CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG KEO HỘ GIA ĐÌNH TẠI CÁC XÃ NGHIÊN CỨU
4.2.1. Quá trình hình thành và phát triển rừng trồng keo hộ gia đình
Mặc dù được hỗ trợ bởi các chương trình trồng rừng từ những năm 1990 (Chương trình 327:1993-1997; Dự án 661:1997-2005), tuy nhiên hầu hết người dân tại huyện Nam Đông và A Lưới chưa thấy được giá trị kinh tế của rừng keo, họ chủ yếu trồng thuê cho các lâm trường để lấy tiền mặt hoặc đổi gạo, chỉ có một số hộ gia đình đầu tư vào rừng trồng vào thời điểm đó. Vì vậy số lượng hộ có sở hữu diện tích rừng trồng giai đoạn này còn rất ít (Biểu đồ 4.1). Bởi vì, đây là thời gian các hộ gia đình được giao và khuyến khích trồng rừng trên diện tích đất bị suy thoái nên một số hộ có đủ lao động và tài chính có thể mở rộng diện tích trồng keo nhanh chóng. Do đó, một số hộ gia đình có điều kiện kinh tế, có nguồn lao động và nắm bắt được thời cơ đã đầu tư vào trồng rừng và ngày càng mở rộng diện tích rừng keo của họ.
Giữa những năm 2000, với sự hỗ trợ của dự án WB3 cùng với sự phát triển của các nhà máy dăm gỗ tại Thừa Thiên Huế và sự phát triển của hệ thống đường bộ nối A Lưới, Nam Đông với thành phố Huế và các tỉnh lân cận là những yếu tố quan trọng thúc đẩy người dân địa phương trồng keo. Người dân bắt đầu chủ động đầu tư trồng keo cho chính gia đình mình dưới sự hỗ trợ của các chương trình dự án. Rừng trồng hộ gia đình bắt
đầu phát triển từ đây và thực sự bùng nổ từ năm 2005 và các giai đoạn sau đó. Do đó, số hộ gia đình tham gia trồng keo tăng lên và tốc độ mở rộng rừng trồng nhanh nhất là từ năm 2005–2008 tại cả 4 xã nghiên cứu (Biểu đồ 4.1).
Đến giai đoạn 2016–2020, các dự án trồng rừng kết thúc, quỹ đất trồng rừng ngày càng hạn hẹp. Tuy nhiên, cây keo vẫn tiếp tục được trồng ở những diện tích được chuyển đổi từ các loại đất khác và thậm chí cả rừng tự nhiên mà người dân cho là đất lau lách. Dự án WB3 không được triển khai tại huyện A Lưới, tuy nhiên tại đây cũng có sự hỗ trợ của các dự án khác nhưng muộn hơn như Dự án 417 (2010 – 2015); CARBI, BCC... Vì vậy có thể thấy số hộ tham gia trồng keo vẫn cao trong các giai đoạn 2013-2016; 2017- 2020 (Biểu đồ 4.1).
Biểu đồ 4.1. Số hộ và diện tích rừng trồng keo theo năm trồng keo đầu tiên của mỗi hộ
4.2.2. Tình hình sinh trưởng rừng trồng keo hộ gia đình
Nam Đông và A Lưới là hai huyện có diện tích rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ FSC ít nhất trong các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Tính Đến 3/2022, huyện Nam Đông có 202,62 ha (3,37%) và huyện A Lưới có 370,67ha (6,16%) diện tích rừng trồng keo của hộ gia đình được cấp chứng chỉ FSC (TTH-FOSDA). Từ năm 2017 chính quyền địa phương các xã nghiên cứu đã bắt đầu triển khai chương trình trồng rừng gỗ lớn cấp chứng chỉ rừng FSC, tuy nhiên số hộ tham gia còn rất ít. Đến năm 2021, xã Hồng Hạ có 19 hộ tham gia với 57,9 ha, xã Hương Phong có 15 hộ tham gia với 64,2ha, xã Thượng Lộ có 30 hộ tham gia với 40,15ha và xã Hương Phú có 33 hộ tham gia với 105,21 ha (Bảng 4.5). Hầu hết các hộ gia đình được phỏng vấn (91%) trồng rừng chu kỳ ngắn (4- 5 năm) để bán gỗ dăm, đa số hộ tại xã Thượng Lộ và Hương Phú khai thác vào lúc rừng đạt 4 tuổi, trong khi phần lớn hộ tại xã Hồng Hạ và Hương Phong khai thác rừng ở tuổi 5. Ngoài ra, một số ít hộ (9%) khai thác sau trồng 3 năm và một số khác khai thác keo
0 50 100 150 200 250 300 350 400
0 5 10 15 20 25 30 35 40
1993-1996 1997-2000 2001-2004 2005-2008 2009-2012 2013-2016 2017-2020
Diện tích keo trồng mới (ha)
Số hộ trồng keo (hộ)
Số hộ trồng keo xã Hồng Hạ Số hộ trồng keo xã Hương Phong Số hộ trồng keo xã Hương Phú Số hộ trồng keo xã Thượng Lộ Diện tích keo A Lưới Diện tích keo Nam Đông
sau 6-9 năm. Những diện tích keo có chu kỳ kinh doanh dài là do này nằm xa đường hoặc trên núi cao khó tiếp cận để khai thác, rừng keo phát triển chậm hơn (Bảng 4.5).
Loài keo mà hộ gia đình tại 4 xã nghiên cứu lựa chọn để trồng rừng là Keo tai tượng và Keo lai. Tại thời điểm nghiên cứu, các hộ gia đình của xã Hương Phú và Thượng Lộ chủ yếu trồng rừng bằng Keo lai hom, trong khi đó đa số các hộ gia đình tại xã Hồng Hạ và Hương Phong lại lựa chọn Keo tai tượng có nguồn gốc từ hạt. Đặc biệt một số hộ DTTS tại xã Hồng Hạ còn tận dụng cây keo tái sinh từ hạt sau khai thác để phát triển thành rừng trồng mới. Nguồn giống được người dân địa phương sử dụng để trồng rừng keo đa phần là giống trôi nổi trên thị trường, chủ yếu cây giống được các vườn ươm trong vùng hoặc các thương lái nhập từ tỉnh khác, sau đó cung cấp lại cho các hộ trồng rừng (Bảng 4.5).
Bảng 4.5. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh đối với rừng trồng hộ gia đình tại các xã
nghiên cứu
Biện pháp KTLS Xã Hồng Hạ Xã Hương
Phong Xã Thượng Lộ Xã Hương
Phú Tham gia FSC
(hộ/ha) 19/57,9 15/64,2 30/40,15 33/105,21
Nguồn giống Đa số Keo tai
tượng từ hạt
Đa số Keo tai tượng từ hạt
Đa số Keo lai hom
Đa số Keo lai hom
Nơi mua giống Mua tại Bình
Điền
Đầu mối tại xã hoặc Bình Điền
Đầu mối tại huyện Nam
Đông
Đầu mối tại huyện Nam
Đông
Mật độ (Cây/ha) 3.000 - 3.500 3.000 - 3.500 3.000 - 4.000 3.000 - 4.000
Chu kỳ khai
thác 4-5 năm 4-5 năm 4-5 năm 4-5 năm
Bón phân Đa số không
bón phân
Đa số không bón phân
Đa số không bón phân
Đa số không bón phân
Chăm sóc Phát thực bì 3
lần/chu kỳ
Phát thực bì 3 lần/chu kỳ
Phát thực bì 2-3 lần/chu kỳ
Phát thực bì 2- 3 lần/chu kỳ
Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh mà các hộ trồng rừng keo tại Nam Đông và A Lưới áp dụng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Theo một số nghiên cứu, mật độ trồng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển của rừng trồng keo [59], tuy nhiên các hộ gia đình tại các xã nghiên cứu chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này, đa số hộ chưa áp dụng đúng mật độ theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Mật độ trồng rừng keo giao động từ 3.000-4.000 cây/ha, đặc biệt tại các hộ DTTS mật độ có thể cao hơn, thậm chí lên tới 5.000 cây/ha (tại xã Hồng Hạ). Về kỹ thuật làm đất, đa số hộ dân đào hố thủ công với kích thước nhỏ và không bón lót trước khi trồng và bón thúc chăm sóc. Trong chu kỳ kinh doanh, người dân thực hiện làm cỏ, vệ sinh rừng gồm phát thực bì, cỏ, kết hợp tỉa cành khoảng 2-3 lần vào các thời điểm từ năm thứ 1, thứ 2 và thứ 3 (Bảng 4.5).
Kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng keo tại các diện tích chuyển đổi từ cao su qua trồng keo cho thấy, diện tích keo ở tuổi 5 có các chỉ tiêu sinh trưởng vượt trội hơn so với tuổi 4 ở cả 4 xã nghiên cứu. Tuy nhiên, những hạn chế trong việc áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh của người dân địa phương (Bảng 4.5) dẫn tới các chỉ tiêu sinh trưởng rừng trồng keo tại các diện tích chuyển đổi không cao. Cụ thể, đường kính ngang ngực bình quân chỉ đạt 8,2cm ở tuổi 4 và 10,1cm ở tuổi 5; chiều cao vút ngọn trung bình 10,3m ở tuổi 4 và 10,7m ở tuổi 5. Điều này dẫn tới trữ lượng trung bình chỉ đạt từ 65,9 m3/ha ở tuổi 4 và 96,5 m3/ha tại tuổi 5 (Bảng 4.6).
Mặc dù mật độ tại thời điểm điều tra của các diện tích rừng keo sau 4 và 5 năm tuổi đều rất lớn (>2.100 cây/ha), tuy nhiên tỷ lệ sống trung bình tuổi 4 là 80,2% và tuổi năm là 73,5% (Bảng 4.6). Nguyên nhân là do mật độ ban đầu của các diện tích rừng này rất dày (3000 cây/ha), trong khi đó rừng trồng tại các xã thường gặp các bệnh làm chết cây keo.
Bên cạnh đó, trong các xã nghiên cứu, rừng keo tại các xã có đa số người Kinh sinh sống (Hương Phú và Hương Phong) có các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn rừng keo tại xã có đa số người dân tộc thiểu số (Hồng Hạ và Thượng Lộ). Nguyên nhân là do các hộ Kinh đã bắt đầu chú trọng đến việc chăm sóc rừng cũng như đầu tư vào rừng (bón lót, làm cỏ) hơn các hộ dân tộc thiểu số.
Bảng 4.6. Các chỉ tiêu sinh trưởng của các diện tích rừng keo được chuyển đổi từ các
loại đất khác
Tuổi
keo Xã
Mật độ trồng (Cây/ha)
Mật độ hiện còn (Cây/ha)
Tỷ lệ sống (%)
Dtb
(cm)
Htb
(m) V (m3) M (m3/ha)
4 tuổi
Hồng Hạ 3.000 2.240 74,7 7,6 9,6 216,51 48,50 Hương Phong 3.000 2.360 78,7 8,5 10,3 287,26 67,79 Thượng Lộ 3.000 2.420 80,7 7,8 10,2 239,28 57,91 Hương Phú 3.000 2.600 86,7 8,9 11,1 343,54 89,32
Trung bình 3.000 2.405 80,2 8,2 10,3 271,6 65,9
5 tuổi
Hồng Hạ 3.000 2.100 70,0 9,6 9,4 340,02 71,41 Hương Phong 3.000 2.140 71,3 10,2 11,2 457,36 97,88 Thượng Lộ 3.000 2.100 70,0 9,95 10,7 415,79 87,32 Hương Phú 3.000 2.480 82,7 10,7 11,6 521,27 129,28
Trung bình 3.000 2.205 73,5 10,1 10,7 433,6 96,5