Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
4.2.4. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, công tác dân vận của Đảng
Công tác tư tưởng và công tác dân vận của Đảng là nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng. Công tác tư tưởng nhằm xác lập, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước nhằm tạo sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận xã hội; cổ vũ, động viên tinh thần sáng tạo cách mạng của nhân dân. Công tác dân vận của Đảng nhằm tuyên truyền, vận động, thu hút, đoàn kết, tập hợp, tổ chức, phát huy lực lƣợng toàn dân tiến hành sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo, thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và để chăm lo, bảo vệ lợi ích của nhân dân.
Công tác tư tưởng là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, có vai trò đi trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đối với công tác dân vận, Đảng xác định công tác dân vận có vị trí, vai trò rất quan trọng, là một bộ phận, một nội dung không
thể thiếu của công tác xây dựng Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì
việc gì cũng thành công. Với Đảng, “nếu không có nhân dân giúp sức, thì Đảng không làm đƣợc việc gì hết”[62, tr.278]. Dân vận là vận động nhân dân làm cách mạng để thực hiện mục tiêu giải phóng và phát triển, vì độc lập tự do của
Tổ quốc và dân tộc, vì hạnh phúc cuộc sống của con người, vì dân chủ và quyền làm chủ thực chất của Nhân dân. Công tác dân vận làm cho nhân dân hiểu, đồng tình, hăng hái tham gia, tập hợp nhân dân thành lực lƣợng to lớn để thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc”, do đó: “…cách mệnh trước phải làm cho dân giác ngộ”
[60, tr.288]. Trong cách làm công tác dân vận, Người nhấn mạnh trước nhất là
phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ đƣợc. Thực tế cho
thấy, mỗi khi xảy ra “điểm nóng” thì công tác dân vận phải đi trước, đi cùng, đi đến kết thúc. Đại hội XIII của Đảng yêu cầu: “Đổi mới và đẩy mạnh công tác
vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của công dân”[24, tr.250].
Để thực hiện có hiệu quả giải pháp trên, trong thời gian tới cần phải:
Một là, quán triệt sâu sắc nhận thức công tác tư tưởng, công tác dân vận
không phải chỉ là nhiệm vụ của cơ quan tuyên giáo, cơ quan dân vận các cấp, mà công tác tư tưởng, công tác dân vận là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trước hết là của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp, các ngành. Công tác tư
tưởng, công tác dân vận phải gắn liền với đời sống của nhân dân. Công tác tư tưởng, công tác dân vận có tác dụng định hướng quan trọng, song nếu tách rời hiện thực xã hội thì không phát huy được tác dụng. Vì vậy, người làm công tác tư tưởng, công tác dân vận phải gắn bó với quần chúng, sâu sát, hòa mình vào thực tiễn, kịp thời nắm bắt để thông tin, định hướng tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động.
Hai là, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền,
vận động, thuyết phục đảm bảo kịp thời, sinh động, hấp dẫn và phù hợp với đối tƣợng và thực tiễn. Công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động phải đi vào vấn đề cụ thể, nội dung cụ thể và đối tƣợng cụ thể. Nội dung tuyên truyền cần phải có trọng tâm, trọng điểm cho thật dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nói để những nội dung tuyên truyền trở nên gần gũi, thiết thực trong đời sống, để cán bộ, đảng viên và quần chúng dễ dàng nhận thức đƣợc, nhận diện đƣợc và làm đƣợc. Chú trọng tuyên truyền, thuyết phục, vận động đối với người đứng đầu tổ chức, cá nhân tiêu biểu, có uy tín trong cộng đồng dân cƣ để họ trở thành những tuyên truyền viên lan tỏa tới quần chúng hiệu quả hơn. Đồng chí bí thư cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách công tác tư tưởng, công tác dân vận, trực tiếp phổ biến, quán triệt chủ trương, nghị quyết;
trường hợp bất khả kháng mới mời báo cáo viên cấp trên hỗ trợ. Phải tiến hành phương thức kết hợp giữa tự nghiên cứu với nghe phổ biến; giữa thuyết trình với định hướng, thảo luận, đối thoại để xác định đúng, trúng những nội dung cốt lõi để vận dụng xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện. Sử dụng nhiều hình thức đa dạng, phong phú để phổ biến, tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Gắn việc quán triệt tại hội nghị với phát thanh, truyền hình trực tiếp trên sóng, kết hợp với các bài viết phổ biến trên báo, tạp chí. Cần gắn việc triển khai, quán triệt, tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết với
phong trào thi đua yêu nước của địa phương, cơ quan, đơn vị. Chú trọng tổng kết thực tiễn, nhân rộng những mô hình tốt, kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo.
Ba là, củng cố kiện toàn tổ chức, xây dựng và phát triển lực lƣợng làm
công tác tư tưởng, công tác dân vận có kỹ năng, kinh nghiệm, nhiệt tình. Đồng
thời cán bộ làm công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động phải lấy sự gương
mẫu làm phương thức để vận động, tuyên truyền nhân dân có hiệu quả. Đẩy mạnh tuyên truyền qua hình thức nêu gương, xây dựng, biểu dương và nhân rộng điển hình tiên tiến “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, “lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực”, tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa trong cộng đồng.
Bốn là, xây dựng cơ chế phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội với chính quyền, lực lƣợng vũ trang, hội quần chúng trong công tác dân vận. Trọng tâm thực hiện tốt, hiệu quả chức năng giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị- xã hội các cấp trước khi Đảng, Nhà nước ban hành đường lối, chính sách, triển khai các chương trình, dự án trực tiếp ở địa phương, tạo sự đồng thuận trong nhân dân khi triển khai thực hiện. Phát huy vai trò công tác đối ngoại nhân dân và vận động người Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn bản sắc dân tộc, hình ảnh con người, đất nước Việt Nam và hướng về xây dựng quê hương, đất nước; tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè và các tổ chức quốc tế. Bảo đảm kinh phí phù hợp, thỏa đáng để thường xuyên bồi dƣỡng, cập nhật thông tin, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên làm công tác tuyên truyền, vận động.