Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
4.2.3. Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế chính trị, đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các tổ chức trong
Thể chế chính trị là những quy định, quy chế, quy phạm, nguyên tắc, luật lệ nhằm điều chỉnh và xác lập các quan hệ chính trị. Phương thức lãnh đạo của Đảng phải phù hợp với đường lối chính trị của Đảng trong mỗi thời kỳ và với từng lĩnh vực khác nhau. Khi nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội đƣợc đặt ra, V.I.Lênin
cảnh báo những người cộng sản rằng, ai muốn dùng phương pháp cũ trong cuộc đấu tranh giành chính quyền để giải quyết những nhiệm vụ tổ chức thì người đó sẽ phá sản hoàn toàn: “Khi tình hình đã thay đổi và chúng ta phải giải quyết những
nhiệm vụ thuộc loại khác, thì không nên nhìn lại đằng sau và sử dụng những phương pháp của ngày hôm qua” [57, tr.398]. Có chính quyền, giai cấp công nhân
phải biết loại trừ khỏi “cẩm nang” của mình những phương pháp hình thức không còn phù hợp. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách có đúng mấy
cũng vô ích” [62, tr.279]. Đại hội XIII của Đảng yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới”[23, tr.196]. Điều đó
khẳng định, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu, và luôn gắn với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt là đổi
mới chính trị và công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Để thực hiện giải pháp này, cần tập trung thực hiện những việc sau:
4.2.3.1. Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế
Một là, thể chế hoá, cụ thể hoá nguyên tắc hoạt động của Đảng được quy định trong Hiến pháp.
Hai nguyên tắc hoạt động quan trọng của Đảng đƣợc quy định trong Hiến pháp: “Đảng phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát
của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Vì vậy, trước yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, phải thể chế hóa rõ hơn, cụ thể hơn thành những quy định, quy phạm về những nguyên tắc này. Theo đó, nhiều vấn đề cần đƣợc quy định cụ thể ở những văn bản khác nhau nhƣ quy định về chế độ thông tin, chế độ báo cáo, xin ý kiến nhân dân trong các khâu quan trọng của công tác xây dựng Đảng, nhất là công tác cán bộ hay các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm; về các quyết định của Đảng; quyết định của chính quyền về một vấn đề cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ và chế tài đối với những sai phạm (nếu xảy ra).
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực trong nội bộ mỗi tổ chức thành viên và giữa các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị. Cách tổ chức
cần bảo đảm tăng tính độc lập của Ủy ban kiểm tra đối với cấp ủy cùng cấp và đảm bảo tính chuyên nghiệp đối với cán bộ kiểm tra. Theo đó, xem xét có thể
thực hiện thí điểm Đại hội Đảng các cấp bầu trực tiếp Ủy ban kiểm tra. Điều đó hoàn toàn cần thiết trong vấn đề kiểm soát quyền lực hiện nay, nhất là khi tăng cường nhất thể hoá chức danh lãnh đạo Đảng với chính quyền. Tất nhiên, khi đó cũng cần có cơ chế kiểm soát quyền lực đủ chặt chẽ đối với Ủy ban kiểm tra.
Trên cơ sở đó, xem xét có thể hợp nhất Ủy ban kiểm tra của Đảng với Thanh tra
của Nhà nước để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác, giảm bớt sự cồng kềnh trong mô hình tổ chức của Đảng và Nhà nước. Đây cũng là giải pháp khắc phục tình trạng, xu thế trông chờ vào kiểm tra đảng mà thanh tra nhà nước không thể hiện được vai trò, thậm chí có nơi người đứng đầu chính quyền cũng không thực sự coi trọng công cụ này trong quản lý nhà nước. Đổi mới, hoàn thiện thể chế pháp lý cho các chủ thể thực hiện phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp.
Hai là, hoàn thiện quy chế hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng trong mối quan hệ với các tổ chức nhà nước.
Mỗi thành tố trong hệ thống chính trị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo pháp luật và điều lệ của mỗi tổ chức nhƣng quy chế làm việc sẽ gắn kết chặt chẽ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị thực hiện mục tiêu chung. Theo đó, quy chế làm việc vừa phải tôn trọng, tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tính độc lập
của từng tổ chức (theo luật định và điều lệ của tổ chức), vừa phải bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng và tính khả thi của kiểm soát quyền lực lẫn nhau giữa các thành viên trong hệ thống chính trị. Đây là nét đặc trƣng của thể chế chính trị Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - Nhân dân làm chủ. Đây cũng là cách tốt
nhất nhằm hạn chế tình trạng lấn sân hay bao biện làm thay của cấp uỷ đối với chính quyền, khắc phục tình trạng “hành chính hoá” trong hoạt động của Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Quy chế làm việc phải đảm bảo đƣợc sự đổi mới phong cách, lề lối làm việc khoa học, dân chủ, gần dân, bám sát
thực tiễn của cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị từ Trung ƣơng tới cơ sở.
Tăng cường thực hiện chất vấn trong Đảng.
4.2.3.2. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước
Thứ nhất, đổi mới việc lãnh đạo các cơ quan nhà nước thể chế hóa, cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng thành pháp luật, chính sách, chương trình, kế
hoạch và tổ chức thực hiện.
Đổi mới, nâng cao chất lƣợng quy trình lập pháp, đảm bảo thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đảm bảo chất lượng thực thi đường lối, chủ trương của Đảng.
Trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
nhà nước càng phải chú trọng thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng thành quy định của pháp luật để quản lý xã hội. Thực tế đặt ra là giữa chủ trương của Đảng với pháp luật của nhà nước có những “độ trễ” nhất định. Vì vậy, cần có thời gian để nhà nước thể chế hoá chủ trương của Đảng thành quy định của pháp luật để thực thi trong toàn xã hội. Tuy nhiên, vẫn cần có quy định cụ thể về thời gian thực hiện, thể hiện ở chương trình hành động mà chương trình đó phải được xây dựng đồng thời với xây dựng nghị quyết của Đảng.
Thứ hai, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Một là, đối với Quốc hội: Đảng quyết định những vấn đề đặc biệt quan
trọng của đất nước; cho chủ trương, định hướng một số lĩnh vực thuộc hoạt động của Quốc hội, không ban hành văn bản có tính quyết định trước khi Chính phủ trình Quốc hội. Khi Quốc hội thảo luận và quyết định nếu có nhiều ý kiến trái
chiều thì nhất thiết phải báo cáo lại để Đảng có ý kiến chỉ đạo. Đảng định hướng các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với Quốc hội được thực hiện theo phương thức Đảng ra chủ trương, định hướng - Quốc hội thảo luận và quyết định theo thẩm quyền. Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị khi cho ý kiến chỉ đạo cần cung cấp đủ thông tin, trình bày rõ quan điểm, lý lẽ với các đảng viên trong Quốc hội để đảng viên trong Quốc hội hiểu rõ, thống nhất nhận thức, tự giác chấp hành và vận động, thuyết phục đại biểu Quốc hội không phải là đảng viên cùng thực hiện. Đảng thống nhất lãnh đạo việc đổi mới, sắp xếp và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của
Quốc hội bằng các quan điểm chỉ đạo, quyết định về tổ chức, biên chế, đồng thời đề cao thẩm quyền, trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu tổ chức sử dụng cán bộ trong công tác cán bộ. Đổi mới giới thiệu nhân sự để bầu vào các chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Quốc hội theo hướng phải có số dư.
Hai là, đối với Chính phủ: Đảng lãnh đạo hoạt động của Chính phủ, trong
đó tập trung định hướng quan điểm, mục tiêu, giải pháp chủ yếu phát triển các ngành, lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội, địa bàn quan trọng; chiến lƣợc sử dụng các nguồn lực quốc gia; một số chủ trương, chính sách lớn về kinh tế - xã
hội, một số chương trình, dự án đầu tư quan trọng. Đảng thống nhất lãnh đạo
việc đổi mới, sắp xếp và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của Chính phủ, quyết định về tổ chức, biên chế, đồng thời đề cao thẩm quyền, trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu tổ chức sử dụng cán bộ trong công tác cán bộ. Trong giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu, phê chuẩn các chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ phải có số dƣ.
Ba là, đối với các cơ quan thực hiện quyền tƣ pháp: Bộ Chính trị, Ban Bí
thư chỉ đạo về chủ trương xử lý đối với những vụ án đặc biệt nghiêm trọng có liên quan đến an ninh chính trị, đối ngoại hoặc còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan tƣ pháp, nhƣng không quyết định những vấn đề cụ thể thuộc thẩm
quyền của các cơ quan tƣ pháp. Đảng chỉ đạo sắp xếp bộ máy tổ chức, quyết định về tổ chức, biên chế, đồng thời đề cao thẩm quyền, trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu tổ chức sử dụng cán bộ trong công tác cán bộ. Đảng giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm, bầu hoặc phê chuẩn các chức vụ lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan thực hiện quyền tƣ pháp.
4.2.3.3. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
Đảng lãnh đạo đổi mới căn bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước phải thể chế hóa thành chính sách, pháp
luật phù hợp với thực tiễn và đáp ứng lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Để khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, đối phó, xu hướng hành chính hóa trong các cơ quan dân cử và các tổ chức đại diện của nhân dân, Đảng, nhà nước cần đổi mới cơ chế và quy trình ra quyết định lãnh đạo, quản lý theo hướng chú trọng hình thức phát huy dân chủ trực tiếp của nhân dân trong việc tham gia xây dựng chủ trương, chính sách.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ban chấp hành các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức lấy ý kiến phản biện của các thành viên trong hệ thống của tổ chức, đoàn thể mình hoặc gửi văn bản dự thảo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện, cần chú trọng việc tổ chức đối thoại
trực tiếp giữa chủ thể phản biện với cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo đƣợc phản biện khi có nhiều ý kiến trái chiều. Phản biện xã hội phải trở thành yêu cầu nội tại của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu
phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ đƣợc. Quyết định
số 23-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị” cũng quy định các bộ, ngành phải: “Tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến, giám sát, phản biện trong xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, nhất là những chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân trong phạm vi
chức năng, nhiệm vụ của mình”. Vấn đề bức xúc nhất hiện nay là tình trạng bộ máy, tổ chức của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần đƣợc
sắp xếp lại cho tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; công tác cán bộ, vấn đề tài chính...
đủ để thực hiện phản biện, giám sát khả thi, đúng theo quy định của pháp luật.
Cấp ủy có thẩm quyền cần quyết liệt trong đổi mới tổ chức bộ máy, xác định, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Đảng, Nhà nước và Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội. Phân định rõ chức năng lãnh đạo của Đảng;
chức năng quản lý và điều hành xã hội của Nhà nước; chức năng đại diện, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội bằng những quy định, quy chế hoặc đƣợc luật hóa bảo đảm tính khả thi.