm sẽ là câu trả lời thuyết phục nhất cho việc sử dụng các biện pháp giáo dục phù hợp trong công tác giáo dục sự tự tin cho trẻ.
Chương 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI