Nội dung công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý tiến độ thi công công trình giao thông (Trang 22 - 25)

7. Kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại

1.2.3. Nội dung công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nội dung quản lý dự án có thể được xem xét dưới nhiều góc độ trong đó phổ biến là theo các công việc trên các giai đoạn phát triển dự án và theo mục tiêu của dự án

1.2.3.1 Theo giai đoạn phát triển của dự án

Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 được quy định cụ thể như sau:

a) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc như sau:

+ Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có);

+ Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng

+Thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

b) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc như sau:

+ Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có);

+ Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);

+ Khảo sát xây dựng;

+ Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;

+ Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng);

+ Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;

+ Thi công xây dựng công trình;

+ Giám sát thi công xây dựng;

+ Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành;

+ Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành;

+ Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng;

+ Vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;

c) Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc:

+ Quyết toán hợp đồng xây dựng, + Bảo hành công trình xây dựng.

Tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục công việc quy định

1.2.3.2 Theo mục tiêu quản lý

Theo mục tiêu quản lý gồm có: quản lý chất lượng, quản lý chi phí, quản lý tiến độ, quản lý an toàn, phòng chống cháy nổ, quản lý vệ sinh môi trường, quản lý rủi ro.

a)Quản lý chất lượng

Theo TCVN ISO 8402-1994 quy định thì: “Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung, xác định chính sách chất lượng, mục đích và trách nhiệm, thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, bảo đảm chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng”.

Quản lý chất lượng là trách nhiệm của tất cả các cấp quản lý. Việc thực hiện công tác quản lý chất lượng liên quan đến mọi thành viên trong tổ chức.

Trong quản lý chất lượng cần xem xét đến khía cạnh kinh tế. Chất lượng của dự án đầu tư xây dựng phải được quản lý trong cả quá trình đầu tư, từ lập dự án, thẩm định, trình duyệt, tuân thủ các quy định pháp luật về đất đai, quy hoạch xây

dựng, công tác quản lý chất lượng khi thực hiện khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp, công tác nghiệm thu, kiểm định, bảo hành, bảo trì.

b) Quản lý chi phí

Chi phí cho dự án đầu tư xây dựng phải được bảo đảm mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng, phù hợp với nguồn vốn sử dụng, giai đoạn đầu tư và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường.

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của nhà nước. Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp độ dài thời gian xây dựng.

Quản lý chi phí bao gồm quản lý lập thẩm định Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, giá hợp đồng, quản lý khối lượng và các phát sinh trong thực hiện hợp đồng, quản lý thanh toán – quyết toán theo quy định.

c) Quản lý tiến độ

Tiến độ thực hiện dự án xây dựng là một trong 3 nội dung cốt yếu cần được kiểm soát, khống chế trong quản lý dự án đầu tư xây dựng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí thực hiện, chất lượng công trình và ảnh hưởng đáng kể của đầu tư dự án.

Quản lý tiến độ bao gồm quản lý lập và phê duyệt tiến độ, quản lý quá trình thực hiện tiến độ.

d) Quản lý an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường Trách nhiệm của nhà thầu thi công:

+ Phải thiết lập các giải pháp an toàn sản xuất, vệ sinh môi trường trên toàn công trường và cho từng công việc cụ thể.

+ Thực thi mọi quy định hiện hành về công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công.

+ Trách nhiệm của chủ đầu tư :

- Đôn đốc kiểm tra các nhà thầu thực thi các giải pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường trước khi khởi công hay bắt đầu các công việc.

- Thường xuyờn theo dừi, giỏm sỏt tỡnh trạng an toàn lao động, vệ sinh mụi trường trên công trường và kịp thời yêu cầu các nhà thầu thực thi nhiệm vụ này trong quá trình thi công.

e) Quản lý rủi ro.

Rủi ro là một hiện tượng khách quan, xảy ra trong quá trình tiến hành các hoạt động khi có sự tác động ngẫu nhiên từ các biến cố của môi trường hoặc do những hành xử của con người. Rủi ro phát sinh khi có yếu tố tác động tới một hoạt động cụ thể, làm thay đổi hoặc gây tổn thất và sai lệch kết quả dự định ban đầu của hoạt động đó.

Căn cứ vào đặc điểm tính chất các dự án đầu tư xây dựng có thể phân loại rủi ro theo phạm vi tác động, theo quá trình thực hiện dự án hoặc theo môi trường tương tác. Do vậy những rủi ro đã nhận dạng sẽ được xem xét, phân loại trong suốt quá trình đầu tư từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư tới vận hành khai thác dự án. Phương pháp đo lường, đánh giá rủi ro ảnh hưởng tới kết quả của một hoạt động của dự án được sử dụng thường bao gồm: phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Phương pháp định tính thường được áp dụng trong những trường hợp có cơ sở dữ liệu thống kê quá khứ và ý kiến tham gia của các chuyên gia có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực. Phương pháp định lượng được tiến hành nhằm phân tích các biến cố có thể gây rủi ro đối với các bộ phận chính có ảnh hưởng tới kết quả của các hoạt động. Kết quả của các hoạt động được hình thành từ các bộ phận.

Như vậy quản lý tiến độ là một trong những nội dung quan trọng của quản lý dự án. Sự đảm bảo tiến độ theo kế hoạch có ảnh hưởng lớn tới chất lượng và chi phí cho dự án. Các rủi ro do chủ quan hay khách quan dẫn tới phá vỡ tiến độ đã duyệt đều phải được làm rừ để ngăn chặn hoặc giảm thiểu thiệt hại.

1.3 Quản lý tiến độ và quản lý tiến độ thực hiện dự án của chủ đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý tiến độ thi công công trình giao thông (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w