Phương hướng nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 134 - 137)

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

4.1.2. Phương hướng nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong thời gian tới, cần tiếp tục quán triệt và thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ chiến lƣợc mà Đảng ta đã xác định: xây dựng Đảng là nhiệm vụ then

chốt; phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng và phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; đảm bảo quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Phương hướng nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tới:

Một là, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh trong tư duy lý luận và hoạch định đường lối, chủ trương,

chiến lược của Đảng; tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền

của Đảng.

Kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tưởng Hồ Chí Minh là một nguyên tắc chỉ đạo tư duy lý luận của Đảng. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng từ xây dựng

nội bộ Đảng đến lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị và các lĩnh vực đời sống xã hội. Đảng lãnh đạo, cầm quyền trong điều kiện hiện nay với nhiều

thuận lợi nhƣng không ít khó khăn nên phải nhận thức sâu sắc và thực hiện theo đúng định hướng, nguyên tắc đó.

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là bài học kinh nghiệm lớn, có tính quy luật của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu xuyên suốt mà Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta đang

ra sức phấn đấu đạt tới. Trong điều kiện Đảng chƣa giành đƣợc chính quyền, Đảng phải nâng cao năng lực lãnh đạo để giành đƣợc chính quyền. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng phải nâng cao năng lực cầm quyền nhằm để giữ vững chính quyền và sử dụng chính quyền hiệu quả theo chủ trương, đường lối

của Đảng. Trong điều kiện hiện nay, cần tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Trong quá trình nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm

quyền, Đảng ta phải kiên định mục tiêu đã xác định. Trong bất kỳ tình huống khó khăn nào cũng không đƣợc xa rời mục tiêu đó. Đây là một nguyên tắc và là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt quá trình nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền

của Đảng. Đây là bài học kinh nghiệm đƣợc Đảng Cộng sản Việt Nam rút ra và là quan điểm chỉ đạo của Đảng trong quá trình Việt Nam tiến hành đổi mới, phát triển

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội bằng pháp luật.

Nhà nước pháp quyền thì trước hết phải đặt tính thượng tôn pháp luật lên hàng đầu. Đảng ta chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN mà trọng tâm là đẩy mạnh đổi mới công tác lập pháp và cải cách tƣ pháp theo yêu cầu và nguyên tắc của nhà nước pháp quyền XHCN; cải cách hành chính, xây dựng nền

hành chính hiện đại, vì nhân dân phục vụ, xây dựng đội ngũ công chức trong

sạch, tận tụy. Trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện mô hình, đặc trưng và cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; đồng thời đẩy nhanh thực hiện đồng bộ các giải pháp xây

dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, đồng thời tiếp tục xác định rõ vị trí lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, NDCQ, PTCQ của Đảng, mối quan hệ giữa

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền - Nhà nước quản lý” theo đúng yêu cầu của nhà nước pháp quyền, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước.

Ba là, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã

hội; dựa vào nhân dân, huy động sức mạnh của nhân dân trong việc tham gia xây dựng Đảng và tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội là tổ chức đại diện của các tầng lớp nhân dân. Các tổ chức này là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội có vai trò củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sự nhất trí về chính trị và tư tưởng trong nhân dân, củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới.

Trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - đây là nhiệm vụ khó khăn, càng đòi hỏi phải tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Do vậy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội càng quan trọng. Xây dựng Đảng và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đòi hỏi Đảng phải có quyết tâm chính trị cao và hành động quyết liệt, hiệu quả. Vì vậy, phải tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tham gia xây dựng Đảng, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là một yêu cầu cấp thiết trong công cuộc đổi mới hiện nay. Đảng và

Nhà nước ban hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò nòng cốt để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.

Bốn là, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, bảo đảm bố trí, sử dụng đội

ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị thực sự khoa học, dân chủ, tuân theo pháp luật của Nhà nước và kỷ luật của Đảng.

Trong điều kiện mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng đất nước ta thực hiện

mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, phấn đấu đến năm 2020 đất nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, sự nghiệp vĩ đại; song cũng đầy khó khăn thách thức. Nhiệm vụ chính trị của Đảng trong điều kiện mới đang đặt ra rất nhiều vấn đề mới, trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có công tác cán bộ; đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên, bố trí đội ngũ cán bộ khoa học trên cơ sở dân chủ, công khai, minh bạch, điều đó đòi hỏi Đảng phải cụ thể hóa chiến lƣợc công tác cán bộ, kiên quyết không bao che, dung túng, không bổ nhiệm sai quy trình...chỉ có nhƣ vậy Đảng mới có đủ sức để lãnh đạo toàn dân tộc thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng, mục tiêu chính trị. Đây cũng là vấn đề thực hiện tốt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, chuẩn bị tốt thế hệ cán bộ cách mạng cho đời sau.

4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2045

Một phần của tài liệu Năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 134 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(221 trang)