Một số nghiên cứu về giáo dục sự tự tin ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non tại quận tân phú (Trang 25 - 30)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TỰ TIN, BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ EM

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.2. Một số nghiên cứu về giáo dục sự tự tin ở Việt Nam

Tại Việt Nam đã có nhiều tác giả nghiên cứu nhằm trả lời cho các câu hỏi như: Sự tự tin là gì? Sự tự tin ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người? Có những biện pháp nào nhằm tăng sự tự tin? Sau đây là quan điểm của một số tác giả về sự tự tin và đặc biệt là biện pháp giáo dục sự tự tin.

Theo chương trình giáo dục mầm non của Việt Nam, Sự tự tin đã được thể hiện trong phần mục tiêu phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo. Sự tự tin được đề cập tới như sau: “Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực”. Nội dung giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi về ý thức bản thân được ghi “Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến”. Trong quy định về bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi cũng đã đề cập tới giáo dục sự tự tin cho trẻ ở chuẩn 8 là trẻ tin tưởng vào khả năng của bản thân. Trong chuẩn 8 bao gồm 4 chỉ số: “Chỉ số 31. Cố gắng thực hiện công việc đến cùng; Chỉ số 32. Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc; Chỉ số 33. Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày; Chỉ số 34. Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân”. Đặc biệt trong cuốn Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn (5 – 6) tuổi đã đưa ra sự cần thiết phải giáo dục sự tự tin cho trẻ cụ thể như sau: “Khi trẻ tự tin vào chính bản thân mình, trẻ sẽ học được cách chủ động độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ đến cùng. Vì vậy, việc giáo dục trẻ ý thức về bản thân: Mạnh dạn, tự tin, tự lực phải được ưu tiên trong kế hoạch giáo dục phát triển tình cảm ở lớp mẫu giáo lớn” (Lê Thu Hương et al., 2019).

Theo module 39 giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non “Tự tin, gồm các kĩ năng về nhận ra giá trị của bản thân, trình bày ý kiến, thể hiện khả năng” (Lê Bích Ngọc, 2013). “kĩ năng xã hội, tự tin và đồng cảm: bao gồm các kĩ năng hiểu, trân trọng chính bản thân và mối liên hệ với những người khác; các thói quen xã hội và công việc như trách nhiệm, khả năng thích ứng;

các kĩ năng dung hò , làm việc theo nhóm, đàm phán và lãnh đạo; khả năng đánh giá và tôn trọng các lợi ích khác nhau, giải quyết tranh chấp sáng tạo và hò ình” (Lê Bích Ngọc, 2013). Như vậy, ta thấy đây là quan điểm tiếp cận sự tự tin như là một kĩ năng cần được rèn luyện. Có ba bước hình thành kĩ năng thể hiện sự tự tin cho trẻ mầm non là quan sát, bắt chước hay còn gọi là trải nghiệm và cuối cùng là thực hành thường xuyên. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống, cụ thể là kĩ năng thể hiện sự tự tin cho trẻ bao gồm: Nhóm phương pháp trực quan, nhóm phương pháp dùng lời và nhóm phương pháp thực hành. Trong đó nhóm phương pháp thực hành được đánh giá là nhóm phương pháp quan trọng nhất. Nhóm phương pháp thực hành bao gồm:

Phương pháp trải nghiệm, phương pháp trò chơi, phương pháp giao việc.

Theo quan điểm của tác giả Hữu Khánh, tác giả cho rằng tự tin không phải tự dưng mà có, “loại trừ yếu tố bẩm sinh củ đứa trẻ về thể chất, sức khỏe, thần kinh thì chính thái độ và sự giáo dưỡng của cha mẹ mang tính chất quyết định” (Hữu Khánh, 2003). Như vậy, ta thấy môi trường xã hội có tác động đến sự tự tin của trẻ. Ngoài ra tác giả đề cập tới 37 phương pháp giúp hình thành lòng tự tin cho trẻ. Giống với quan điểm của tác giả Hữu Khánh, tác giả Nguyễn Công Khanh cũng đề cao vai trò của người lớn trong việc giáo dục trẻ. Trong bài báo “Những yếu tố ngăn cản sự hình thành tính tự tin ở trẻ em”, ông cho rằng “người lớn không yêu cầu cao, không giao cho trẻ những nhiệm vụ đòi hỏi sự sáng tạo, làm cho trẻ có nguy cơ thiếu hụt sự trải nghiệm cần thiết để rèn luyện bản lĩnh cho trẻ làm chúng mất cơ hội để trải nghiệm,

trở nên thụ động và kém tự tin” (Nguyễn Công Khanh, 2009).

Tác giả Yến Thúy Thúy cho rằng “Hãy tự tin bạn sẽ là người chiến thắng” (Yến Thúy Thúy, 2015). Tác giả đưa ra 25 phương pháp để rèn luyện sự tự tin, trong đó có 5 vấn đề chính là:

1. Chủ nhân của thời gian.

2. Bí quyết của cuộc sống tốt đẹp.

3. Nắm bắt phương hướng của thành công.

4. Là người giỏi nhất.

5. Đừng để cơ hội tuột khỏi tay bạn.

Theo tác giả Nguyễn Đại Phúc và Huỳnh Phạm Hương Trang, lòng tự tin được bén rễ trong nhận thức về khả năng của trẻ. “Trẻ cần tin tưởng chắc rằng mình có thể đương đầu với sự thất bại, đạt được những mục tiêu tích cực và tự giải quyết dễ dàng mọi tình huống”. “Trong việc dạy dỗ con cái, việc tạo nên lòng tự tin là một trong những mục tiêu chính yếu”. Ngoài ra, tác giả đưa ra 50 phương cách đơn giản để tạo lòng tự trọng và tự tin cho trẻ (Nguyễn Đại Phúc và Huỳnh Phạm Hương Trang, 2004)

Tác giả Hà Yên, tác giả đã biên soạn, tổng hợp các câu chuyện về giáo dục sự tự tin cho trẻ. Tác giả đưa vào sách phần “Góc suy gẫm”, tại đây tác giả đưa ra các câu hỏi cho trẻ trả lời và các bài học được rút ra nhằm giúp trẻ củng cố sự tự tin của mình, biến những nhược điểm “điều khác biệt” của bản thân thành ưu điểm mà những người khác không có. Tác giả cũng khơi dậy ở người lớn lòng tin ở khả năng của trẻ rằng trẻ có thể làm được, niềm mong muốn tạo dựng cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn (Hà Yên, 2014).

Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn “Nuôi dưỡng sự tự tin cũng như thể hiện được sự tự tin của mỗi cá nhân được xem như là một trong những tiêu chuẩn cần có của bản thân mỗi người trong cuộc sống vốn quá nhiều áp lực như hiện nay”. Tác giả đưa ra biện pháp nuôi dưỡng sự tự tin bằng cách đơn giản

như là “Hãy bắt đầu bằng những công việc đơn giản hơn trong cuộc sống và khi bạn hoàn thành nó, bạn sẽ cảm thấy mình cũng là người có ích, bạn cũng cảm thấy mình không phải là người bỏ đi”. Ngoài ra tác giả còn nêu lên hai vấn đề là “Hãy biết thể hiện sự tự tin khi cần thiết” và “sự tự tin không phải là quà tặng thiên nhiên ban bố mà nó lại chính là sản phẩm của sự tự rèn luyện thường xuyên” (Huỳnh Văn Sơn. 2009. Tr 27, 28). Tác giả cho rằng một người dù đã có sự tự tin rồi nhưng cũng cần học kĩ năng thể hiện sự tự tin ấy ra ngoài. Tác giả đã biên soạn bộ sách giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo trong đó ở mỗi lứa tuổi đều có phần kĩ năng thể hiện sự tự tin.

Cùng quan điểm với tác giả Huỳnh Văn Sơn, tác giả Trần Thị Hòa cho rằng “Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành người có và tích cực, có niềm tin về tương l i, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ”. Tác giả cho rằng sự tự tin muốn thể hiện ra bên ngoài thì cần có kĩ năng thể hiện sự tự tin. Tác giả đề cập tới một số yếu tố như: Tự lập là động lực cho sự tự tin của trẻ; Tự ti là kẻ thù lớn nhất đối với sự tự tin của trẻ. Tác giả đã đưa ra một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ dành cho các bậc làm cha mẹ cụ thể như:

Phương pháp sửa lại dáng dấp hình thể: Người lớn cần chú ý sửa cho trẻ như nhắc trẻ nói to hơn, đứng thẳng lưng lên.

Phương pháp dự tưởng hay còn gọi là phương pháp “ám thị”: Người lớn giúp trẻ tưởng tượng tới sự thành công để trẻ cảm thấy rằng trẻ có thể trở thành một người thành công. Từ đó mặc nhiên sẽ tạo dựng được lòng tự tin.

Phương pháp phát huy sở trường: Trong lĩnh vực mà trẻ yêu thích và thực hiện tốt thì trẻ sẽ trở nên tự tin hơn. Đồng thời, làm sao để về phương diện đó trẻ có sự tiến bộ và thành công lớn từ đó trẻ có thể nhận thấy giá trị, khả năng của bản thân để trở nên tự tin hơn.

Phương pháp hạ thấp yêu cầu: Mỗi đứa trẻ có một khả năng riêng biệt và theo một độ tuổi nhất định do đó khi đưa ra yêu cầu cho trẻ cần phải phù hợp với khả năng của trẻ, không bắt ép trẻ cố gắng quá sức.

Ngoài những phương pháp trên tác giả còn đưa ra lời khuyên cho các bậc cha mẹ như “Không nên tùy tiện nói “Không” với con trẻ” mà cần tôn trọng quyết định của trẻ, cho trẻ thời gian suy nghĩ xem có nên làm những điều đó hay không khích lệ trẻ tự đưa ra quyết định. “Hợp tác và giúp đỡ một cách gián tiếp” tức là “không được bao biện, làm thay”. Cha mẹ để trẻ có thời gian suy nghĩ và tự làm công việc của mình, khi trẻ không thể làm được nữa thì hãy cùng bàn bạc với trẻ gợi ý những hành động tiếp theo và tôn trọng quyết định của trẻ (Trần Thị Hòa, 2012).

Trong bài báo Những bài học hay giúp trẻ tự tin, bài báo đã đưa ra một số biện pháp giúp cho cha mẹ giáo dục sự tự tin cho trẻ như: Không làm giúp con quá nhiều, cho con tham gia các hoạt động thể dục thể thao, phát triển ngôn ngữ cho con, cho con giao tiếp với bên ngoài nhiều hơn. Đây cũng là một số biện pháp đơn giản phụ huynh có thể sử dụng để tăng thêm sự tự tin cho trẻ (Những bài học hay giúp trẻ tự tin, 2018).

Thông qua nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và ở Việt Nam chúng tôi rút ra hai xu hướng nghiên cứu biện pháp giáo dục sự tự tin như sau:

Một là xu hướng các biện pháp tự phát triển sự tự tin: Đây là các biện pháp được sử dụng chủ yếu cho người lớn, tức người đã có ý thức và có khả năng tự làm chủ và thay đổi bản thân mình. Đây là các biện pháp chủ yếu về yếu tố tâm lý của mỗi cá nhân để tự rèn luyện, tự điều chỉnh bản thân như:

Suy nghĩ tích cực, nguyên lý Bomerang, làm chủ thời gian,…

Hai là xu hướng các biện pháp giáo dục sự tự tin dành cho nhà giáo dục:

Nhà giáo dục ở đây chính là cha mẹ trẻ, thầy cô, những người thân xung quanh trẻ. Đây là các biện pháp mang tính can thiệp dựa trên yếu tố xã hội và

tâm lý trẻ. Xu hướng này bao gồm các biện pháp như: Khuyến khích động viên trẻ, giúp trẻ phát huy sở trường, hợp tác và giúp đỡ một cách gián tiếp,…

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non tại quận tân phú (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)