Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TỰ TIN, BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ EM
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm sự tự tin và biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi
Khái niệm sự tự tin
Theo đại từ điển tiếng việt: Tự tin là “Tin vào bản thân mình, một người tự tin nói một cách tự tin” (Nguyễn Như Ý. 1996).
Theo từ điển Cambridge Dictionary: Tự tin = confedence được giải nghĩa như sau: The quality of being certain of your abilities or of having trust in people, plans, or the future. Ở đây chúng ta thấy đề cập tới đó chính là khả năng của bản thân “your abilities” đi kèm với các cụm như “of being certain”
sự chắc chắn. Ngoài ra còn là “having trust in people, plans, or the future” tin vào một ai đó, một kế hoạch hoặc tương lai. Có thể tạm dịch như sau: Tự tin là tin tưởng chắc chắn vào khả năng của bản thân, niềm tin vào một người khác hoặc tin vào một kế hoạch nào đó trong trương lai.
Theo tác giả Trí Đức thì tự tin đơn giản là tin tưởng vào chính bản thân mình tuy nhiên tác giả cũng khẳng định rằng muốn tự tin thì phải nỗ lực phấn đấu và giám chịu trách nhiệm cụ thể như sau: “Tính tự tin là biết tin tưởng vào khả năng, phẩm chất củ mình, cơ thể đạt được qua rèn luyện trong học tập và l o động. Tự tin phải đi đôi với nỗ lực bền bỉ và kiên trì phấn đấu… tự tin là dám chịu trách nhiệm về việc mình làm và chủ động tìm cách khắc phục trong mọi hoàn cảnh khó khăn” (Trí Đức, 1998).
Theo quan điểm của tác giả Huỳnh Văn Sơn, tác giả nhận định STT không phải là tự kiêu với người khác nhưng có thể là tự kiêu với chính bản lĩnh của mình. Tác giả viết cụ thể như sau: “Tự tin thể hiện mình không phải là tự kiêu mà nếu có tự kiêu thì không hẳn tự kiêu với người khác mà chỉ là tự
kiêu với bản lĩnh củ chính mình để mình không tự ti…Một ánh mắt nhìn thẳng, một lời nói rõ ràng, dứt khoát, tư thế ình tĩnh, điềm đạm, một hành động khiêm nhường nhưng nh nh gọn chứng minh rằng bạn đ ng tự tin”(Huỳnh Văn Sơn, 2009).
Trái ngược với tự tin chính là sự tự ti. “Tự ti là một trạng thái tâm lý thiếu đi lòng tin, coi khinh mình, cho rằng mình không bằng người khác”. “ Một người nếu muốn thành công, cần phải tự tin. Quá tự ti, sẽ có thể mất lòng tự tin, sẽ mất dũng khí hành động, vứt bỏ theo đuổi đối với lý tưởng, kết quả đương nhiên là làm một việc không thành” (Dương Tân, Nguyễn An. 2005)
Từ những nghiên cứu ở trên cho thấy các tác giả có nhiều quan điểm khác nhau về sự tự tin. Các thuật ngữ “tự tin” “sự tự tin”, “tính tự tin” có sự không đồng nhất với nhau. Dựa theo mục tiêu giáo dục cho trẻ 5 – 6 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non là giáo dục sự tự tin cho trẻ do đó trong đề tài nghiên cứu chúng tôi sử dụng thuật ngữ “Sự tự tin”. Ngoài ra, trong đề tài này khái niệm “Sự tự tin” được sử dụng là khái niệm về STT của tác giả Trí Đức. Khái niệm cụ thể như sau: “Sự tự tin là một phẩm chất của nhân cách, là khả năng tin vào ản thân của mỗi người, giúp họ có sức mạnh, ý chí để tiến hành chắc chắn một việc nào đó”.
Khái niệm biện pháp giáo dục sự tự tin Khái niệm biện pháp
Theo từ điển tiếng việt, “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” (Hoàng Phê. 1988. Tr 102). Tương tự trong Đại từ điển tiếng Việt cũng có khái niệm “Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành để giải quyết các vấn đề cụ thể” (Nguyễn Như Ý, 1996).
Tác giả Vũ Thị Ngân cho rằng “Trong giáo dục, biện pháp là những thành tố cụ thể củ phương pháp là mặt kỹ thuật củ phương pháp. Biện pháp là một khái niệm thuộc phạm trù phương pháp, phương pháp dạy học hướng
đến giải quyết trọn vẹn toàn thể những nhiệm vụ còn biện pháp hướng đến giải quyết những nhiệm vụ đơn lẻ, cụ thể”(Vũ Thị Ngân, 2009).
Như vậy, Biện pháp là một thành tố củ phương pháp; là cách làm, cách tiến hành một vấn đề cụ thể nào đó hay hướng tới giải quyết một nhiệm vụ đơn lẻ.
Khái niệm biện pháp giáo dục
Giáo dục trong tiếng anh là education có thể hiểu là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu.
Giáo dục theo nghĩ hẹp: Là bộ phận của quá trình sư phạm (quá trình giáo dục), là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thuộc các lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lao động và học tập, thẩm mỹ, vệ sinh.
Giáo dục theo nghĩ rộng: Là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội loài người.
“Biện pháp giáo dục mầm non được hiểu là cách làm cụ thể trong hoạt động hợp tác cùng nhau giữa giáo viên và trẻ nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra ở lứa tuổi mầm non” (Nguyễn Thị Hòa, 2013).
Khái niệm biện pháp giáo dục sự tự tin
Thông qua các nghiên cứu trên chúng tôi rút ra khái niệm biện pháp giáo dục sự tự tin như sau: Biện pháp giáo dục sự tự tin là cách thức tổ chức, cách làm cụ thể tác động lên trẻ nhằm hình thành và làm tăng sự tự tin cho trẻ.
1.2.2. Khái niệm hoạt động đóng kịch
Để tìm hiểu vai trò của hoạt động đóng kịch đối với việc giáo dục sự tự
tin cho trẻ 5 - 6 tuổi trước hết ta tìm hiểu về các khái niệm:
Khái niệm Hoạt động:
“Hoạt động là phương thức tác động qua lại giữ con người và thế giới, qu đó làm th y đổi thế giới và biến đổi con người. Trong hoạt động, con người tiêu h o năng lượng thần kinh và cơ ắp tác động vào hiện thực khách qu n để thỏa mãn những nhu cầu của mình” (Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, 2011).
Đồng quan điểm với tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, tác giả Nguyễn Xuân Thức cho rằng: “Hoạt động là quá trình tác động qua lại giữ con người với thế giới xung qu nh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phẩm về phía con người” (Nguyễn Xuân Thức, 2017). Đây cũng là khái niệm về hoạt động được sử dụng trong đề tài.
Khái niệm đóng kịch: “Đóng kịch là một hình thức để phát triển ngôn ngữ, phát triển trí nhớ và giáo dục tinh thần tập thể cho trẻ. Qu đóng kịch trẻ truyền tải lại được nội dung truyện, làm “sống lại” tâm trạng, hành động, ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện. Đồng thời thể hiện tình cảm và sự đánh giá của trẻ đối với các nhân vật. Trước khi đóng kịch, cô cho trẻ tự do nhận vai, phải nhớ đổi v i luân phiên để tất cả các cháu đều lần lượt được tham gia.
Sau tiết học cô cần tiếp tục củng cố và luyện tập bằng các hình thức trò chơi học tập, trò chơi đóng kịch, tập kể diễn cảm theo đoạn, theo tr nh… vào các thời điểm linh hoạt trong ngày” (Trần Thị Trọng, Phạm Thị Sửu, 1998. Tr 124,125).
Dựa vào các khái niệm trên chúng tôi rút ra khái niệm hoạt động đóng kịch của trẻ trong trường mầm non như sau:
Khái niệm hoạt động đóng kịch của trẻ trong trường mầm non: Hoạt động đóng kịch là quá trình tác động qua lại giữa trẻ với tác phẩm văn học từ
đó iến đổi tác phẩm văn học thành kịch bản và thể hiện vai diễn, trẻ tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ ắp, qu đó phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần bao gồm ngôn ngữ, trí nhớ, tình cảm, kĩ năng cho trẻ.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch là cách thức tổ chức hoạt động cùng nhau giữa cô và trẻ trong hoạt động đóng kịch nhằm giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Ở đây chúng ta cần phân biệt giữa biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch và biện pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học bao gồm các thể loại như thơ, vè, truyện, ca dao,… trong đó riêng hoạt động kể chuyện đã được thực hiện với 05 loại tiết khác nhau với từng mục đích cụ thể mà giáo viên tổ chức các hoạt động cho phù hợp và hoạt động đóng kịch là loại tiết cuối cùng. Riêng về mục tiêu chính của hoạt động đóng kịch để giáo dục sự tự tin cho trẻ thì mục tiêu đóng kịch phải được đưa lên trên cùng sau đó mới là các mục tiêu về kĩ năng thể hiện cảm xúc nhân vật, diễn đạt đúng vai diễn của trẻ. Từ mục tiêu khác nhau mà biện pháp sử dụng cũng khác nhau: Nếu mục tiêu là phát triển ngôn ngữ thì giáo viên sẽ sử dụng các biện pháp nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tập lặp lại nhiều lần để nhớ, giải thích các từ khó để mở rộng vốn từ cho trẻ.
Mục tiêu là giáo dục sự tự tin cho trẻ thì biện pháp của giáo viên phải là những biện pháp nhằm tạo cơ hội cho trẻ thể hiện bản thân và tin vào chính mình.