Ảnh hưởng đến sự thay đổi cơ cấu thu nhập của hộ gia đình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 113 - 119)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAY ĐỔI DIỆN TÍCH ĐẤT LÂM NGHIỆP HUYỆN NAM ĐÔNG VÀ A LƯỚI GIAI ĐOẠN 2005-2020

4.5.1. Ảnh hưởng đến sự thay đổi cơ cấu thu nhập của hộ gia đình

Cơ cấu thu nhập hộ gia đình ở cả 4 xã nghiên cứu trong giai đoạn 2005-2020 đều có sự thay đổi mạnh mẽ. Thu nhập từ keo (thu hoạch rừng keo của gia đình và làm thuê liên quan đến keo), làm thuê (không liên quan đến rừng), cao su và trợ cấp (trợ cấp của xã hội và người thân) tăng lên trong khi thu nhập từ nông nghiệp (hoa màu, chăn nuôi,

thủy sản và vườn hộ), thu nhập từ rừng tự nhiên (tiền DVMTR, thu hái LSNG, khai thác gỗ) và từ tiền lương giảm (Biểu đồ 4.8).

Năm 2005, thu nhập từ nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất (31,6%) trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm mạnh xuống còn 11,9% vào năm 2020.

Cùng với đó, thu nhập từ rừng keo tăng và đạt giá trị cao nhất trong tổng thu nhập của cả hai huyện (A Lưới: 22,0%, Nam Đông: 25,2%) vào năm 2020 (Biểu đồ 4.8).

Thu nhập từ rừng tự nhiên giảm từ 8,0% năm 2005 xuống còn 6,1% năm 2020. Mặc dù năm 2020 cộng đồng có thêm nguồn thu nhập từ tiền chi trả DVMTR, tuy nhiên thời điểm năm 2005 người dân tham gia thu hái LSNG nhiều hơn nên nguồn thu từ LSNG nhiều hơn năm 2020. Bên cạnh đó, năm 2005 vẫn còn nhiều người tham gia khai thác gỗ từ rừng tự nhiên để bán, tuy nhiên những năm gần đây tài nguyên rừng được quản lý nghiêm ngặt hơn bởi kiểm lâm và cộng đồng, do đó tình trạng khai thác gỗ từ rừng tự nhiên đã được hạn chế tối đa. Thu nhập từ làm thuê tăng (từ 11,5 lên 15,4 %) cũng dự báo xu hướng một số người dân địa phương lựa chọn chiến lược sinh kế không dựa vào rừng (Biểu đồ 4.8).

Kết quả điều tra hộ gia đình cho thấy một bộ phận thanh niên có xu hướng tham gia các hoạt động sinh kế khác không liên quan đến rừng như làm công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, hay những năm gần đây nhiều thanh niên đã tham gia xuất khẩu lao động.

Bên cạnh đó, nhiều dịch vụ mới (mở quán gym, lái xe taxi, nấu ăn cho đám, tiệc, bán cơm, bán mỹ phẩm…) đã bắt đầu hình thành tại địa phương và tạo ra nhiều nghề mới cho người dân địa phương.

Biểu đồ 4.8. Sự thay đổi tỷ lệ đóng góp (%) các nguồn thu nhập của hộ gia đình giai

đoạn 2005-2020

Mặc dù tỷ lệ đóng góp của các nguồn thu nhập giữa 4 xã là khác nhau, nhưng đều có điểm chung là thu nhập từ keo đóng tỷ lệ cao trong cơ cấu thu nhập của từng xã. Hương

9.8

31.6

3.4

8.8 8.0

11.5

25.7

1.3 9.6

11.9

8.9

23.7

6.1

15.4

22.0

2.3 0.0

5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0

Kinh doanh, buôn bán

Nông nghiệp

Cao su Keo Rừng tự

nhiên

Làm thuê Lương Trợ cấp

Thu nhập (%)

Năm 2005 Năm 2020

Phong là xã có tổng thu nhập lớn nhất trong đó chủ yếu là thu nhập từ tiền lương, sản xuất nông nghiệp (chủ yếu từ chăn nuôi bò và gia cầm) và rừng keo. Tiếp theo là Hương Phú với thu nhập từ keo, cao su và làm thuê cao nhất. Tiền lương và rừng keo là hai nguồn thu nhập đóng góp nhiều nhất vào tổng thu nhập hộ gia đình ở xã Thượng Lộ. Hồng Hạ có tổng thu nhập thấp nhất nhưng lại có thu nhập từ keo và cao su cao thứ hai trong số bốn xã (Bảng 4.16). Cùng với xu hướng chung của tổng mẫu được phỏng vấn (Biểu đồ 4.8), tỷ lệ đóng góp các nguồn thu nhập của năm 2020 tại từng xã, từng nhóm dân tộc, từng nhóm hộ có điều kiện kinh tế khác nhau có sự biến đổi rõ rệt so với năm 2005. Tỷ lệ đóng góp của thu nhập từ kinh doanh, buôn bán nhỏ, tiền lương, đặc biệt là SXNN giảm, trong khi đó tỷ lệ đóng góp của nguồn thu nhập từ cao su, keo, làm thuê và trợ cấp từ xã hội và người thân tăng. Đặc biệt tỷ lệ đóng góp của thu nhập từ keo tăng lên rõ rệt nhất tại 4 xã và từng nhóm hộ so sánh.

Bảng 4.16. Sự thay đổi tỷ lệ đóng góp (%) các nguồn thu nhập của HGĐ theo từng xã,

nhóm dân tộc và nhóm phân loại kinh tế hộ

Các nguồn thu nhập Kinh

doanh SXNN Cao su Keo RTN Làm

thuê Lương Trợ cấp

A Lưới 2005 10,7 30,6 0,0 6,6 8,0 11,3 31,5 1,3

2020 4,1 14,9 3,8 22,0 6,7 9,7 27,0 11,8

Nam Đông 2005 8,7 33,0 7,5 10,7 8,0 11,8 18,9 1,3

2020 5,0 8,6 14,2 25,2 5,3 15,4 16,4 9,9

Hồng Hạ 2005 8,0 35,3 0,0 16,9 14,9 3,4 20,2 1,4

2020 5,9 8,1 10,8 39,8 5,5 7,6 9,3 13,0

Hương Phong

2005 11,9 28,7 0,0 2,5 5,3 14,4 36,0 1,3

2020 3,2 17,9 0,7 13,9 7,2 10,7 35,1 11,3

Thượng Lộ 2005 6,6 32,2 0,0 6,6 16,2 5,8 30,4 2,2

2020 5,4 11,4 6,9 21,2 6,7 14,4 26,2 7,9

Hương Phú 2005 10,1 33,6 12,1 13,3 2,9 15,6 11,7 0,7

2020 4,7 6,4 19,8 28,3 4,3 16,2 8,9 11,4

Dân tộc thiểu số

2005 2,3 35,0 3,8 11,9 16,7 6,2 22,3 1,8

2020 2,3 10,7 10,8 33,0 7,6 11,2 18,2 6,1

Dân tộc Kinh

2005 13,4 30,0 3,2 6,8 3,7 14,0 27,4 1,0

2020 5,7 12,4 7,8 18,5 5,1 13,2 23,8 13,5

Không nghèo

2005 9,9 31,1 3,6 7,3 6,6 11,5 28,4 1,2

2020 4,7 12,0 8,7 22,3 5,1 12,1 24,0 11,1

Nghèo/cận nghèo

2005 8,7 35,4 1,7 17,9 19,1 11,5 3,5 2,2

2020 3,1 10,0 10,7 35,3 15,1 15,9 1,1 8,9

Có sự thay đổi về mức độ quan trọng các nguồn thu nhập của hộ gia đình năm 2005 và 2020 theo đánh giá của người dân địa phương. Năm 2005, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất. Trong đó, chăn nuôi bò, trâu, heo, gà là đã

tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình. Các sản phẩm từ hoạt động trồng trọt, chủ yếu sử dụng để làm lương thực phẩm hàng ngày, ít trao đổi buôn. Thời điểm này, người dân địa phương bắt đầu tham gia trồng keo nhiều, vì vậy mặc dù nhiều diện tích keo chưa cho khai thác để tạo thu nhập nhưng các hộ gia đình có nguồn thu nhập từ các hoạt động làm thuê liên quan đến keo như phát dọn đất và trồng keo. Năm 2020, mức độ quan trọng của thu nhập từ SXNN giảm, trong khi thu nhập từ keo tăng. Thu nhập từ keo được lựa chọn là nguồn thu quan trọng nhất của hộ gia đình (Biểu đồ 3.9).

Có 81,7 % số hộ được phỏng vấn cho rằng thu nhập từ keo quan trọng với sinh kế của gia đình. Với một khoản tiền khá lớn từ rừng trồng, người dân địa phương có thể xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm trang thiết bị đắt tiền cho sinh hoạt của gia đình (Tivi, tủ lạnh, bếp ga, xe máy, điện thoại…). Đây cũng là nguồn thu nhập giúp người dân có thể niềm tin, mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất, có tới 44,6% người dân sử dụng tiền từ khai thác rừng keo và làm thuê liên quan đến rừng trồng keo để trả nợ cho các khoản nợ của gia đình. Ngoài ra, có 36,5% hộ bị thiếu đói (23/40 hộ) sử dụng tiền từ làm thuê liên quan đến keo để giải quyết tình trạng khó khăn của gia đình.

Thu nhập từ rừng tự nhiên trước đây được người dân đánh giá là nguồn thu nhập quan trọng đối với hộ gia đình (sau SXNN và rừng trồng keo). Đối với người dân miền núi, thu hái LSNG là hoạt động người dân có thể tranh thủ khi vào thời kỳ nông nhàn hoặc không thể kiếm việc làm thuê khác. Đặc biệt với những hộ có điều kiện kinh tế khó khăn thì thu hái LSNG còn là giải pháp lúc họ gặp thiếu đói hoặc khó khăn về tiền bạc. Tuy nhiên, hiện nay do nguồn LSNG ngày càng suy giảm, người dân có nhiều việc làm từ rừng trồng keo, do đó tỷ lệ người thu hái LSNG giảm dẫn tới tỷ lệ đóng góp trong cơ cấu thu nhập của nguồn thu từ RTN năm 2020 giảm và mức độ quan trọng của thu nhập từ rừng tự nhiên cũng giảm. Ngoài ra, vai trò của nguồn thu từ kinh doanh và làm thuê năm 2020 cũng được người dân đánh giá quan trọng hơn so với năm 2005 (Biểu đồ 4.9).

Biểu đồ 4.9. Sự thay đổi mức độ quan trọng của các nguồn thu theo đánh giá của hộ

gia đình

.00 1.00 2.00 3.00 4.00

Kinh doanh

SXNN

Cao su

Keo RTN

Làm thuê Lương

Trợ cấp

Năm 2005 Năm 2020

Sự khác nhau về diện tích keo trung bình của hộ, số lượng hộ có diện tích keo và số hộ có người tham gia làm thuê liên quan đến rừng keo đã dẫn tới sự khác nhau trong thu nhập của hộ gia đình. Hộ nghèo/cận nghèo và hộ không nghèo có sự khác nhau trong tiếp cận đất (Bảng 4.15), do đó thu nhập giữa hai nhóm hộ này khác nhau rõ rệt (Sig.<0,05). Trung bình hộ nghèo thu được 17,5 triệu đồng/năm từ rừng keo, thấp hơn nhiều so với hộ không nghèo (29,4 triệu đồng/hộ/năm) (Bảng 4.17). Trong đó, nguồn thu từ làm thuê liên quan đến keo (thu nhập gián tiếp) giữa hộ nghèo/cận nghèo và không nghèo xấp xỉ bằng nhau (13,6 triệu so với 14,3 triệu đồng/năm/hộ), tuy nhiên nguồn thu từ khai thác rừng trồng của chính hộ gia đình (thu nhập trực tiếp) thì chênh lệch rõ ràng (3,9 triệu đồng/hộ nghèo/cận nghèo/năm so với 15,1 triệu đồng/hộ không nghèo/năm).

Bên cạnh đó, năm 2005 không có sự khác nhau về thu nhập trung bình từ rừng trồng giữa hộ nghèo/cận nghèo và không nghèo, tuy nhiên năm 2020 đã có sự khác biệt rõ rệt, trong khi hộ nghèo chỉ thu được 17,53 triệu/hộ/năm thì hộ không nghèo thu được 29,43 triệu đồng/hộ/năm (Bảng 4.17).

Nhóm DTTS và dân tộc Kinh không có sự khác nhau về diện tích đất trung bình mỗi hộ (Bảng 4.15), do đó thu nhập trung bình hộ từ rừng trồng cũng không có sự khác nhau về mặt thống kê giữa 2 nhóm hộ này (26,5 triệu so với 27,2 triệu đồng) (Bảng 4.17). Tuy nhiên thu nhập từ rừng trồng keo của hộ dân tộc Kinh chủ yếu là thu nhập trực tiếp từ rừng trồng, trong khi thu nhập của các hộ DTTS chủ yếu là thu nhập gián tiếp từ rừng trồng (tương tự như những hộ không có đất trồng rừng và hộ nghèo), do đó họ không thể chủ động nguồn thu nhập của mình mà phụ thuộc vào người thuê mình. Hộ dân tộc Kinh có bình quân thu nhập trực tiếp từ rừng trồng nhiều hơn hộ DTTS (15,8 triệu/hộ so với 9,4 triệu đồng/hộ), trong khi đó có tới 68,8% hộ DTTS tham gia làm thuê liên quan đến keo (so với 31,3% hộ dân tộc Kinh), do đó hộ DTTS có thu nhập trung bình hộ từ nguồn này lớn hơn so với hộ dân tộc Kinh (17,0 triệu so với 11,4 triệu đồng/năm/hộ). Ngoài ra, những hộ thiếu đất sản xuất, không có đất trồng rừng (đa số là hộ trẻ, mới tách hộ khi lập gia đình) cũng là đối tượng thiệt thòi khi thu nhập của họ chỉ dựa vào nguồn gián tiếp từ rừng trồng (bình quân 11,2 triệu đồng so với 30,1 triệu/năm/hộ có diện tích keo).

Bảng 4.17. Sự thay đổi về thu nhập trung bình năm của hộ gia đình

Nhóm hộ gia đình

Tổng thu nhập trung bình năm 2005

Tổng thu nhập trung bình năm 2020

Thu nhập trung bình từ keo năm 2005

Thu nhập trung bình từ keo năm 2020

Triệu đồng/hộ

Mức ý nghĩa (sig.)

Triệu đồng/hộ

Mức ý nghĩa (sig.)

Triệu đồng/hộ

Mức ý nghĩa (sig.)

Triệu đồng/hộ

Mức ý nghĩa (sig.)

Nhóm dân tộc

Hộ dân tộc

Kinh 60,1

0,000

147,4

0,000

4,1

0,062

27,2

0,078 Hộ dân tộc

thiểu số 29,9 80,1 3,8

26,5

Phân loại hộ gia đình

Hộ không

nghèo 51,5

0,000

132,0

0,000

3,8

0,812

29,4

0,000 Nghèo/Cận

nghèo 22,2 49,7 3,9

17,5

Diện tích keo

Hộ có keo 58,8

0,049

119,0

0,002

6,0 0,289 30,1

0,000 Hộ không

có keo 39,3 90,3 2,9

11,2

Huyện A Lưới 49,3

0,093 117,7

0,777 3,2

0,941

25,8

0,150

Nam Đông 41,1 110,6 4,4 27,9

Hồng Hạ 27,4

0,000

71,7

0,000

4,6

0,000

28,5

0,002 Hương

Phong 72,3 165,8 1,8

23,0

Thượng Lộ 31,4 96,2 2,1 20,4

Hương Phú 50,7 125,0 6,7 35,4

Thu nhập bình quân từ rừng trồng của hộ gia đình tại huyện A Lưới tăng từ 3,24 triệu/hộ/năm (năm 2005) lên 25,83 triệu/hộ/năm (năm 2020) và tăng từ 4,38 triệu/hộ/năm lên 27,87 triệu/hộ/năm tại huyện Nam Đông. Tại các xã nghiên cứu, thu nhập bình quân từ rừng trồng tăng mạnh nhất tại xã Hương Phú (từ 6,69 triệu lên 35,35 triệu/hộ/năm) và thấp nhất tại xã Thượng Lộ (từ 4,625 triệu lên 20,39 triệu/hộ/năm).

Tổng thu nhập trung bình và thu nhập trung bình từ rừng keo cả 2 thời điểm đều không có sự khác nhau về mặt thống kê giữa huyện A Lưới và Nam Đông, nhưng lại có sự khác nhau giữa 4 xã nghiên cứu.

Mặc dù không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về diện tích keo trung bình của hộ tại các xã nghiên cứu (Bảng 4.3) và hầu hết các hộ tại 4 xã đều trồng keo theo chu kỳ ngắn ngày để bán gỗ dăm, nhưng do có sự khác biệt về địa hình, vị trí của rừng keo so với đường giao thông chính và thói quen trồng, chăm sóc keo nên thu nhập từ rừng keo có sự khác nhau giữa các xã.

Hương Phú là xã có thu nhập trung bình hộ từ keo nhiều nhất (Bảng 4.17), đây là xã có giá trị rừng keo được bán ra khi khai thác lớn nhất, mỗi hecta chu kỳ 5 năm bán được từ

80-100 triệu đồng. Xã Hương Phong mỗi hecta chỉ thu được 50-70 triệu đồng do xa vùng thu mua hơn. Trong khi đó, rừng trồng của các hộ dân xã Thượng Lộ và Hồng Hạ do người dân ít chăm sóc, bón phân nên mỗi ha chỉ thu được từ 35-50 triệu đồng/ha.

Một số lô keo nằm trên vùng núi cao, xa đường giao thông nên giá bán chỉ đạt 15-20 triệu đồng/ha.

Hồng Hạ tuy là xã có diện tích keo trung bình hộ ít hơn Hương Phong và Hương Phú nhưng thu nhập từ rừng trồng keo lại cao thứ 2 (Bảng 4.17) và tỷ lệ thu nhập từ cây keo cao nhất trong cơ cấu thu nhập (Bảng 4.17). Nguyên nhân do đây là xã có nhiều người có nghề chính là làm thuê liên quan đến cây keo (49 người so với tổng số 97 người của 4 xã) và có tới 72,6% số hộ được phỏng vấn có người đi làm thuê liên quan đến keo (bao gồm cả nghề phụ), nhiều nhất trong 4 xã nghiên cứu. Trong khi đó, ở các xã khác, người dân tham gia làm các công việc làm thuê khác như công nhân, thợ mộc, thợ xây nhiều hơn.

Riêng xã Hương Phong và Thượng Lộ có thu nhập từ tiền lương cao nhất trong cơ cấu thu nhập (Bảng 4.16). Đây là hai xã có tổng dân số ít hơn (Bảng 3.2) nên tỷ lệ người được phỏng vấn là cán bộ xã, thôn, đoàn thể thôn và một số cán bộ cơ quan cấp huyện cao hơn. Hơn nữa với những ưu đãi từ chính sách hỗ trợ người dân đi công tác miền núi, nên thu nhập từ lương ở các xã này rất cao. Mặc dù có sự khác nhau trong cơ cấu thu nhập giữa các huyện, xã, tuy nhiên thu nhập bình quân từ rừng trồng tại các huyện, xã năm 2020 đều tăng rõ rệt so với 2005.

Như vậy có thể thấy, tỷ lệ đóng góp lớn nhất trong cơ cấu thu nhập và tầm quan trọng của nguồn thu nhập có sự thay đổi, chuyển nguồn từ SXNN (năm 2005) sang nguồn thu nhập từ keo (năm 2020). Rừng trồng keo đã góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương thông qua thu nhập trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, thu nhập có xu hướng cao hơn đối với nhóm hộ có điều kiện kinh tế tốt hơn, nhóm có sở hữu đất rừng nhiều hơn và cả với hộ dân tộc Kinh so lần lượt với hộ nghèo/cận nghèo, hộ ít đất hoặc thiếu đất sản xuất và hộ DTTS. Do đó, nguy cơ gia tăng bất bình đẳng thu nhập vẫn xảy ra giữa các nhóm hộ, đặc biệt là giữa hộ nghèo/cận nghèo và hộ không nghèo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 113 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(239 trang)