7. Kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại
2.2. Thực trạng công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hiện nay tại Ban QLDA phát triển giao thông và vốn sự nghiệp
2.2.1 Thực trạng về nguồn nhân lực và trang thiết bị quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án
2.2.1.1 Thực trạng về nguồn nhân lực quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án
Nhân sự trực tiếp làm công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án phát triển giao thông và vốn sự nghiệp Hà Tĩnh hiện nay hầu hết có trình độ được đào tạo là đại học, cao đẳng, trung cấp (chủ yếu là bộ phận Kỹ thuật). Trong những năm gần đây biên chế của Ban quản lý dự án phát triển giao thông và vốn sự nghiệp Hà Tĩnh đã được Sở GTVT tỉnh Hà Tĩnh quan tâm bổ sung. Tuy nhiên số lượng cán bộ được tuyển vào ngành hầu hết là cán bộ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, năng lực chuyên môn chưa đồng đều, thời gian công tác chủ yếu là dưới 5 năm.
- Hiện nay số lượng cán bộ công tác tại bộ phận Kỹ thuật gồm 13 người, trong đó có 8 cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành xây dựng cầu đường, 2 cán bộ có trình độ đại học ngành Xây dựng dân dụng, 1 cán bộ có trình độ đại học kỹ sư kinh tế xây dựng; 02 cán bộ trình độ trung cấp chuyên ngành xây dựng, tuổi đời chỉ khoảng trung bình 30 tuổi, tuy nhiên đa số hiện nay chưa có các chứng chỉ nghiệp vụ trong hoạt động xây dựng. Trong khi đó số lượng công trình xây dựng hàng năm trong những năm qua từ khoảng 5 đến 7 công trình (bao gồm các công trình chuyển tiếp và khởi công mới) và thực hiện đầu tư cải tạo, sửa chữa hằng năm bằng nguồn kinh phí thường xuyên được cấp cho Ban QLDA trung bình trên dưới 25 hạng mục công trình với kinh phí từ 10 đến 15 tỷ đồng mỗi năm.
Bảng 2.3 Thống kê số cán bộ có chứng chỉ nghiệp vụ tại Ban QLDA Tổng số
cán bộ
Chứng chỉ tư vấn giám sát
Chứng chỉ quản lý dự án
Chứng chỉ đấu thầu
Chứng chỉ kỹ sư định giá
24 6 7 7 8
Chiếm tỷ lệ 25% 29,2% 29,2% 29,2%
(Nguồn : Báo cáo thống kê tình hình đào tạo của Ban QLDA năm 2014)
Ngoài nhiệm vụ tổ chức quản lý thi công xây dựng công trình, cán bộ của bộ phận Kỹ thuật- Giải phóng mặt bằng nói riêng và cán bộ của Ban QLDA nói chung còn trực tiếp QLDA từ giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án, giai đoạn kết thúc dự án và tham gia vào công tác phân bổ kế hoạch vốn, báo cáo giám sát đánh giá đầu tư theo định kỳ, báo cáo tiến độ và tình hình thực hiện dự án, báo cáo định kỳ hàng quý về công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng, lập kế hoạch đầu tư trung hạn, dài hạn, quy hoạch đầu tư phát triển ngành... dẫn đến không thể đảm đương hết được khối lượng công việc. Từ chỗ không đủ cán bộ, dẫn tới sự căng thẳng trong công việc, không quán xuyến được hết công việc được giao;
công tác kiểm tra, kiểm soát thực hiện hợp đồng của các nhà thầu, giám sát chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện dự án không thường xuyên cũng một phần ảnh hưởng đến công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
Ngoài ra Ban QLDA cũng chưa thực sự tạo điều kiện giúp đỡ cho các cán bộ thuộc Ban được đi học bồi dưỡng nghiên cứu để nâng cao kiến thức. Bên cạnh đó các cán bộ Ban QLDA cũng chưa quan tâm nhiều đến tầm quan trọng của việc nâng cao kiến thức chuyên môn.
2.2.1.2 Thực trạng về trang thiết bị quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án
Văn phòng làm việc của Ban QLDA vừa qua được Sở GTVT đồng ý cấp duyệt ngân sách phục vụ sửa chữa, nên hiện nay các bộ phận được bố trí riêng rẽ, độc lập tạo lập được sự tập trung cao, đảm bảo diện tích làm việc tối thiểu cho mỗi cán bộ ở mức 4m2/người và có lắp đặt máy điều hòa không khí, hệ thống chiếu sáng cho từng bộ phận, đảm bảo một môi trường làm việc.
Tại mỗi bộ phận chức năng được gắn máy điều hòa nhiệt độ, hệ thống mạng nội bộ và mạng thông tin có tốc độ cao và các modern thu phát sóng Wifi internet phục vụ việc cập nhật các văn bản pháp lý mới và các chỉ thị trong công tác quản lý dự án. Nhưng trang thiết bị máy vi tính hầu như chưa bố trí cho mỗi cá nhân được 01 máy riêng, và các phần mềm cài đặt cho máy tính chưa phải là bản quyền (dùng lậu), nên việc vận hành hay bị lỗi và không cập nhật được các ứng dụng mới.
Máy móc thiết bị dùng cho phục vụ công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng cũng chưa được quan tâm đầu tư, công tác này hầu như giao cho nhà thầu trong công tác đo đạc tim mốc cao độ, và ký hợp đồng với đơn vị thứ 3 là các phòng LAS của Bộ Xây dựng làm công tác này có sự tham gia giám sát của các bên tham gia dự án.
Cán bộ quản lý của Ban QLDA chưa được đào tạo đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để quản lý thiết bị tin học đạt hiểu quả cao nhất.
Công tác lưu trữ hồ sơ cũng được quan tâm bố trí các kho lưu trữ hồ sơ cho các bộ phận, nhưng vẫn còn lẫn lộn giữa các bộ phận. Chi phí hoạt động của Ban QLDA chỉ là nguồn chi phí quản lý dự án, nên chưa quan tâm đến việc đầu tư thiết bị máy móc kiểm tra để cán bộ, viên chức tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng có thể chủ động trong việc kiểm soát tiến độ công trình.
Bảng 2.4 Tình hình trang thiết bị, phương tiện tại Ban quản lý dự án
TT Phương tiện, trang thiết bị
Số
lượng Thông số kỹ thuật Ghi chú 1 Máy tính loại để bàn 15 Màn LCD + Case nối mạng
2 Máy tính xách tay 02 HP
3 Máy chiếu (Projector) 1 Thuyết trình Đấu thầu 4 Máy in Laze HP 1 In khổ A4 – A3
5 Máy in Laze 3 In khổ A4
6 Máy Scanner 1 Khổ A4
TT Phương tiện, trang thiết bị
Số
lượng Thông số kỹ thuật Ghi chú
7 Máy photocopy 1 Khổ A3 – A4
8 Máy Fax 1 Khổ A4
9 Phần mềm Autocad, Photoshop, Kế toán
Dùng thiết kế, tài chính
Không bản quyền 10 Phần mềm dự toán MS
Project 15 Dùng tính dự toán Không bản
quyền 11 Phần mềm diệt viruts 15 Kaspersky, BKAV,
Anti virus
Không bản quyền
(Nguồn : Báo cáo kiểm kê tài sản, trang thiết bị của Ban QLDA năm 2014) 2.2.2. Thực trạng về lập kế hoạch quản lý tiến độ các dự án của Ban quản lý dự án hiện nay
2.2.2.1. Trách nhiệm quản lý tiến độ của Ban quản lý dự án
Ban QLDA có trách nhiệm lập tiến độ tổng thể thực hiện dự án, việc này liên quan rất lớn tới việc lập kế hoạch vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong xây dựng (đáp ứng đủ vốn theo tiến độ, tránh ứ đọng vốn không cần thiết …) Tại Ban QLDA hiện nay, cán bộ làm tốt công việc này hầu như chưa có.
Công tác quản lý nhà thầu thực hiện tiến độ theo hợp đồng, đó là yêu cầu nhà thầu lập tiến độ thi công chi tiết và đôn đốc họ thực hiện đáp ứng các mốc tiến độ trọng yếu. Việc này Ban QLDA chưa thực hiện tốt.
2.2.2.2. Phương pháp lập kế hoạch tiến độ và kỹ thuật lập
Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đều chịu nhiều yếu tố tác động như môi trường đầu tư, con người, công nghệ và kỹ thuật. Và thực chất của bảng tiến độ thực hiện dự án là kế hoạch thực hiện dự án, không phải tất cả các số liệu nêu ra là hoàn toàn giống những thực tế thi công sau này khi thực hiện. Nhưng phải đảm bảo khả năng thực thi khi triển khai thực hiện. Hiện nay tiến độ thực hiện thường được lập theo phần mềm đã có ( hình 2.2 )
Hình 2.3 Tiến độ thực hiện dự án Cầu Cẩm Lĩnh
(Nguồn : Phòng Kỹ thuật – Giải phóng mặt bằng của Ban QLDA)
Việc xác định thời gian thực hiện các công việc của dự án của Ban QLDA hiện nay dựa vào kinh nghiệm của đơn vị tư vấn và hao phí định mức do nhà nước công bố, những hao phí định mức này phần lớn dựa vào kinh nghiệm của đơn vị tư vấn và hao phí định mức do nhà nước công bố, trong đó phần lớn là không còn phù hợp với công nghệ xây dựng mới hiện nay. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc lập kế hoạch tiến độ các dự án thiếu chính xác.
Hầu hết các dự án của Ban QLDA thực hiện đều được lập trên phần mềm Microsoft Project sử dụng biểu đồ Gant để thể hiện kế hoạch tiến độ thực hiện dự án trên cơ sở tiến độ của đơn vị tư vấn đã xác định thành phần công việc, ước lượng thời gian và sắp xếp trình tự các công việc. Phần mềm lập tiến độ theo sơ đồ Gant chỉ thuần túy lập kế hoạch tiến độ về mặt thời gian và không thực hiện việc khai báo các tài nguyên (nguồn lực, thiết bị, vật tư) vào bảng tiến độ của dự án do những người lập tiến độ chưa đủ năng lực khai thác các chương trình tính toán đã có.
2.2.3 Thực trạng cụng tỏc theo dừi, giỏm sỏt tiến độ thực hiện cỏc dự ỏn của