Tập trung xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn liền với đổi mới toàn

Một phần của tài liệu Năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 153 - 157)

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

4.2.5. Tập trung xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn liền với đổi mới toàn

Xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đóng vai trò quan trọng trong thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. HTCT nước ta phục vụ thực hiện đường lối chính trị của Đảng, do đó phải được kiện toàn, đổi mới tổ chức theo yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới. Công cuộc đổi mới hiện nay có tính cách mạng sâu sắc, đang phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Đại hội XIII của Đảng đặt ra nhiệm vụ: “Đẩy mạnh xây dựng Đảng về tổ chức; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống

chính trị” [23, tr.185]. Xây dựng và hoàn thiện TCBM của hệ thống chính trị tạo cơ sở để bố trí cán bộ phù hợp với điều kiện thực tiễn. Từ đó, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo, củng cố, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy hiệu lực quản lý của nhà nước trong công cuộc đổi mới.

Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị và xã hội thông qua công tác tổ chức và cán bộ. Trong đó, công tác tổ chức của Đảng là nhân tố quyết định xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng và của hệ thống chính trị vững mạnh, bảo đảm thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước,

nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Công tác chức gắn liền với công tác cán bộ. Đảng khẳng định công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Công tác cán bộ là hệ trọng, quyết định đến chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên của cả hệ thống chính trị.

Để thực hiện tốt giải pháp này, trong thời gian tới cần:

Thứ nhất, tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị Việt

Nam phù hợp trong điều kiện mới, bảo đảm sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội. Thực hiện thí điểm một số mô hình mới về thu gọn tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng

cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động để sớm áp dụng rộng rãi những mô hình hợp lý.

Nghiên cứu, tổng kết mô hình tổ chức và mối quan hệ của Đảng đoàn, Ban cán sự đảng với tổ chức đảng trong cơ quan theo hướng chỉ lập Đảng đoàn, Ban cán

sự đảng ở những cơ quan hoạt động theo kỳ họp. Với cơ quan hoạt động thường xuyên nên hợp nhất Đảng đoàn, Ban cán sự đảng với Đảng ủy cơ quan, trong đó những chức danh theo cơ cấu nhƣ hiện nay của Đảng đoàn, Ban cán sự đảng thực hiện cơ chế chỉ định vào cấp ủy, Ban thường vụ, Bí thư, Phó bí thư. Khi hết nhiệm kỳ này thì chỉ thực hiện chỉ định vào cấp uỷ khi không đƣợc tham gia bầu cử tại Đại hội (trường hợp chỉ định thì nhân sự đó phải giữ vị trí cấp uỷ tương đương trở lên từ đảng bộ khác). Khi đó, sẽ tiến hành bầu vào cấp uỷ trước, coi

đó là điều kiện để bổ nhiệm lãnh đạo hay giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo chính quyền để không phải sử dụng hình thức chỉ định tham gia cấp uỷ.

Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng đề án khả thi để thực hiện hợp nhất một số cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng với các cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ tương đồng khi thấy hiệu quả thiết thực; đồng thời, nhất thể hóa một số

chức danh người đứng đầu cơ quan, tổ chức của Đảng với chức danh người đứng đầu cơ quan nhà nước cùng cấp. Mô hình hợp nhất các tổ chức và các chức danh này đã có thực tiễn ở một số địa phương, cần tổng kết, nhân rộng khi thấy hiệu quả thiết thực. Tiếp tục thực hiện tốt việc thí điểm một số mô hình mới về thu gọn tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động để sớm áp dụng rộng rãi những mô hình hợp lý. Cụ

thể hóa trách nhiệm của người đứng đầu, thường trực cấp ủy, ban thường vụ, cấp ủy và tập thể lãnh đạo cơ quan trong thực hiện sắp xếp thu gọn đầu mối tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đặc biệt là việc để phát sinh thêm đầu mối trung gian.

Thứ hai, đổi mới việc giới thiệu đảng viên ứng cử, bố trí vào các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan của nhà nước

Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ nhƣng không có nghĩa là Đảng

tự quyết định tất cả việc bố trí những vị trí của cơ quan quản lý nhà nước. Trong điều kiện hiện nay, Đảng cần tiếp tục đổi mới công tác cán bộ. Trước hết, cần đổi mới việc giới thiệu đảng viên ứng cử vào các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan của nhà nước theo hướng dân chủ, công khai và bảo đảm vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Dân chủ trước hết trong Đảng về công tác giới thiệu nhân

sự. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế dân chủ trong bầu cử có số dƣ kể cả trong Đảng và cơ quan nhà nước. Đối với các chức danh trong chính quyền, ngoài việc tự ứng cử, đề cử của nhân dân đối với đảng viên hay những người không phải đảng viên nhƣng những đảng viên đƣợc tổ chức đảng giới thiệu cũng phải

“cạnh tranh” với nhau. Theo đó, chế độ “thi tuyển” để bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý, “tranh cử” giữa họ là cần thiết. Việc “thi tuyển”, “tranh cử”

cần đổi mới theo hướng các ứng viên đề xuất những phương án công tác cụ thể,

gắn với việc cam kết và thực hiện lời hứa trước tổ chức và cử tri về những công việc sẽ phải làm nếu đƣợc bầu, tránh hứa chung chung nhƣ hiện nay. Nghiên cứu, thí điểm bầu cử trực tiếp chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã -

một trong những cách thức để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp.

Đồng thời, thực hiện thí điểm việc nhân dân bầu các đảng viên của Đảng vào các cơ quan dân cử, trên cơ sở những đảng viên đƣợc dân cử này, Đảng lựa

chọn những người ưu tú nhất trong đó bầu vào cơ quan lãnh đạo của Đảng, khi đó quy trình từ: “Đảng cử dân bầu” sẽ chuyển thành “Nhân dân bầu, Đảng chọn” - thống nhất ý Đảng với lòng dân.

Thứ ba, phát huy vai trò của tổ chức đảng, đảng viên hoạt động trong cơ quan nhà nước.

Lãnh đạo thông qua tổ chức đảng (các đảng đoàn, ban cán sự đảng, cấp ủy đảng trong cơ quan nhà nước) phải thực sự trở thành phương thức lãnh đạo chủ

yếu đối với nhà nước của Đảng ta hiện nay. Phải đề cao vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên, thực hiện nghiêm quy định về chế độ nêu gương của cán bộ, đảng viên trong cơ quan nhà nước. Những đảng viên hoạt động trong bộ máy nhà nước vừa đại diện cho Đảng, vừa đại diện cho cơ quan nhà nước trong quan hệ với các lực lượng xã hội, do đó đảng viên - công chức nhà nước phải đề cao tính đảng và tính thượng tôn pháp luật. Đảng viên phải tự giác, gương mẫu chấp hành pháp luật nhà nước, chấp hành kỷ luật đảng trên cương vị công tác được giao. Tăng cường công tác quản lý đảng viên, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Quản lý đảng viên là công chức hoạt động trong

bộ máy nhà nước khác với quản lý đảng viên không hoạt động trong bộ máy nhà nước. Họ là những cán bộ được nắm quyền thực thi luật pháp, chính sách, nắm

quyền phân bổ nguồn lực công, quyền điều tra, xét xử, truy tố. Họ đƣợc nhân danh và đại diện cho cơ quan nhà nước trong quan hệ với công dân nên có sức

mạnh của quyền lực nhà nước. Việc quản lý những đảng viên này đòi hỏi phải khác với quản lý đảng viên nói chung, thể hiện ở sự chặt chẽ, cụ thể, gắn với chức trách, nhiệm vụ của từng công chức, viên chức.

Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có năng lực, bản lĩnh đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.

Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ của Mặt trận Tổ

quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Rà soát, cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ các tổ chức của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, làm cơ sở để sắp xếp cán bộ, khắc phục căn bản tình trạng đƣa cán bộ không có năng lực,

phẩm chất hoặc khó bố trí công tác để đƣa về công tác tại Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

Các cấp ủy đảng cần quan tâm làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ có tâm, có tầm làm người đứng đầu Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Cán bộ đƣợc quy hoạch phải đảm bảo các tiêu chuẩn

theo Quy định số 89-QĐi/TW ngày 04-8-2017 của Bộ Chính trị khóa XII quy định về “khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” để không ngừng đáp ứng yêu cầu tham gia xây dựng, chính đốn Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vƣng mạnh giai đoạn mới.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục tham mưu cấp ủy đảng cùng cấp trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Mặt trận Tổ quốc đạt chuẩn về trình độ chính trị, chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ gắn với thực hiện chính sách cán bộ đầy đủ, kịp thời, tạo động lực cho cán bộ làm việc tốt. Khuyến khích ý thức tự học, tự vươn lên của bản thân người cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp.

Một phần của tài liệu Năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 153 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(221 trang)