CHƯƠNG 2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập Báo cáo kinh tế xã hội; báo cáo thống kê, kiểm kê diện tích đất của huyện A Lưới và Nam Đông; xã Thượng Lộ, Hương Phú, Hương Phong và Hồng Hạ.
- Thu thập báo cáo theo dõi diễn biến rừng hàng năm của huyện Nam Đông và A Lưới từ năm 2006 đến 2022 để tổng hợp số liệu về diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng, tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất theo các năm, biến động diện tích rừng theo các nguyên nhân…
- Thu thập báo cáo về chuyển mục đích sử dụng rừng để tổng hợp diện tích rừng tự nhiên, rừng sản xuất bị chuyển đổi sang các mục đích khác như thủy điện, giao thông…từ 2006 đến 2022 của huyện Nam Đông và A Lưới.
- Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2005-2010 (Quyết định Số: 1501/QĐ- UBND ngày 2/7/2007 phê duyệt kết quả rà soát 3 loại rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010).
- Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2010-2015 (Quyết định 1347/QĐ-UBND, 23/7/2010 phê duyệt quy hoạch bảo về và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2020).
- Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2016-2020 (quyết định 944/QĐ-UBND, ngày 9/5/2016 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2020).
- Bản đồ hiện trạng rừng huyện Nam Đông và A Lưới năm 2005 (Trường hiện trạng của Bản đồ quy hoạch giai đoạn 2005-2010) và bản đồ hiện trạng rừng năm 2020 của hai huyện.
- Các báo cáo từ các chương trình, dự án và các nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài đã thực hiện.
- Thu thập và tham khảo các văn bản chính sách lâm nghiệp cấp trung ương và địa phương có liên quan đến quản lý bảo vệ rừng, quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, phát triển rừng trồng…
2.3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp theo Small 2011 [161] được sử dụng với sự kết hợp việc thu thập số liệu định tính (Phỏng vấn sâu và Thảo luận nhóm) và định lượng (Điều tra hộ gia đình).
* Phương pháp phỏng vấn sâu
Sau khi tổng hợp các số liệu thứ cấp, các văn bản pháp luật và các nghiên cứu liên quan, tiến hành phỏng vấn sâu 49 người từ cấp tỉnh tới thôn có kiến thức, am hiểu về thay đổ sử dụng đất tại địa phương, thay đổi sinh kế hộ gia đình, phát triển rừng trồng hộ gia đình và các nhân tố ảnh hưởng đến những sự thay đổi này (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Thông tin người được phỏng vấn sâu
Cấp Địa chỉ/Cơ quan Số người được phỏng vấn
Tỉnh
Chi cục kiểm lâm, Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Trung Trung Bộ, Trung tâm quy hoạch và thiết kế nông lâm nghiệp Thừa Thiên Huế.
3
Huyện Cán hộ hạt kiểm lâm; Phòng NN&PTNN; Phòng TNMT
huyện Nam Đông và A Lưới 13
Xã Cán bộ xã Thượng Lộ, Hương Phú, Hồng Hạ và Hương
Phong (Địa chính xã; Kiểm lâm địa bàn) 8
Thôn Trưởng/phó thôn; Thành viên ban quản lý RCĐ của 4 xã
nghiên cứu 14
Người dân Người lớn tuổi, người am hiểu về hoạt động sử dụng đất
tai các thôn của 4 xã nghiên cứu 11
Tổng 49
Đầu tiên, các cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện với cán bộ cấp tỉnh và huyện.
Bước này được thực hiện nhằm thu thập các thông tin cơ bản của huyện Nam Đông và A Lưới, lựa chọn các xã nghiên cứu, xác định những người cung cấp thông tin chính có liên quan tại các xã và hệ thống lại thông tin để xây dựng phiếu điều tra hộ gia đình.
Ngoài ra, các cuộc phỏng vấn sâu này còn nhằm phân tích sự thay đổi về tỷ lệ che phủ, thay đổi diện tích các loài rừng và đất lâm nghiệp tại huyện Nam Đông và A Lưới từ 2005-2020 đã được tổng hợp từ các số liệu thứ cấp. Sau đó, tiến hành các cuộc phỏng vấn với những người cung cấp thông tin quan trọng tại các xã và thôn nghiên cứu, bao gồm cán bộ xã, đại diện thôn và những người lớn tuổi có hiểu biết về lịch sử sử dụng đất, quản lý tài nguyên rừng và sinh kế của các xã và thôn. Các cuộc phỏng vấn sâu chủ yếu tập trung vào quá trình thay đổi sử dụng đất lâm nghiệp theo các mốc thời gian chính, thay đổi sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này. Ngoài ra, thực trạng, quá trình hình thành, tình hình sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của rừng trồng keo hộ gia đình cũng được đề cập trong các cuộc phỏng vấn sâu.
* Phương pháp điều tra hộ gia đình
Trong nghiên cứu trước đây (Thulstrup 2015 [156]) đã cho thấy sự khác biệt đáng kể về sử dụng đất hộ gia đình giữa các nhóm dân tộc tại tỉnh Quảng Nam. Do đó, để xem xét vấn đề dân tộc trong thay đổi sử dụng đất và sinh kế tại địa bàn nghiên cứu, mẫu phỏng vấn của luận án được phân tầng theo nhóm dân tộc, cụ thể là DTTS và dân tộc Kinh. Từ danh sách hộ gia đình của hai xã, 443 hộ trong tổng số 1.669 hộ của 4 xã được chọn để phỏng vấn bằng phiếu điều tra đã được soạn sẵn. Mẫu được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, sao cho đảm bảo cân bằng về số hộ người Kinh và người DTTS tại 4 xã được điều tra (Bảng 2.2).
Bên cạnh đó, để số lượng mẫu đảm bảo ý nghĩa về mặt thống kê, hơn 30 hộ gia đình mỗi thôn của mỗi xã được chọn điều tra. Do đó, tổng cộng 100 hộ gia đình người DTTS đã được điều tra tại 03 thôn của xã Thượng Lộ và xã Hồng Hạ (xã có đa số người DTTS sinh sống). Ở xã Hương Phú, 03 thôn có diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên được chọn trong tổng số 08 thôn của xã. Hương Phong có tất cả 2 thôn, vì vậy cả 2 thôn đều được chọn nghiên cứu. Do đó, 100 hộ người Kinh đã được phỏng vấn tại xã Hương Phú và Hương Phong (xã có đa số người Kinh sinh sống). Ngoài ra, các hộ dân tộc Kinh sinh sống tại xã Thượng Lộ, Hồng Hạ và các hộ DTTS sinh sống tại xã Hương Phú, Hương Phong cũng được khảo sát để đảm bảo sự khách quan khi so sánh giữa các nhóm dân tộc tại 4 xã. Tuy nhiên, do số lượng những hộ này tại các xã ít (dưới 20 hộ) nên chỉ có 13 hộ dân tộc Kinh tại Hồng Hạ, 11 hộ dân tộc Kinh tại xã Thượng Lộ; 8 hộ DTTS tại xã Hương Phong và 11 hộ DTTS tại xã Hương Phú được phỏng vấn (Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Số lượng mẫu điều tra hộ gia đình
Xã Tổng
số hộ
Số hộ được phỏng vấn Hộ nghèo,
cận nghèo
Không nghèo
Dân tộc Kinh
Dân tộc thiểu số
Tổng số hộ
Tỷ lệ (%)
Hương Phú 791 15 (38%*) 96 100 11 111 14
Thương Lộ 336 31 (56%*) 80 11 100 111 33
Hồng Hạ 402 47 (29%*) 66 13 100 113 28
Hương Phong 140 3 (100%*) 105 100 8 108 77
Tổng 1669 96 (37%*) 347 224 219 443 27
Ghi chú: * Tỷ lệ % hộ nghèo và cận nghèo được phỏng vấn so với tổng hộ nghèo và cận nghèo của các xã năm 2020
Luận án cũng tập trung xem xét và so sánh giữa nhóm hộ nghèo/cận nghèo và không nghèo của các xã nghiên cứu, vì vậy quá trình lựa chọn hộ phỏng vấn cũng cân nhắc đến tỷ lệ số lượng mẫu là hộ nghèo/cận nghèo của các xã. Do đó, tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo được phỏng vấn chiếm 37% tổng số hộ nghèo và cận nghèo của 4 xã (Bảng 2.2). Danh sách phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo được UBND các xã lập căn cứ theo các chỉ tiêu của Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016–2020 [56].
Những hộ được phỏng vấn không nằm trong danh sách hộ nghèo/cận nghèo của các xã nghiên cứu được gộp lại thành nhóm hộ không nghèo.
Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác của các thông tin thu thập được, người được lựa chọn phỏng vấn là chủ hộ hoặc lao động chính của gia đình.
* Phương pháp thảo luận nhóm
Có 02 cuộc thảo luận nhóm cấp huyện (01 nhóm/1 huyện) được tổ chức với người tham dự gồm đại diện cán bộ hạt kiểm lâm A Lưới, phòng NN &PTNT và Phòng TNMT.
Nội dung thảo luận tập trung vào tổng quan quá trình thay đổi sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này và thực trạng quản lý bảo vệ rừng tại địa phương.
Có 04 cuộc thảo luận nhóm cấp xã (01 nhóm/xã) được tổ chức với sự tham dự của kiểm lâm địa bàn, cán bộ địa chính xã và đại diện của các thôn. Đại diện thôn gồm trưởng thôn, người lớn tuổi, đại diện ban quản lý rừng cộng đồng, đại diện các hộ gia đình có và hộ không có diện tích rừng trồng, đại diện hộ có tham gia và không tham gia thu hái LSNG. Các cuộc thảo luận nhóm tập trung vào các nội dung: (1) Xác định thực trạng chung về chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp hộ gia đình và các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi sử dụng đất; (2) Sự thay đổi các hoạt động sinh kế dựa vào tài nguyên rừng; (3) Sự thay đổi các tri thức bản địa liên quan đến QLBVR; (4) Xác định và phân
tích sự thay đổi các khu vực khai thác LSNG năm 2020 so với 2005; (5) Quá trình hình thành và tình hình sinh trưởng, phát triển của rừng trồng keo hộ gia đình;
* Phương pháp điều tra sinh trưởng rừng trồng keo của hộ gia đình
Từ số liệu điều tra hộ gia đình, xác định được diện tích chuyển đổi từ các loại đất khác như đất rừng tự nhiên, đất rẫy, cao su và vườn hộ qua trồng keo của 443 hộ được phỏng vấn trong giai đoạn từ 2005-2020. Căn cứ vào diện tích này và theo quy định của Thông tư 33/2018, Điều 11, khoản 2 điểm c để xác định diện tích rút mẫu điều tra (Bảng 2.3) [8]. Từ diện tích rút mẫu điều tra xác định số ô tiêu chuẩn (OTC) cần điều tra tại mỗi xã giao động từ 1-2 OTC với diện tích OTC là 500 m2 (25m x 20m). Do đó, để đảm bảo sự cân đối giữa các xã, tiến hành lập 2 OTC điển hình tạm thời tại mỗi xã nghiên cứu để đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng (Bảng 2.3).
Ngoài ra, trong tổng các diện tích chuyển đổi sang trồng keo có những rừng keo đã được chuyển đổi từ lâu (2005), cũng có những diện tích mới chuyển đổi (2020), tuy nhiên toàn bộ diện tích keo này đều được hộ gia đình tại 4 xã trồng theo mô hình gỗ nhỏ với chu kỳ kinh doanh là 4-5 năm. Vì vậy tại mỗi xã lập 01 ô tiêu chuẩn ở giai đoạn tuổi 4 và 01 ô tiêu chuẩn giai đoạn tuổi 5.
Các OTC được lựa chọn có cùng mật độ trồng ban đầu (3000 cây/ha) và tuy nhiên có sự khác nhau tương đối về việc áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Mặc dù tất cả các OTC đều được trồng theo phương thức đào hố thủ công và phát dọn thực bì từ năm 1 đến năm 3 và không bón phân thúc sau trồng. Tuy nhiên, tại xã Hương Phú và Hương Phong người dân thực hiện bón lót khi trồng còn xã Thượng Lộ và Hồng Hạ thì không bón lót. Ngoài ra, xã Hương Phú và Thượng Lộ chọn giống là Keo lai hom, còn xã Hồng Hạ và Hương Phú chọn giống Keo tai tượng từ hạt. Trong ô tiêu chuẩn, đo đếm toàn bộ số cây với các chỉ tiêu: đường kính ngang ngực (D1.3); chiều cao vút ngọn (Hvn); và đếm số cây sống.
Bảng 2.3. Diện tích và ô tiêu chuẩn điển hình điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng rừng
keo hộ gia đình
Xã Tổng diện tích chuyển đổi sang
trồng keo (m2) Diện tích điều
tra (m2)
Số OTC điển hình
Hồng Hạ 1.795.000 897.5 2
Hương Phong 2.185.000 1092.5 2
Thượng Lộ 925.000 462.5 2
Hương Phú 1.380.000 690 2
2.3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp hỗn hợp (Small 2011 [149]) bằng cách kết hợp giữa phân tích các thông tin từ phỏng vân sâu, thảo luận nhóm và đánh giá tài liệu
thứ cấp (thống kê, xây dựng và chống xếp lớp bản đồ) và phân tích diễn giải dữ liệu định lượng từ điều tra hộ gia đình (áp dụng thống kê mô tả, Kiểm định T-Test, ANOVA và Hồi quy tuyến tính bội). Cụ thể như sau:
a. Phương pháp bản đồ
*. Phương pháp chồng xếp lớp bản đồ
Chồng xếp bản đồ hiện trạng rừng năm 2005 và 2020 để xác định ma trận biến động diện trạng rừng huyện Nam Đông và A Lưới giai đoạn 2005-2020. Ngoài ra, chồng xếp bản đồ quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2005-2010; 2011-2016 và 2016-2020 để xác định ma trận biến động diện tích 3 loại rừng của hai huyện giai đoạn 2011-2016 so với giai đoạn 2005-2010 và giai đoạn 2016-2020 so với 2011-2016. Các bước thực hiện như sau:
- Đồng bộ hóa tất cả các loại bản đồ hiện trạng về 1 cơ sở dự liệu thống nhất: Theo đó hiện trạng gồm 4 loại là Rừng tự nhiên, Rừng trồng, Đất trống và Đất khác. Các trạng thái rừng tự nhiên đồng bộ về “Rừng tự nhiên”, các đối tượng rừng trồng (rừng trồng gỗ, rừng trồng khác, đất trồng rừng chưa thành rừng…) về thành “Rừng trồng”. Các loại đất trống Ia, Ib, Ic đồng bộ về “Đất trống”. Các loại đất còn lại như đất ở, đất giao thông, nông nghiệp…đồng bộ về “Đất khác”.
- Đồng bộ hóa quy hoạch: Các giai đoạn quy hoạch có mã hóa 3 loại rừng khác nhau, giai đoạn 2005-2010 và 2010-2016 mã hóa theo chữ (ví dụ DD, PH, SX, đất khác (nông nghiệp, thổ cư…)). Trong khi đó quy hoạch giai đoạn 2016-2020 mã hóa theo số (1=RPH, 2=RDD; 3=RSX, 0=Ngoài 3 loại rừng). Vì vậy trước khi chồng xếp bản đồ quy hoạch 3 giai đoạn cần đồng bộ hóa các đối tượng thành 4 loại là PH, DD, SX và ĐK (Ngoài 3 loại rừng).
- Chuyển các loại bản đồ từ dạng Mapinfo sang Shapfile (Argis).
- Dùng phần mềm Argis chồng xếp các loại bản đồ trên (bản đồ quy hoạch các giai đoạn, bản đồ hiện trạng rừng) thành một bản đồ tổng hợp trong đó có các dạng dữ liệu thuộc tính của các đối tượng nghiên cứu.
- Do sự sai khác về tỷ lệ bản đồ giữa các giai đoạn (giai đoạn 2010-2016: tỷ lệ 1:50.000; giai đoạn 2016-2020: tỷ lệ 1:10.000) nên quá trình chồng xếp xuất hiện nhiều lô có diện tích nhỏ (gần bằng 0 tính theo đơn vị hecta), vì vậy tiến hành gộp các lô có diện tích nhỏ vào lô bên cạnh.
- Xuất dữ liệu sang Excell để xử lý chạy ma trận biến động hiện trạng rừng giai đoạn 2005-2020 và biến động giữa các giai đoạn quy hoạch 3 loại rừng.
*. Phương pháp xây dựng bản đồ khu vực khai thác LSNG
- Dựa vào bản đồ hiện trạng rừng năm 2005 và bản đồ hiện trạng rừng theo chủ quản lý năm 2015 của 4 xã được in dưới dạng A0.
- Tiến hành tổ chức thảo luận nhóm (01 nhóm/xã) để thảo luận và xác định khu vực khai thác LSNG năm 2005 và 2020. Các khu vực này sẽ được đại diện các hộ có kinh nghiệm trong khai thác LSNG khoanh lại trên bản đồ với sự hỗ trợ của cán bộ thôn và cán bộ xã.
- Sử dụng phần mềm QGIS để biên tập lại bản đồ khu vực khai thác tại hai thời điểm trên file bản đồ hiện trạng rừng năm 2020 của 4 xã.
b. Phương pháp xử lý thống kê
*. Thống kê mô tả
- Sử dụng công cụ excel trong phần mềm Office version 2020 để tổng hợp và xử lý các số liệu thu được từ các báo cáo: Báo cáo theo dõi diễn biến rừng, báo cáo chuyển đổi mục đích sử dụng rừng…từ năm 2006 đến 2022.
- Sử dụng thống kê mô tả trong phần mềm SPSS 22 để xác định giá trị trung bình về mức độ quan trọng của các nguồn thu nhập năm 2005 và 2020 do hộ gia đình tự đánh giá sắp xếp. Trong đó, mức độ quan trọng của nguồn thu được đánh giá theo 6 mức, gồm: 0 = Không quan trọng; 1 = Quan trọng thứ 5; 2 = Quan trọng thứ 4; 3 = Quan trọng thứ 3; 4 = Quan trọng thứ hai; 5 = Quan trọng nhất.
*. Kiểm định giá trị trung bình giữa 2 nhóm (Independent Sample T-test)
Kiểm định Independent Sample T-test được sử dụng để so sánh sự khác biệt về giá trị trung bình diện tích các loại đất, trung bình các nguồn thu nhập năm 2020; diện tích keo, thu nhập từ keo năm 2005 và trung bình diện tích các loại đất được chuyển qua trồng keo trong 15 năm giữa các nhóm dân tộc (Hộ người Kinh và hộ DTTS), điều kiện kinh tế hộ gia đình (Hộ nghèo/cận nghèo và không nghèo) và huyện (Nam Đông và A Lưới).
Phương pháp Independent Sample T-test bằng phần mềm SPSS 22 như sau:
Xem xét kiểm định F tại bảng Independent Samples Test, nếu sig>0,05 có nghĩa không có sự khác biệt phương sai giữa hai nhóm so sánh (2 huyện hoặc nhóm dân tộc hoặc nhóm hộ nghèo/cận nghèo và không nghèo). Do đó sử dụng kết quả kiểm định t ở hàng Equal variances assumed.
Nếu kiểm định F có sig<0,05, có nghĩa có sự khác biệt phương sai giữa hai nhóm so sánh, tiếp tục sử dụng kết quả kiểm định t ở hàng Equal variances not assumed. Nếu sig kiểm định t > 0,05, nghĩa là không có sự khác biệt trung bình giữa 2 nhóm so sánh. Nếu sig kiểm định t < 0,05, kết luận có sự khác biệt trung bình giữa 2 nhóm.