Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
4.1.1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn tác động đến năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
4.1.1.1. Thuận lợi
Một là, kinh nghiệm lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
đã đƣợc khẳng định trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Từ khi ra đời, Đảng gắn bó “máu thịt” với nhân dân, đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ và tin tưởng tuyệt đối. Chỉ trong vòng 15 năm từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam giành thắng lợi trong
cuộc Cách mạng Tháng Tám (năm 1945), lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay sau khi nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Đảng ta đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, cùng lúc phải đương đầu với “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”. Đảng đã lãnh đạo nhân dân vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, kiên cường bảo
vệ và xây dựng chính quyền non trẻ, đồng thời tích cực chuẩn bị mọi mặt để bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng Điện Biên Phủ buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ (năm 1954), chấm dứt
chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trên cơ sở đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng, với sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, quân và dân ta đã lần lƣợt đánh bại các chiến lƣợc chiến tranh của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trước những yêu cầu phát triển của đất nước, Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986), với tinh thần “tôn trọng sự thật, nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ
sự thật” [15, tr.269], đã đề ra đường lối đổi mới đất nước, đánh dấu bước ngoặt
quan trọng trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đường lối đổi mới ra đời đã đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn lịch sử, thể hiện bản lĩnh vững vàng, tƣ duy sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mở ra một thời kỳ mới
cho sự phát triển của đất nước. Sau Đại hội VI của Đảng, Đảng đã từng bước hoàn thiện, cụ thể hóa đường lối đổi mới mà nội dung cơ bản, cốt lõi được thể
hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011), và các văn kiện quan trọng của Đảng qua các kỳ Đại hội. Đảng ta luôn kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử là “kết tinh sức sáng tạo của Đảng và nhân dân ta, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định
thắng lợi của cách mạng Việt Nam” [23, tr.104].
Hai là, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, hợp tác để phát
triển vẫn là xu thế chủ đạo trên thế giới và khu vực.
Toàn cầu hóa mang lại nhiều cơ hội để Đảng Cộng sản Việt Nam tích cực đổi mới tư duy, giao lưu với các nước trên thế giới, mở rộng quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao, hội nhập quốc tế sâu rộng. Toàn cầu hoá không chỉ tạo ra
những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế mà còn thúc đẩy mối quan hệ liên quốc gia tăng cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Quá trình hợp tác liên kết khu vực tiếp tục phát
triển rất sôi động tại khắp các châu lục và làm xuất hiện hàng loạt tổ chức hợp tác quốc tế về kinh tế, thương mại. Sự giao lưu quốc tế rộng rãi trên cơ sở của phát triển kinh tế toàn cầu cũng có những tác động không nhỏ tới văn hóa. Cùng với việc phục hồi, phát huy các giá trị văn hóa, nền văn hóa Việt Nam có điều
kiện tiếp thu các giá trị mới của các nền văn hóa trong khu vực, trên thế giới và ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, trở thành nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ba là, ở trong nước những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử sau hơn
35 năm đổi mới tác động thuận lợi đến sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những kết quả quan trọng đạt đƣợc trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong những nhiệm kỳ vừa qua cùng với nhận thức, quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng, hệ thống chính trị trong nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền là điều kiện thuận lợi. Bên cạnh đó, năng lực, trình độ, phẩm
chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng”
Thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đất nước ta đã thoát khỏi “bẫy thu nhập thấp”: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định,
vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản đƣợc bảo đảm, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện” [23, tr.59], đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc đƣợc củng cố và tăng cường, chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được giữ vững, vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được củng cố và nâng cao, sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều tạo ra thế và lực mới cho đất nước
tiếp tục phát triển. Việt Nam đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế: “Đất
nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày
nay” [23, tr.104]. Những thành tựu đó chính là điều kiện, tiền đề để Việt Nam:
“phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [23, tr.112]. Với tất cả những thành tựu đó, tuyệt đại đa
số cán bộ, đảng viên và nhân dân ta hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo, cầm
quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn.
Bốn là, nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đƣợc triển khai mạnh mẽ gắn
liền với cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tiếp tục đƣợc triển khai sâu rộng.
Tinh thần chỉ đạo và nội dung nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đƣợc
triển khai sâu rộng, thiết thực và hiệu quả. Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, phương hướng và giải pháp thực hiện đã được Đảng ta xác định rõ trong Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng cũng nhƣ các nghị quyết của Hội nghị Trung ƣơng. Đó là chính cơ sở, định hướng để hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực làm theo để sớm hoàn thành mục tiêu đưa nước ta trở thành nước phát
triển, có thu nhập cao. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Niềm
tin của nhân dân đối với Đảng, đối với cán bộ, đảng viên tăng lên. Cán bộ, đảng viên có cơ sở để tự soi, tự sửa, răn mình và giữ gìn tƣ cách đảng viên. Các phong trào thi đua yêu nước, phong trào của quần chúng đi vào nền nếp cùng với việc
tiếp tục phát huy vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đảng ta xác định cần “Coi trọng
việc phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đảng, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã
hội” [23, tr.77].
Năm là, những thành tựu về khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ đã mang lại nhiều điều kiện thuận lợi để Đảng ta nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
Sự phát triển của khoa học và công nghệ là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Hiện nay, dưới sự tác động trực tiếp của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tƣ (cách mạng 4.0), công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy xã hội loài người bước vào một kỷ nguyên gọi là “xã hội thông tin”,
“thời đại dữ liệu lớn”. Công nghệ số phát triển mạnh mẽ làm thay đổi phương
thức lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước. Mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội thay đổi. Phát triển kinh tế số, xã hội số sẽ tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực và thời cơ đối với mọi quốc gia. “Xã hội thông
tin” và “thời đại dữ liệu lớn” tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, xóa nhòa khoảng cách về không gian, thời gian, mở rộng phạm vi giao lưu, tương tác của con người. Điều này tạo điều
kiện thuận lợi để đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng theo hướng dân chủ hóa cũng như tạo điều kiện thuận lợi thực hiện phương châm
“lấy nhân dân làm trung tâm” trong hoạt động lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà lãnh đạo, quản lý hàng ngày, hàng giờ nắm bắt, tiếp nhận và xử lý đúng đắn, chính xác lƣợng thông tin khổng lồ
của đất nước trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội để góp phần xây dựng, ban hành các chủ trương, nghị quyết, quyết định lãnh đạo đúng đắn, khoa học và sát với thực tế nhất.
4.1.1.2. Khó khăn Một là, Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam là vấn đề mới, chƣa có tiền lệ trong lịch sử nên khó tránh khỏi gặp nhiều khó khăn.
Cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định, xây dựng chủ nghĩa xã hội là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không hề đơn giản, dễ dàng: Đây là
cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, không thể nóng vội [100, tr.36]. Chủ tịch Hồ
Chí Minh chỉ ra rằng nước ta cần phải trải qua thời kỳ quá độ, từ một nước nông nghiệp lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tƣ bản chủ nghĩa. Đây là một sự nghiệp mới mẻ, chƣa từng có tiền lệ trong lịch sử, sẽ có vô vàn khó khăn, phức tạp phải vượt qua. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải làm dần dần, từng bước, không chủ quan, nóng vội. Chúng ta phải biết tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới, tìm tòi, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, tìm ra cách thức, bước đi của thời kỳ quá độ và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đường lối cách mạng phải luôn xuất phát từ điều kiện thực tiễn của đất nước, tôn trọng quy luật khách quan, tránh giáo điều, rập khuôn, máy móc.
Đảng ta nhận thức rõ tính chất lâu dài của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta do điểm xuất phát để đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn rất thấp.
Chúng ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, chưa trải qua giai đoạn phát
triển tƣ bản chủ nghĩa, đi lên chủ nghĩa xã hội. Do đó, những tiền đề của chủ nghĩa xã hội đƣợc tạo ra trong chủ nghĩa tƣ bản nhƣ lực lƣợng sản xuất phát triển có tính chất xã hội hóa cao, quan hệ sản xuất có tính xã hội hóa cao, trình độ dân trí cao, ý thức pháp luật và năng lực làm chủ của nhân dân cao đều chƣa có ở nước ta. Đó là một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để nhằm xây dựng từ đầu một chế độ xã hội mới cả về lực lƣợng sản xuất, quan hệ sản
xuất. Đó là một thời kỳ đấu tranh giai cấp phức tạp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với công cuộc cải biến toàn diện và sâu sắc, đồ sộ trên tất cả các lĩnh vực trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta như vậy, không thể tiến hành
trong một thời gian ngắn và không thể đốt cháy giai đoạn mà phải tiến hành từng bước phải dần dần theo điều kiện cụ thể trong và ngoài nước. Chính vì vậy, Đảng ta nhận thức rằng: thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua nhiều
chặng đường khác nhau và xác định nước ta khi bắt đầu tiến hành đổi mới là đang ở những bước đi đầu tiên của chặng đường đầu tiên.
Hai là, tình hình khu vực và trên thế giới tiếp tục có những diễn biến phức
tạp, chứa đựng nhiều yếu tố khó lường, tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định.
Tình hình quan hệ giữa các nước lớn, xung đột lợi ích tiềm ẩn nhiều biến động.
Luật pháp quốc tế và các thể chế đa phương toàn cầu đứng trước những thách thức lớn. Dự báo kinh tế thế giới phục hồi chậm, không đồng đều và còn tiềm ẩn nhiều khó khăn. Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Thế giới đang trải qua những
biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo… Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển nhƣng đang bị thách thức bởi sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan” [23, tr.105]. Kinh tế thế bị ảnh hưởng kéo dài do tác động của đại dịch Covid-19. Các nước lớn vừa cạnh tranh, đấu tranh gay gắt với nhau nhưng vừa sẵn sàng nhân nhượng, thỏa hiệp với nhau. Môi trường an ninh chiến lược của
thế giới đang và sẽ tiếp tục có nhiều biến động không lành mạnh, vẫn tồn tại phổ biến trên thế giới tƣ duy loại trừ nhau trong các cấu trúc an ninh khu vực và toàn cầu. Lối hành xử cường quyền dựa trên các lệnh trừng phạt. Tâm thế phân cực thế giới thành các thực thể đối lập nhau về nền tảng công nghệ, sản xuất - kinh doanh, tài chính - tiền tệ, các xu hướng phát xít mới liên tục xuất hiện. Các thế lực chống đối, thù địch lợi dụng xung đột giữa Nga và Ucraina để công kích, phê phán Liên Xô. Chúng phê phán chủ nghĩa xã hội đã để lại di sản mâu thuẫn, xung đột huynh đệ tương tàn Nga - Ucraina. Chúng cổ vũ cho mọi yêu sách ly
khai, tán dương nền dân chủ Mỹ, dân chủ phương Tây như mô hình ưu việt cho toàn thế giới làm theo. Chúng tung hô các khuynh hướng chính trị thân Mỹ, thân phương Tây. Khu vực Đông Nam Á là khu vực trọng điểm của cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, nhiều điểm nóng xuất hiện.
Ba là, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ (4.0) phát triển mạnh mẽ, tạo ra “thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc” [23, tr.106]. Đây là cuộc cách mạng gắn liền với sự phát triển của không gian mạng, kết hợp giữa công nghệ vật lý, kỹ thuật số và sinh học, giữa hệ thống ảo và thực, làm thay đổi căn bản cách thức con người tạo ra sản phẩm, từ đó tạo nên “cuộc cách mạng” về tổ chức các chuỗi sản xuất - giá
trị đã mở ra những triển vọng mới, thúc đẩy các quốc gia tham gia mạnh mẽ vào quá trình hội nhập, phát triển. Với tác động của khoa học công nghệ, thế giới nhƣ đƣợc phẳng ra, những khoảng cách về không gian đang thu hẹp lại bởi
truyền thông đa phương tiện hết sức nhanh chóng, thuận lợi và thông tin liên lạc ngày càng dễ dàng, thông suốt. Sự bùng nổ của truyền thông, nhất là sự phát
triển của mạng xã hội đã tạo nên phương thức tiếp cận thông tin mới, làm cho thông tin lan tỏa nhanh, phạm vi rộng, hiệu ứng mạnh - đây là môi trường thuận
lợi để các thế lực phản động tổ chức nhiều chiến dịch tuyên truyền, vận động, phát tán nhiều bài viết phản động, làm nóng các vấn đề xã hội, gây hoang mang và làm giảm sút niềm tin của các tầng lớp nhân dân.
Bốn là, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá quyết liệt cách mạng Việt
Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: “sự chống phá của các thế lực