CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAY ĐỔI DIỆN TÍCH ĐẤT LÂM NGHIỆP HUYỆN NAM ĐÔNG VÀ A LƯỚI GIAI ĐOẠN 2005-2020
4.4.3. Ảnh hưởng của nguồn lực sinh kế hộ gia đình đến sự thay đổi sử dụng đất hộ gia đình
Bên cạnh các yếu tố bên ngoài đã thảo luận ở trên, nguồn lực sinh kế của hộ gia đình là yếu tố bên trong ảnh hưởng đến quyết định thay đổi tập quán sử dụng đất của người dân. Phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy bốn nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi diện tích trồng keo của các hộ gia đình trong giai đoạn 2005-2020. Diện tích keo của hộ gia đình năm 2005 ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp đến là phân loại kinh tế hộ, số nghề của chủ hộ và cuối cùng là tổng giá trị tài sản năm 2005 của hộ (Bảng 4.14).
Số liệu điều tra cho thấy, những hộ có ít hoặc không có keo vào năm 2005 có diện tích keo tăng lên trong 15 năm (2005-2020) nhiều hơn những hộ đã có sẵn diện tích keo năm 2005 (Bảng 4.14). Có sự khác nhau về diện tích keo trung bình mỗi hộ mở rộng được từ 2005-2020 giữa hộ có keo và hộ không có keo năm 2005. Trung bình mỗi hộ đã có keo năm 2005 mở rộng thêm 1,2ha keo trong 15 năm, trong khi những hộ không có keo vào năm 2005 đã có 1,9ha keo vào năm 2020 (Bảng 28, Phụ lục 1). Điều này cho thấy, việc tiếp cận trồng rừng hộ gia đình đã lan rộng nhiều đối tượng tại địa phương.
Việc tham gia của người dân địa phương vào trồng rừng hộ gia đình đã tăng lên mạnh trong thời gian qua cả về diện tích và số hộ tham gia. Ban đầu (trước 2005) chỉ có một số hộ tham gia trồng keo, sau đó tỷ lệ này ngày càng tăng và hiện nay hầu hết các hộ trong cả 4 xã phỏng vấn đều có rừng keo (Bảng 4.6 và 4.9; Biểu đồ 4.6).
Bảng 4.14. Kết quả phân tích hồi quy về ảnh hưởng của nguồn lực sinh kế đến sự thay
đổi diện tích keo từ 2005-2020
Biến độc lập Hệ số chưa chuẩn hóa
Hệ số chuẩn hóa
Mức ý nghĩa (Sig.)
Hệ số phóng đại phương
sai (VIF) B
Sai số chuẩn (SE) Beta
Hệ số chặn 51.357 54.547 .347
Tuổi -.085 .396 -.013 .829 1.842
Trình độ học vấn 6.152 4.472 .083 .170 1.891
Số lao động chính 5.220 4.194 .059 .214 1.150
Dân tộc 3.598 10.775 .021 .739 2.020
Phân loại kinh tế hộ -32.631 10.593 -.156 .002 1.326
Tổng thu nhập hàng tháng năm 2005 .002 .005 .024 .681 1.684
Vay vốn 6.714 8.960 .036 .454 1.214
Kết cấu nhà ở -20.163 11.445 -.081 .079 1.102
Tổng giá trị tài sản 2005 .004 .002 .122 .040 1.814
Tổng giá trị vật nuôi 2005 .406 1.546 .015 .793 1.703
Diện tích keo 2005 -11.255 2.222 -.257 .000 1.335
Diện tích cao su 2005 3.005 2.477 .057 .226 1.158
Diện tích SXNN 2005 .739 2.628 .016 .779 1.670
Diện tích vườn hộ -1.752 2.895 -.029 .545 1.192
Diện tích nhà ở, chuồng trại 2005 1.073 3.571 .015 .764 1.228
Diện tích ao hồ 2005 4.075 4.400 .045 .355 1.205
Tham gia QLRCĐ 15.899 8.262 .091 .055 1.153
Thời gian sinh sống tại địa phương .930 6.235 .007 .881 1.238
Số nghề của chủ hộ năm 2005 12.795 4.626 .137 .006 1.273
Năm 2005 là công chức/đoàn thể hay
không 4.528 13.583 .019 .739 1.668
Ngoài ra, những hộ mà chủ hộ có số lượng nghề (nghề chính và nghề phụ) năm 2005 nhiều hơn thì diện tích rừng trồng keo được mở rộng từ 2005-2020 nhiều hơn các hộ khác (Bảng 3.12 và Bảng 29, phụ lục 1). Thực tế cho thấy, người dân địa phương tại các xã nghiên cứu thường làm nhiều công việc cùng một thời điểm, ngoài nghề chính của mình, họ sẽ tranh thủ thời gian rảnh rỗi để làm các công việc khác. Ví dụ những người chuyên làm nông (trồng trọt, chăn nuôi) sẽ tranh thủ thời gian nông nhàn để thu hái LSNG, làm thuê...Những cán bộ công tác tại địa phương cũng tranh thủ tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu hái LSNG, trồng keo vào ngày nghỉ. Hoặc những
người chuyên đi làm thuê hoặc thu hái LSNG cũng tham gia chăn nuôi, trồng trọt hoặc trồng keo cho chính gia đình mình. Do được tiếp cận với nhiều loại việc làm khác nhau nên những hộ này dễ thiết lập các mối quan hệ xã hội có thể mang lại lợi ích kinh tế cho họ hơn các hộ khác. Từ đó họ có cơ hội tiếp cận thông tin, kiến thức, thị trường, cũng như có nhiều cơ hội hơn để tham gia vào các dự án phát triển, bao gồm cả trồng keo.
Những hộ có điều kiện kinh tế tốt hơn (không thuộc hộ nghèo và có nhiều tài sản hơn) thì có diện tích keo tăng trong giai đoạn này nhiều hơn hộ nghèo/cận nghèo (Bảng 4.14). Hộ nghèo có diện tích trồng keo trước năm 2005 ít hơn đáng kể so với các hộ không nghèo (0,3 ha/hộ so với 1,2 ha/hộ); đồng thời, sau 15 năm, diện tích keo mở rộng vẫn thấp hơn đáng kể so với diện tích của các hộ không nghèo (1,1 ha/hộ so với 2,8 ha/hộ). Trong khi đó, không có sự khác biệt về diện tích rừng keo trung bình của hộ trước 2005, năm 2020 và diện tích keo tăng trong gia đoạn này giữa hộ người Kinh và hộ DTTS (Sig.>0,05) (Bảng 4.15). Ngoài ra, tỷ lệ hộ có diện tích keo trong 15 năm không có sự khác nhau nhiều giữa nhóm hộ dân tộc Kinh và DTTS, nhưng có sự chênh lệch tương đối lớn giữa hộ nghèo/cận nghèo và hộ không nghèo. Năm 2005, tỷ lệ hộ không nghèo tiếp cận được đất trồng keo nhiều hơn hộ nghèo/cận nghèo và sau 15 năm có nhiều hơn nữa hộ không nghèo có đất trồng rừng so với hộ nghèo/cận nghèo (Bảng 4.15).
Bảng 4.15. Sự khác nhau về diện tích rừng keo giữa các nhóm dân tộc và nhóm điều
kiện kinh tế hộ gia đình
Phạm vi so sánh Nhóm hộ
so sánh
Trước 2005 Năm 2020 Diện tích keo
tăng từ 2005- 2020
Diện tích trung bình (ha)
Mức ý nghĩa
(sig.)
Tỷ lệ hộ có keo (%)
Diện tích trung bình (ha)
Mức ý nghĩa
(sig.)
Tỷ lệ hộ có
keo (%)
Trung bình (ha)
Mức ý nghĩa
(sig.)
Tổng số hộ phỏng vấn của
4 xã
Kinh (224
hộ) 1,2
0,187
34,2 2,9
0,444
83,6 2,0
0,07
Dân tộc thiểu số
(119 hộ) 0,8 25,9 1,9 82,6 1,4
Tổng số hộ phỏng vấn của
4 xã
Không nghèo (347
hộ) 1,18
0,212
30,8 2,8
0,000
87,6 1,9
0,000
Nghèo/cận nghèo (96
hộ) 0,31 27,1 1,1 66,7 0,9
Nhóm dân tộc thiểu số tại 4 xã
Không nghèo (143
hộ)
0,98
0,395
35,7 2,5
0,000
89,5 2,2
0,000
Nghèo/cận nghèo (76
hộ) 0,37 31,6 1,7 72,4 1,7
Nhóm người Kinh tại
4 xã
Không nghèo (204
hộ) 1,3
0,008
27,5 3,6
0,001
86,3 2,9
0,000
Nghèo/cận nghèo (20
hộ) 0,1 10,0 1,4 45,0 1,4
Sự chênh lệch về trung bình diện tích keo giữa hộ nghèo/cận nghèo và không nghèo trong nhóm người kinh thể hiện rõ hơn nhóm hộ DTTS. Chỉ xét riêng nhóm DTTS, về cơ bản không có sự khác biệt rõ rệt trong tiếp cận đất đai giữa hộ nghèo và hộ không nghèo trước năm 2005 (Sig.>0,05). Tuy nhiên, có sự khác biệt rõ rệt vào năm 2020 (Sig.<0,001), các hộ không nghèo có diện tích keo nhiều hơn hộ nghèo (2,5 ha/hộ so với 1,7 ha/hộ). Trong khi đó, đối với nhóm dân tộc Kinh, có sự khác biệt về diện tích keo giữa hộ nghèo và hộ không nghèo trước năm 2005 và năm 2020 (Sig. < 0,05). Các hộ nghèo có rất ít diện tích trồng keo (0,1 ha/hộ trước năm 2005 và tăng lên 1,4 ha/hộ vào năm 2020) so với các hộ không nghèo (1,3 ha/hộ trước năm 2005 và 2,9 ha/hộ vào năm 2020 (Bảng 4.15).
Các thông tin thu thập được trong quá trình điều tra hộ gia đình cũng cho thấy, các hộ không nghèo cố gắng có đất trồng keo bằng cách thuê những người nghèo hơn phát rừng tự nhiên để lấy đất hoặc thông qua việc mua thêm đất lâm nghiệp. Người nghèo gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn để trồng rừng, do đó họ thường tham gia vào các chương trình trồng rừng để nhận tiền mặt trực tiếp hoặc làm thuê cho các chủ hộ khác.
Thậm chí, nhiều hộ nghèo đã bán những diện tích đất được giao của họ cho hộ khác và trở thành những người làm thuê trên chính những mảnh đất này. Một người dân xã Thượng Lộ kể lại: “Do cần tiền xây nhà nên tôi đã bán mảnh đất rừng được giao cho
người hàng xóm. Giờ không còn đất trồng keo, nên tôi phải đi làm thuê kiếm tiền trang trải cuộc sống hàng ngày”. Tại xã Hồng Hạ thì các hộ gia đình nghèo sau khi được giao đất đã
cho hộ khác thuê trồng với giá 20 triệu đồng. Tuy nhiên thời gian thuê đã mấy chục năm vẫn không được trả đất. Đến thời điểm họ biết được giá trị của rừng trồng và muốn lấy lại đất để canh tác thì không lấy lại được và đến tận bây giờ họ vẫn chưa biết làm thế nào để lấy lại những diện tích này khi mà người thuê đất họ không trả lại.
Như vậy có thể thấy, nguồn lực sinh kế có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng đất của hộ gia đình, cụ thể là việc mở rộng diện tích rừng trồng. Trong đó, điều kiện kinh tế hộ gia đình đóng vai trò quan trọng, những hộ khá giả có khả năng tiếp cận đất trồng rừng và mở rộng diện tích rừng trồng cao hơn hộ nghèo/cận nghèo. Trong khi đó, không có sự khác nhau giữa hộ dân tộc Kinh và hộ DTTS về diện tích rừng trồng sở hữu cũng như mở rộng trong 15 năm.
4.5. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CHUYỂN ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP ĐẾN SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH