CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI ĐỊA HUYỆN NAM ĐÔNG VÀ A LƯỚI
4.1.1. Thực trạng sử dụng đất huyện Nam Đông và A Lưới
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Nam Đông là 64.777,8 ha, huyện A Lưới là 114.850,01 ha, lớn gấp 1,77 lần diện tích tự nhiên huyện Nam Đông. Tuy nhiên cả hai huyện đều có đặc điểm chung là nhóm đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trong cơ cấu sử dụng đất của huyện, với 96,39 % diện tích tự nhiên của huyện Nam Đông và chiếm 94,5 % diện tích tự nhiên huyện A Lưới. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp rất lớn, huyện Nam Đông có 56.880,64 ha đất lâm nghiệp (chiếm 87,81 % diện tích tự nhiên) và huyện A Lưới có 102.495,88 ha đất lâm nghiệp (chiếm 94,4% diện tích tự nhiên). Diện tích sản xuất nông nghiệp tại hai huyện đều rất ít, chỉ chiếm 8,46 % diện tích tự nhiên của huyện Nam Đông và 5,05 % diện tích tự nhiên tại huyện A Lưới. Diện tích nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 0,12% tại huyện Nam Đông và 0,2% tại huyện A Lưới.
Từ đó có thể thấy đất lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và hoạt động sản xuất của người dân tại hai huyện này. Ngoài ra, tại hai huyện vẫn còn một số diện tích đồng bằng, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây (Nam Đông:
0,29%; A Lưới: 0,8%). Vì vậy cần có biện pháp quy hoạch, sử dụng hợp lý những diện tích này (Bảng 4.1) .
Bảng 4.1. Thực trạng sử dụng đất của huyện Nam Đông và A Lưới năm 2020
STT Loại đất
Huyện Nam Đông Huyện A Lưới
Diện tích (ha) Tỷ lệ
(%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 64.777,80 100 114.850,01 100 1 Đất nông nghiệp 62.436,11 96,39 108.534,88 94,50 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.480,71 8,46 5.805,04 5,05 1.2 Đất lâm nghiệp 56.880,64 87,81 102.495,88 89,24 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 74,76 0,12 231.12 20,12
2 Đất phi nông nghiệp 2.152,80 3,32 5.405,10 4,71
3 Đất chưa sử dụng 188,97 0,29 910,03 0,79
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Nam Đông và A Lưới, 2020)
4.1.2. Thực trạng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện Nam Đông và A Lưới
Nam Đông và A Lưới là huyện có diện tích rừng tự nhiên lớn, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng diện tích rừng của huyện (Nam Đông: 86,9%; A Lưới: 85%). Huyện Nam Đông có diện tích rừng đặc dụng lớn nhất, tiếp đến là diện tích rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Trong khi đó, tại huyện A Lưới, diện tích rừng sản xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Huyện Nam Đông có hơn 7 nghìn hecta
rừng trồng trên địa bàn 9 xã và thị trấn bao gồm rừng trồng, rừng trồng cây công nghiệp, đặc sản và đất có rừng trồng chưa thành rừng. Trong khi huyện A Lưới có hơn 14 nghìn hecta rừng trồng trên hầu hết các xã và thị trấn của huyện (Bảng 4.2).
Hơn 50% diện tích rừng tại Nam Đông được quản lý bởi ban quản lý RĐD (Vườn Quốc gia Bạch Mã và Khu bảo tồn Sao La), 19,7% được quản lý bởi ban quản lý RPH Nam Đông, phần còn lại được giao cho cộng đồng, hộ gia đình quản lý bảo vệ và một phần diện tích chưa có chủ đang tạm gia cho UBND xã. Tại A Lưới, Ban quản lý RPH A Lưới quản lý diện tích rừng nhiều nhất của huyện (22,3%). Bên cạnh đó, một tỷ lệ tương đối lớn diện tích rừng huyện A Lưới được giao cho hộ gia đình, cá nhân quản lý (19,4%) và còn rất nhiều diện tích rừng hiện chưa có chủ đang tạm giao cho UBND xã (19,5%). Ban quản lý RĐD (Khu bảo tồn Sao La và Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền) quản lý diện tích rừng ít hơn với 14,6%. Mặc dù diện tích rừng tự nhiên ở A Lưới lớn, nhiều diện tích vẫn chưa có chủ, nhưng diện tích rừng giao cho cộng đồng quản lý vẫn đang chiếm tỷ lệ nhỏ (7,8%). Ngoài ra có tới 16,3% diện tích rừng được giao cho các tổ chức kinh tế và tổ chức KH&CN, ĐT, GD tại huyện A Lưới (Bảng 4.2).
Bảng 4.2. Hiện trạng rừng tại huyện Nam Đông và A Lưới năm 2020
Phân loại rừng Huyện Nam Đông Huyện A Lưới
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích có rừng 55.456,19 100 95.160,58 100
I. Theo nguồn gốc
1. Rừng tự nhiên 48.215,68 86,9 80.873,96 85,0 2. Rừng trồng 5.764,02 10,4 11.061,95 11,6
3. Đất có rừng chưa thành rừng 1.476,49 2,7 3.224,67 3,4
II. Theo mục đích sử dụng
2. Rừng đặc dụng 29.494,68 53,2 39.634,84 41,7 3. Rừng sản xuất 16.332,3 29,5 40.849,381 42,9 1. Rừng phòng hộ 8.152,72 14,7 14.676,36 15,4
III. Theo chủ rừng
1. Ban QLR đặc dụng 29.517,11 53,2 13.922,78 14,6
2. Ban QLR phòng hộ 10.913,21 19,7 21.249,26 22,3
3. Cộng đồng 6.260,18 11,3 7.435,73 7,8
4. UBND xã 4.966,22 9,0 18.537,36 19,5
5. Hộ gia đình, cá nhân 3.799,47 6,9 18.465,31 19,4
6. Tổ chức kinh tế 0 0,0 14.119,83 14,8
7. Lực lượng vũ trang 0 0,0 1.319,89 1,4
8. Tổ chức KH&CN, ĐT, GD 0 0,0 119,42 0,1
Nguồn: Báo cáo theo dõi diễn biến rừng huyện Nam Đông và A Lưới năm 2020
4.1.3. Thực trạng sử dụng đất của các hộ gia đình tại các xã nghiên cứu
Đất được xem là tài sản vô giá và là tư liệu sản xuất quan trọng của người dân địa phương. Cả 4 xã nghiên cứu đều là xã miền núi, vì vậy đời sống của họ gắn liền hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp với các loại đất mà hộ gia đình sở hữu là đất sản xuất nông nghiệp (lúa nước, lúa rẫy, sắn, bắp, đậu, rau, đất trồng cỏ…), đất rừng trồng (keo), cao su, vườn hộ, ao hồ và nhà ở, chuồng trại. Trong đó, số liệu tại cả 4 xã đều cho thấy diện tích rừng trồng keo chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình (Bảng 4.3).
Bảng 4.3. Thực trạng sử dụng đất của hộ gia đình năm 2020 tại 4 xã nghiên cứu
Loại
đất Huyện Xã Tỷ lệ hộ có
đất (%)
Diện tích trung bình (ha) Sig.1 Sig.2
Đất SXNN
A Lưới Hồng Hạ 66,4 0,21
0,464 0,000
Hương Phong 27,8 0,11
Nam Đông Thượng Lộ 75,7 0,10
Hương Phú 18,9 0,07
Cao su
A Lưới Hồng Hạ 29,2 0,36
0,000 0,000
Hương Phong 9,3 0,12
Nam Đông Thượng Lộ 28,8 0,29
Hương Phú 64,0 0,89
Rừng trồng keo
A Lưới Hồng Hạ 77,9 2,10
0,650 0,216
Hương Phong 86,1 3,66
Nam Đông Thượng Lộ 84,7 1,53
Hương Phú 82,0 2,35
Ao hồ
A Lưới Hồng Hạ 10,6 0,003
0,009 0,000
Hương Phong 44,4 0,02
Nam Đông Thượng Lộ 9,9 0,003
Hương Phú 20,7 0,01
Vườn hộ
A Lưới Hồng Hạ 64,0 0,10
0,571 0,000
Hương Phong 78,4 0,17
Nam Đông Thượng Lộ 76,6 0,06
Hương Phú 80,2 0,15
Nhà ở, chuồng trại
A Lưới Hồng Hạ 97,3 0,03
0,799 0,019
Hương Phong 99,1 0,03
Nam Đông Thượng Lộ 98,2 0,01
Hương Phú 99,1 0,02
1 So sánh diện tích đất trung bình giữa huyện A Lưới và Nam Đông
2 So sánh diện tích đất trung bình giữa 4 xã
Keo được xem là cây trồng chính của hộ gia đình, với diện tích trung bình là 1,53–
2,35 ha/hộ tại huyện Nam Đông và 2,10 - 3,66 ha/hộ tại huyện A Lưới. Cao su từng đóng góp đáng kể vào thu nhập chung của người dân địa phương ở một một số xã của Nam Đông và A Lưới (trong đó có Hương Phú, Hồng Hạ và Thượng Lộ), tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích cao su đã giảm rõ rệt, trung bình mỗi hộ chỉ có 0,12- 0,89ha. Trong khi đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình tại cả 4 xã đều rất thấp. Bình quân các hộ có từ 0,07–0,21 ha đất nông nghiệp và dưới 0,02 ha đất nuôi trồng thủy sản (Bảng 4.3).
Ngoài ra, đa số hộ của cả 4 xã đều có diện tích rừng trồng và vườn hộ với tỷ lệ hộ tương ứng là 77,9-86,1% và 64-80,2% số hộ được phỏng vấn, trong khi số hộ có diện tích các loại diện tích khác ít hơn. Tỷ lệ hộ có diện tích đất sản xuất nông nghiệp tương đối nhiều tại các xã có đa số hộ DTTS sinh sống (Hồng Hạ: 66,4%; Thượng Lộ: 75,7%) nhưng tỷ lệ này rất thấp tại xã đa số hộ kinh sinh sống (Hương Phong: 27,8%; Hương Phú:18,9%). Hương Phú là xã mà phần lớn hộ gia đình có diện tích cao su với 64% hộ, các xã còn lại chỉ 9,3-29,2% hộ có cao su. Đa số các hộ tại 4 xã không có diện tích ao hồ để sản xuất thủy sản (Bảng 4.3). Đặc biệt vẫn còn nhiều hộ cho rằng gia đình mình thiếu đất sản xuất (193 hộ, chiếm 43,6% hộ được phỏng vấn). Những hộ này đa số là mới lập gia đình và tách hộ, hiện không có diện tích đất sản xuất, phải đi thuê, mượn hoặc đất của bố mẹ cho sử dụng nhưng chưa sang tên. Ngoài ra, nhiều hộ cho rằng họ bị thiếu đất là do diện tích đất của gia đình bị thu hồi hoặc do ảnh hưởng của các công trình thủy điện, hồ đập nên bị ngập lụt hoặc khô hạn không thể sản xuất được.
Mặc dù, không có sự khác nhau về diện tích trung bình các loại đất SXNN, keo, vườn hộ và nhà ở, chuồng trại của hộ gia đình tại huyện Nam Đông và A Lưới. Tuy nhiên, hầu hết các loại đất của hộ gia đình đều có sự khác nhau về giá trị trung bình giữa 4 xã nghiên cứu, trừ diện tích keo. Kết quả hậu kiểm định ANOVA cho thấy, có sự khác nhau về diện tích trung bình các loại đất SXNN, cao su, vườn hộ và nhà ở, chuồng trại giữa xã DTTS so với xã đa số người Kinh sinh sống, mà không có sự khác nhau giữa 2 xã DTTS (Hồng Hạ và Thượng Lộ) và giữa hai xã có đa số hộ dân tộc Kinh sinh sống (Hương Phong và Hương Phú) (Bảng 5, Phụ lục 1). Trong đó hộ gia đình tại xã có đa số hộ Kinh có diện tích trung bình của đất vườn hộ và nhà ở, chuồng trại cao hơn xã DTTS, ngược lại hộ gia đình tại xã DTTS có diện tích trung bình đất SXNN cao hơn.
Có sự khác nhau về diện tích trung bình các loại đất của hộ gia đình (trừ diện tích cao su và diện tích keo) giữa nhóm hộ Kinh và hộ DTTS. Trong khi đó, có sự khác nhau về diện tích trung bình của hầu hết các loại đất (trừ cao su) giữa hộ nghèo/cận nghèo và không nghèo. Nhìn chung hộ Kinh sở hữu diện tích các loại đất nhiều hơn hộ DTTS. Hộ không nghèo có diện tích của hầu hết các loại đất nhiều hơn so với hộ nghèo (trừ đất SXNN), đặc biệt sự chênh lệch này càng rõ ràng hơn ở diện tích keo trung bình của mỗi hộ (Bảng 4.4).
Bảng 4.4. Cơ cấu sử dụng đất của các nhóm hộ năm 2020
Loại đất Phạm vi so
sánh
Nhóm dân tộc Nhóm phân loại kinh tế hộ
Kinh DTTS Không nghèo Nghèo/cận
nghèo
Đất SXNN DTTB (ha) 0,08 0,16 0,11 0,15
Sig. 0,000 0,035
Cao su DTTB (ha) 0,44 0,39 0,45 0,28
Sig. 0,675 0,100
Rừng trồng keo DTTB (ha) 2,89 1,89 2,76 1,07
Sig. 0,571 0,000
Ao hồ DTTB (ha) 0,02 0,003 0,01 0,01
Sig. 0,000 0,001
Vườn hộ DTTB (ha) 0,15 0,08 0,13 0,08
Sig. 0,000 0,000
Nhà ở, chuồng trại
DTTB (ha) 0,025 0,021 0,024 0,019
Sig. 0,000 0,000
Như vậy, đất trồng keo chiếm diện tích lớn nhất trong cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình tại cả 4 xã nghiên cứu. Không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về diện tích keo trung bình giữa 2 huyện, 4 xã và nhóm dân tộc, nhưng có sự khác nhau giữa nhóm phân loại kinh tế hộ gia đình. Hộ không nghèo có diện tích keo lớn hơn nhiều so với hộ nghèo/cận nghèo, ngược lại hộ nghèo/cận nghèo lại sở hữu diện tích đất SXNN nhiều hơn hộ dân tộc Kinh.