Khái niệm đảng lãnh đạo, đảng cầm quyền

Một phần của tài liệu Năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 43 - 52)

Chương 2 NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, CẦM QUYỀN

2.1.1. Khái niệm đảng lãnh đạo, đảng cầm quyền

2.1.1.1. Đảng lãnh đạo

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, lãnh đạo có nghĩa là “dẫn dắt, tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể” [109, tr.979]. Lãnh đạo là hoạt động của con người,

gồm những cá nhân và tập thể, tổ chức trong việc định hướng, xác định mục tiêu, cách thức hành động, vận động, thuyết phục, truyền cảm hứng đến đối tƣợng lãnh đạo và tổ chức dẫn dắt đối tƣợng lãnh đạo thực hiện các mục tiêu đã xác định.

Theo sách 350 thuật ngữ xây dựng Đảng thì lãnh đạo là khái niệm phản ánh quá trình hoạt động của con người, trong đó chủ thể lãnh đạo xác định mục tiêu, chủ trương, biện pháp hành động và tổ chức, động viên, thuyết phục đối tƣợng lãnh đạo phát huy nguồn lực, tiềm năng sáng tạo nhằm thực hiện những mục tiêu, biện pháp hành động mà chủ thể lãnh đạo vạch ra, đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện đó [102, tr.304].

Khoa học quản lý quan niệm hoạt động lãnh đạo nhƣ là một bộ phận của hoạt động quản lý, là phương tiện để thực hiện quản lý có hiệu quả. Nhà quản lý

muốn quản lý tốt các hoạt động sản xuất, phải có kỹ năng lãnh đạo tốt. Theo đó, nhà quản lý phải có khả năng thuyết phục, lôi cuốn, động viên tư tưởng và tình cảm của người lao động cống hiến cho doanh nghiệp. Nhà quản lý phải thể hiện

một tấm gương tốt trước những người lao động, để người lao động noi theo.

Lãnh đạo là một quá trình gồm hai khâu chính: Một là, xác định mục tiêu, quan điểm, chủ trương, biện pháp, nghĩa là xác định các nội dung, nhiệm vụ, yêu cầu và mục tiêu của việc cần làm trong một thời kỳ hay một giai đoạn cụ thể; xác

định các nguyên tắc, biện pháp tiến hành để định hướng đối tượng lãnh đạo hành động theo quan điểm, đường lối đã xác định. Hai là, tổ chức thực hiện chủ

trương, đường lối đã xác định. Đây là khâu có tính quyết định hiệu lực và hiệu quả của sự lãnh đạo nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Nhƣ vậy, lãnh đạo là việc chủ thể lãnh đạo thực hiện các hoạt động: xác định mục tiêu, đường lối, chủ trương, phương hướng, biện pháp hành động nhằm đạt tới mục tiêu; là tuyên

truyền vận động, thuyết phục các đối tượng lãnh đạo hiểu rõ mục tiêu, phương hướng hành động do chủ thể lãnh đạo vạch ra nhằm làm cho đối tượng lãnh đạo tin tưởng và đi theo; là tổ chức các hoạt động thực tiễn để đối tượng lãnh đạo

thực hiện các mục tiêu, đường lối, chủ trương do chủ thể lãnh đạo vạch ra; là hành động gương mẫu của chủ thể lãnh đạo trong thực hiện mục tiêu, đường lối đã vạch ra. Toàn bộ các hoạt động xây dựng tổ chức, bộ máy, tổ chức các phong trào, bố trí, sử dụng cán bộ hoạt động trong tổ chức đều là những hoạt động thực

tiễn do chủ thể lãnh đạo thực hiện nhằm làm cho mục tiêu, phương hướng, biện pháp lãnh đạo đi vào cuộc sống và trở thành hiện thực.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đảng lãnh đạo nghĩa là làm sao có đƣợc sự đồng tình, ủng hộ một cách tự nguyện của đa số nhân dân lao động đối với đảng, kể cả khi đảng chƣa giành đƣợc chính quyền, nhằm xây dựng một xã hội tiến bộ theo mục tiêu của đảng. V.I.Lênin chỉ ra rằng: “Không có sự đồng tình và ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối với đội tiên phong của mình, tức là đối với giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện đƣợc. Nhƣng sự đồng tình và ủng hộ đó không thể có ngay đƣợc và không phải do những cuộc bỏ phiếu quyết định, mà phải trải qua một cuộc đấu tranh giai cấp lâu dài, khó khăn, gian khổ mới giành đƣợc. Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản để giành lấy sự đồng tình, để giành lấy sự ủng hộ của đa số nhân dân lao động không phải kết thúc khi giai cấp vô sản đã cướp được chính quyền. Sau khi giành được chính quyền, cuộc đấu tranh đó vẫn tiếp tục như trước, có điều là với hình thức khác mà thôi” [54, tr.251].

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lãnh đạo là làm đày tớ nhân dân và phải làm cho tốt” [66, tr.292]; “Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ,

từ Trung ƣơng đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân” [65, tr.84]. Vai trò lãnh đạo của Đảng được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ví như “người cầm lái” con thuyền cách mạng: Cách mệnh “trước hết phải có đảng cách mệnh,... Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”

[60, tr.289]. Nhân dân là động lực của cách mạng, là người đẩy con thuyền cách mạng, còn Đảng là người cầm lái con thuyền cách mạng để con thuyền cách mạng đi đúng hướng. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:

“Lãnh đạo đúng nghĩa là:

1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng.

2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng.

3. Phải tổ chức sự kiểm soát,...” [62, tr.325].

Nhƣ vậy, “đảng lãnh đạo” là khái niệm chỉ các hoạt động có vai trò tác

động định hướng, dẫn dắt, soi đường, chỉ lối của đảng đối với các tổ chức, đối tượng lãnh đạo nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng, cương lĩnh, đường lối, nghị quyết của đảng.

Từ khái niệm trên, nội hàm đảng lãnh đạo đƣợc hiểu là:

Một là, đảng lãnh đạo là một khái niệm chỉ sự tác động, ảnh hưởng của

đảng đối với các tổ chức, quần chúng nhân dân. Tức chủ yếu chỉ nói đến sự lãnh đạo của đảng đối với các tổ chức, quần chúng nhân dân. Đảng lãnh đạo các tổ chức, quần chúng nhân dân có nghĩa là đảng phải làm sao trở thành lực lƣợng tiên phong trong các tổ chức, dân chúng, vạch hướng, xác định được mục tiêu đúng đắn đáp ứng đƣợc lợi ích và nguyện vọng cơ bản của các tổ chức, đông đảo quần chúng nhân dân; đồng thời phải có đƣợc uy tín cao do làm tốt sứ mệnh

“người đày tớ trung thành của nhân dân” từ đó mà vận động, thuyết phục được các tổ chức, quần chúng nhân dân ủng hộ, đi theo đảng.

Hai là, đảng lãnh đạo có nghĩa là đảng không phụ thuộc hoàn toàn vào

quyền lực (quyền lực đƣợc hiểu theo nghĩa có sự cƣỡng bức, ép buộc) trong sự ảnh hưởng, trong quá trình tác động của chủ thể lãnh đạo là đảng đến đối tượng

chịu sự lãnh đạo là các tổ chức, quần chúng nhân dân. Sự lãnh đạo của đảng đối với các tổ chức, quần chúng nhân dân có đặc điểm là sự vận động mang tính thuyết phục. Đảng lấy uy tín của mình để thuyết phục các tổ chức, quần chúng nhân dân đi theo, ủng hộ, thực hiện cương lĩnh, đường lối, nghị quyết của đảng.

Điều đó diễn ra cả trước và sau khi đảng giành được chính quyền.

Ba là, đảng lãnh đạo có nghĩa là trong phong trào cách mạng, đảng đã tỏ

ra là lực lƣợng “có sức hấp dẫn lớn”, đƣợc nhân dân tin yêu, ca ngợi, tự nguyện suy tôn là lực lƣợng giữ địa vị lãnh đạo. Sau khi đảng lãnh đạo nhân dân giành đƣợc chính quyền, sự suy tôn đó đƣợc kiểm chứng chủ yếu qua các đợt bầu cử dân chủ và khi mà có đa số đảng viên của đảng đƣợc bầu vào các cơ quan quyền lực nhà nước các cấp. Tuy nhiên, nhân dân tự nguyện suy tôn địa vị lãnh đạo của đảng không có nghĩa là đảng có thể giữ mãi địa vị đó nếu đảng đánh mất niềm tin của nhân dân, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nếu đảng không chiến thắng đƣợc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng, tiêu cực. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành đƣợc địa vị lãnh đạo” [61, tr.168]; rằng: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [66, tr.672].

Đối với Việt Nam, khái niệm Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo được hiểu là các hoạt động có vai trò tác động định hướng, dẫn dắt, soi đường, chỉ lối của Đảng đối với đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, các lực lượng xã hội nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị giữ vai trò lãnh đạo cách

mạng, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đối tượng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm các tổ chức trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, các

lực lượng xã hội (giai cấp, tầng lớp, người Việt Nam ở trong nước và cả người Việt Nam ở nước ngoài).

Về nội dung lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hệ thống chính trị và xã hội. Nội dung lãnh đạo của Đảng bao quát trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,... Tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng của Đảng trong từng giai đoạn mà Đảng ban hành nội dung lãnh đạo cho nhiều nhiệm kỳ (cương lĩnh), một nhiệm kỳ (Nghị quyết Đại hội đại biểu) hoặc các nghị quyết chuyên đề trong mỗi nhiệm kỳ. Vị thế, tầm quan trọng của nghị quyết lãnh đạo do nội dung lãnh đạo và cấp bộ đảng có thẩm quyền lãnh đạo quyết định.

Về phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bổ sung, phát triển năm

2011) khẳng định:

“Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương

mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ƣu tú có đủ năng lực và

phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách

nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu” [17, tr.88-89].

Làm rõ phương thức lãnh đạo của Đảng đã giúp các cơ quan lãnh đạo của Đảng phân định rõ chức năng lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của chính quyền các cấp, khắc phục sự chồng lấn chức năng, bao biện, làm thay công việc nhà nước của các tổ chức đảng, cũng như buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng đối

với Nhà nước. Phương thức lãnh đạo của Đảng sẽ thay đổi khi hoàn cảnh, điều

kiện thay đổi, tình hình cách mạng thay đổi.

2.1.1.2. Đảng cầm quyền

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, cầm quyền là “nắm giữ chính quyền” [109, tr.275]. Cầm quyền là khái niệm chỉ một hoặc một số chính đảng thông qua một

hoặc một số phương thức hoạt động nào đó (bầu cử dân chủ, đảo chính, đấu tranh cách mạng...) để giành đƣợc quyền thiết lập, nắm giữ, chi phối, kiểm soát, điều khiển bộ máy nhà nước, trong đó tập trung là cơ quan lập pháp và hành pháp để hiện thực hóa mục tiêu chính trị của chính đảng thông qua Hiến pháp và pháp luật của quốc gia.

Ở phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa, khái niệm “đảng cầm quyền” dùng để chỉ đảng chính trị thắng cử thông qua bầu cử dân chủ cạnh tranh, tuân theo pháp luật quốc gia. Ở các nước có chế độ đa đảng, đảng cầm quyền là khái niệm

chỉ đảng chính trị giành được đa số ghế trong quốc hội hoặc người của đảng đƣợc bầu làm tổng thống, phân biệt với các đảng đối lập, đảng liên minh cầm quyền, đảng tham chính. Thực chất của đảng cầm quyền là đảng có quyền và sử

dụng quyền lực của đảng có đảng viên chiếm đa số trong quốc hội (nghị viện), người của đảng được bầu làm tổng thống để tác động, chi phối chính sách của chính quyền và lập chính phủ (nội các), bởi với đa số trong quốc hội (nghị viện), người của đảng được cử tri bầu trực tiếp làm tổng thống, các chính sách (dự luật)

của đảng và nhân sự trong chính phủ (nội các) chắc chắn đƣợc thông qua. Tuy nhiên, khái niệm này chỉ đúng hoàn toàn đối với quốc gia có thể chế quốc hội

một viện, cộng hòa thủ tướng và quốc gia đơn nhất, không phải quốc gia liên bang, còn trong quốc gia có thể chế quốc hội hai viện, cộng hòa tổng thống, thì có thời gian không phân biệt đƣợc đảng nào là đảng cầm quyền (một đảng chiếm đa số ở thƣợng nghị viện, nhƣng lại thiểu số ở hạ nghị viện; một đảng chiếm đa

số ở quốc hội, nhưng người của đảng khác là tổng thống), ở quốc gia liên bang (có thời kỳ một đảng chiếm đa số ở quốc hội liên bang, nhƣng các đảng khác chiếm đa số ở một số bang).

Ở các nước xã hội chủ nghĩa, khái niệm “đảng cầm quyền” được dùng để chỉ thời kỳ đảng cộng sản, thường thông qua cuộc đấu tranh cách mạng vô sản hoặc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, lật đổ bộ máy chính quyền của giai

cấp bóc lột, thiết lập nhà nước kiểu mới - nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, để thực hiện mục đích của Đảng là xây dựng chủ nghĩa xã

hội và chủ nghĩa cộng sản. Đối với các đảng cộng sản cầm quyền, khái niệm đảng cầm quyền chỉ giai đoạn đảng đã giành đƣợc chính quyền chính quyền.

C.Mác và Ph.Ăngghen nhiều lần dùng khái niệm “đảng cầm quyền”

nhƣng đều nói về các đảng tƣ sản cầm quyền. V.I.Lênin ngoài sử dụng khái

niệm “đảng cầm quyền” còn sử dụng các khái niệm “đảng lãnh đạo”, “đảng lãnh đạo chính quyền”, “đảng nắm chính quyền”, “đảng chấp chính”. Theo V.I.Lênin, đảng cầm quyền được hiểu là đảng nắm chính quyền bằng những người đại diện

của đảng trực tiếp thực hiện công việc quản lý trong bộ máy nhà nước. Những cán bộ, đảng viên trong bộ máy nhà nước phải hoạt động vừa với tư cách là người đại diện cho đảng thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân đi theo đảng,

tức là hoạt động lãnh đạo, vừa với tƣ cách là đại biểu của nhân dân thực hiện công việc quản lý nhà nước, tức là hoạt động cầm quyền. Đảng cầm quyền là một khái niệm gắn với quyền lực. Tức đảng có quyền lực chính trị mà cụ thể là ở

việc “nắm chính quyền” hay “nắm quyền lực nhà nước”. Khi đảng nắm được chính quyền thì đảng không chỉ có quyền lực chính trị, mà “với tƣ cách nhà nước, còn có thêm được quyền lực kinh tế” [56, tr.75]. Trong diễn văn tại Hội

nghị II toàn Nga các cán bộ tổ chức (6-1920), V.I.Lênin viết:

“Người cán bộ ấy phải nhớ rằng anh ta không những là người tuyên truyền bằng lời nói, không những phải giúp đỡ những tầng lớp nhân dân mê

muội nhất; đó là nhiệm vụ chủ yếu của anh ta và không làm nhƣ vậy anh ta sẽ không còn là người cán bộ của đảng, không làm như vậy anh ta không thể tự coi mình là người cộng sản được. Nhưng ngoài ra, anh ta phải là người đại diện Chính quyền xô‐viết, anh ta phải liên hệ với các nhà giáo, phải phối hợp công tác của anh ta với công tác của Bộ dân ủy giáo dục. Anh ta không được là người

kiểm tra theo ý nghĩa là kiểm soát và thanh tra; nhưng anh ta là người đại diện cho đảng nắm chính quyền hiện đang thông qua một bộ phận giai cấp vô sản mà điều khiển toàn bộ nước Nga” [55, tr.181].Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “đảng cầm quyền” là khái niệm gắn với quyền lực. Đảng cầm quyền cũng tức là Đảng

nắm chính quyền, nghĩa là Đảng có quyền lực trong thực tế. Ở Việt Nam “Đảng là đảng của giai cấp lao động, mà cũng là đảng của toàn dân” [64, tr.276]; đồng

thời, những cán bộ, đảng viên của Đảng trực tiếp thi hành những nhiệm vụ quản lý trong bộ máy nhà nước là những người được nhân dân “ủy thác”, bầu ra để phục vụ nhân dân. Đảng nắm chính quyền cũng tức là nhân dân nắm chính quyền, bởi Đảng chỉ là lực lƣợng tiêu biểu, đại diện cho toàn dân nắm chính

quyền. Cán bộ, đảng viên trong bộ máy nhà nước có quyền lực nhưng quyền lực đó là thuộc về nhân dân: “Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy” [64, tr.263]. Đây là nét đặc thù của Đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí

Minh viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tƣ.

Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân” [66, tr.622]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)

của Đảng ta đã khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội” [17, tr.88].

Từ những phân tích, tổng hợp trên, khái niệm “đảng cầm quyền” chỉ vị

thế, tư cách của đảng chính trị đã nắm giữ chính quyền nhà nước, sử dụng bộ máy nhà nước để thực hiện việc quản lý, tổ chức xây dựng xã hội mới vì lợi ích

của giai cấp, tầng lớp mà đảng đó đại diện.

Ở Việt Nam, khái niệm Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền để chỉ vị

thế, vai trò, trách nhiệm của Đảng khi trở thành đảng cầm quyền, Đảng nắm và sử dụng quyền lực chính trị để tác động, chi phối, kiểm soát quyền lực nhà nước, hoạt động của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị và xã hội nhằm

Một phần của tài liệu Năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(221 trang)