Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục sự tự tin cho trẻ qua hoạt động đóng kịch

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non tại quận tân phú (Trang 63 - 72)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TỰ TIN, BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ EM

2.5. Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động đóng kịch ở trường mầm non

2.5.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục sự tự tin cho trẻ qua hoạt động đóng kịch

2.5.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục sự tự tin cho trẻ qua hoạt động đóng kịch.

Nhận thức của GVMN và CBQL về sự tự tin.

Sau khi tìm hiểu bằng phiếu hỏi chúng tôi thống kê sự nhận thức của

CBQL và GVMN về lựa chọn (LC) các câu trả lời được bảng tổng hợp như sau:

Bảng 2.1. Tổng hợp nhận thức của GVMN và CBQL về sự tự tin.

LC Lựa chọn trả lời CBQL GVMN

Tần số % Tần số % 1

Sự tự tin là tin vào chính mình có

thể làm được điều gì đó. 0 0 3 8,3

2

Sự tự tin không phải là đức tính bẩm sinh mà được hình thành qua quá trình luyện tập.

1 8,3 3 8,3

3

Sự tự tin là tin tưởng vững chắc giá trị của bản thân, có bản lĩnh vượt qua mọi thử thách, là sức mạnh quyết định để vượt qua thử thách.

3 25 8 22,2

4

Tự tin là có niềm tin vào bản thân;

tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành người có và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ.

2 16,7 7 19,4

5

Sự tự tin là một phẩm chất của nhân cách, là khả năng tin vào bản thân của mỗi người, giúp họ có sức mạnh, ý chí để tiến hành chắc chắn một việc nào đó.

9 75 15 41,7

Thông qua bảng tổng hợp trên, có thể thấy đa số CBQL và GVMN có phương án lựa chọn là LC5 cho thấy phần lớn CBQL và GVMN có nhận thức đúng về sự tự tin trong đó CBQL là 75%, GVMN và 41,7%.

0 10 20 30 40 50 60 70 80

LC1 LC2 LC3 LC4 LC5

CBQL GVMN

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện nhận thức của CBQL và GVMN về sự tự tin Dựa trên biểu đồ ta thấy sự lựa chọn của CBQL và GVMN là gần tương đương nhau. Tuy nhiên ở lựa chọn 5 (lựa chọn đúng): “Sự tự tin là một phẩm chất của nhân cách, là khả năng tin vào bản thân của mỗi người, giúp họ có sức mạnh, ý chí để tiến hành chắc chắn một việc nào đó” thì đa số CBQL có lựa chọn đúng còn GVMN tỉ lệ lựa chọn chỉ đạt 41,7%. Điều này cho thấy cần tăng cường tập huấn nâng cao nhận thức của GVMN về sự tự tin.

Nhận thức của GVMN và CBQL về biện pháp giáo dục sự tự tin.

Bảng 2.2. Tổng hợp nhận thức của GVMN và CBQL về biện pháp giáo dục sự tự tin.

LC Biện pháp giáo dục sự tự tin CBQL GVMN Tần số % Tần số % 1 Là cách giáo viên tổ chức để giáo

dục sự tự tin. 0 0 3 8,3

2 Là cách thức, phương tiện giáo viên

tổ chức để giáo dục sự tự tin. 1 8,3 5 13,89 3

Là cách thức, phương tiện giáo viên tổ chức các hoạt động để giáo dục sự tự tin.

2 16,7 2 5,6

4

Là cách thức tổ chức, cách làm cụ thể của giáo viên để giáo dục sự tự tin.

2 16,7 4 11,2

5

Là cách thức tổ chức, cách làm cụ thể tác động lên trẻ nhằm hình thành và làm tăng sự tự tin cho trẻ.

7 58,3 12 33,3

0 10 20 30 40 50 60

LC1 LC2 LC3 LC4 LC5

East West

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện nhận thức của CBQL và GVMN về biện pháp giáo dục sự tự tin

Thông qua bảng tổng hợp và biểu đồ trên cho thấy đa số CBQL có lựa chọn đúng là lựa chọn 5. Điều đó cho thấy CBQL có kiến thức nhất định về biện pháp giáo dục STT cho trẻ 5 – 6 tuổi chiếm tỉ lệ 58,3%, còn ở GVMN thì thấp hơn chiếm tỉ lệ 33,3%. Do đó việc bồi dưỡng kiến thức cho GVMN và CBQL về biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Nhận thức của GVMN và CBQL về vai trò của hoạt động đóng kịch đối với việc giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Bảng 2.3. Tổng hợp nhận thức của GVMN và CBQL về vai trò của hoạt động đóng kịch đối với việc giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Vai trò của hoạt động đóng kịch đối với việc giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi

CBQL GVMN

Tần số % Tần số % Giúp trẻ mạnh dạn thể hiện bản thân của

mình, mạnh dạn tham gia các hoạt động.

12 100 25 69,4

Giúp trẻ tự tin nói lên ý kiến của mình, chủ động đề xuất ý tưởng cho một trò chơi mới, sáng tạo hơn trong các hoạt động nghệ thuật.

12 100 30 83,3

Giúp trẻ kết giao với bạn mới, duy trì mối quan hệ tốt với bạn khác.

12 100 36 100

Tự tin giúp trẻ bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại.

12 100 36 100

Dựa theo bảng tổng hợp trên chúng ta có thể thấy giáo viên và cán bộ quản lý đều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đóng kịch đối với việc giáo dục sự tự tin cho trẻ. Hoạt động đóng kịch giúp trẻ tự tin thể hiện bản thân, tự tin thể hiện cảm xúc và mở rộng mối quan hệ xã hội. Như vậy, có thể thấy hoạt động đóng kịch là phương tiện hữu hiệu trong biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ.

Nhận thức của GVMN và CBQL về biểu hiện sự tự tin của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động đóng kịch.

Bảng 2.4. Tổng hợp nhận thức của GVMN và CBQL về biểu hiện sự tự tin của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động đóng kịch.

Biểu hiện sự tự tin của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động đóng kịch

CBQL GVMN

Tần số % Tần số % Trẻ có thái độ mạnh dạn, tích cực tham gia

hoạt động đóng kịch một cách vui vẻ.

10 83,3 20 100

Trẻ bình tĩnh, quyết đoán xử lí các tình huống phát sinh trong lúc đóng kịch, cố gắng vượt qua khó khăn, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình.

12 100 36 100

Trẻ chủ động nói chuyện, đề xuất ý kiến, biết giơ tay xin phát biểu khi muốn nói, khi trẻ biểu diễn trên sân khấu trẻ giữ được bình tĩnh và thể hiện vai diễn của mình.

10 83,3 36 100

Trẻ biết tự kiềm chế cảm xúc của bản thân, bình tĩnh không khóc trên sân khấu hay la hét khi gặp tình huống bất ngờ.

12 100 36 100

Trẻ biết tự đánh giá bản thân mức độ đã hoàn thành vai diễn như thế nào và tham gia đánh giá bạn biểu diễn ra làm sao.

11 91,7 34 94,4

Căn cứ vào bảng tổng hợp ta có thấy CBQL và GVMN có nhận thức tương đối đầy đủ về biểu hiện sự tự tin của trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch. Các sự lựa chọn đều đạt từ 83,3% trở lên điều này cho thấy CBQL, GVMN đã có sự tìm hiểu và hiểu biết nhất định về biểu hiện tự tin của trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch.

Nhận thức của GVMN và CBQL về các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch

Bảng 2.5. Tổng hợp nhận thức của GVMN và CBQL về các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua

hoạt động đóng kịch

CBQL GVMN

Tần số % Tần số %

Yếu tố môi trường vật chất và tinh thần. 12 100 36 100

Yếu tố gia đình. 12 100 36 100

Yếu tố bạn bè. 12 100 36 100

Yếu tố tâm lý cá nhân. 12 100 36 100

Dựa trên bảng tổng hợp ta có thể thấy CBQL và GVMN đã nhận thức được những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục sự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch. Tất cả các yếu tố đều được CBQL và GVMN lựa chọn là 100%

Nhận thức của GVMN và CBQL về các mục tiêu giáo dục sự tự tin cho trẻ

Bảng 2.6. Tổng hợp nhận thức của GVMN và CBQL về mục tiêu giáo dục sự tự tin cho trẻ

Mục tiêu giáo dục sự tự tin cho trẻ CBQL GVMN Tần số % Tần số % Trẻ có hiểu biết về bản thân, biết và tin

tưởng vào khả năng của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

12 100 36 100

Trẻ mạnh dạn trình bày ý kiến. 12 100 36 100

Trẻ biết tự đánh giá bản thân và những người xung quanh.

12 100 36 100

Dựa vào bảng tổng hợp trên cho thấy CBQL và GVMN đều nhận thức được mục tiêu giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi là trẻ có hiểu biết về bản thân tin vào khả năng của bản thân, trẻ mạnh dạn trình bày ý kiến và trẻ tự đánh giá bản thân cũng như đánh giá bạn. Tuy nhiên khi nghiên cứu kế hoạch giáo dục của các lớp thì mục tiêu giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi chưa thấy giáo viên thể hiện. Điều này cho thấy vấn đề giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi còn nhiều bất cập về cả quản lý và tổ chức thực hiện.

Nhận thức của GVMN và CBQL về việc sử dụng chuẩn 5 tuổi để đánh giá sự tự tin của trẻ

Bảng 2.7. Tổng hợp nhận thức của GVMN và CBQL về việc sử dụng chuẩn 5 tuổi để đánh giá sự tự tin của trẻ

Chuẩn 8: Trẻ tin tưởng vào khả năng của bản thân

CBQL GVMN

Tần số % Tần số %

Chỉ số 31: Cố gắng thực hiện công việc đến cùng.

12 100 36 100

Chỉ số 32: Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc.

12 100 36 100

Chỉ số 33: Chủ động làm một số việc đơn giản hằng ngày.

12 100 36 100

Chỉ số 34: Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân.

12 100 36 100

Căn cứ vào bảng tổng hợp trên chúng ta có thể thấy CBQL và GVMN đã có sử dụng bộ chuẩn 5 tuổi để đánh giá sự tự tin của trẻ 5 – 6 tuổi cụ thể đó là chuẩn 8: trẻ tin tưởng vào khả năng của bản thân. Thông qua việc nghiên cứu sản phẩm hoạt động của giáo viên chúng tôi nhận thấy trong kế hoạch giáo

dục của giáo viên vẫn thể hiện bảng chuẩn 5 tuổi và có phần khảo sát trẻ đánh giá trẻ dựa trên chuẩn 5 tuổi vào đầu năm học.

Nhận thức của GVMN và CBQL về việc lựa chọn chủ đề để giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi

Bảng 2.8. Tổng hợp nhận thức của GVMN và CBQL về việc lựa chọn chủ đề để giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch

Chủ đề để giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi

CBQL GVMN

Tần số % Tần số %

Chủ đề bản thân 12 100 36 100

Chủ đề trường mầm non 12 100 36 100

Chủ đề động vật, thực vật 12 100 36 100

Chủ đề môi trường 12 100 36 100

Chủ đề giao thông 12 100 36 100

Chủ đề quê hương đất nước 12 100 36 100

Dựa trên bảng tổng hợp chúng ta có thể thấy CBQL và GVMN cho rằng việc giáo dục sự tự tin cho trẻ qua hoạt động đóng kịch có thể tổ chức ở tất cả các chủ đề. Tuy nhiên, khi tìm hiểu trong kế hoạch giáo dục của các lớp lại không thể hiện rõ. Chỉ 2/18 lớp là có thể hiện giáo án đóng kịch nhưng không có mục tiêu giáo dục sự tự tin cho trẻ, không có giáo án hay chủ đề nào thể hiện mục tiêu giáo dục sự tự tin cho trẻ. Điều này cho thấy cần phải có biện pháp tích cực trong việc tập huấn giúp giáo viên xây dựng chương trình giáo dục phù hợp.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non tại quận tân phú (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)