Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý tiến độ thi công công trình giao thông (Trang 75 - 80)

7. Kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại

2.5.2 Nguyên nhân chủ quan

Các dự án do Ban QLDA làm chủ đầu tư đã đảm bảo thực hiện đúng các yếu tố kỹ thuật, đáp ứng được chất lượng khi đưa vào sử dụng, khai thác. Tuy nhiên còn một số dự án khi thực hiện không đảm bảo được kế hoạch tiến độ ban đầu đưa ra, dẫn đến việc bàn giao chậm gây lãng phí cho ngân sách nhà nước. Nguyên nhân của việc các dự án bị chấm tiến độ là do: công tác quản lý điều hành dự án nhiều lúc

còn yếu kém, nguồn vốn cung cấp bị cắt giảm, công tác giải phóng mặt bằng chậm trễ, một số nhà thầu năng lực yếu,…Các nguyên nhân trên được thể hiện cụ thể như sau:

2.5.2.1. Nguyên nhân từ công tác điều hành của Ban QLDA

- Lãnh đạo Ban đã có nhiệm vụ phân công cụ thể cho từng phòng, từng cá nhân phụ trách dự án. Tuy nhiên sự phối hợp giữa các phòng ban, các thành viên trong tổ dự án chưa được chặt chẽ, hợp lý nên dẫn đến việc xử lý các công việc được giao nhiều lúc còn chậm và không hiệu quả.

- Hiện nay Ban QLDA đang làm chủ đầu tư nhiều dự án có quy mô lớn. Tuy nhiên lực lượng cán bộ của Ban hiện nay còn ít, mỗi cán bộ phụ trách trực tiếp một đến vài công trình nên việc thực hiện công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn.

Cán bộ phụ trách dự án ngoài công tác nội nghiệp, quản lý, giám sát ở hiện trường còn phải tham gia phối hợp với hội đồng giải phóng mặt bằng. Trong đó công tác GPMB mất rất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng tới các công tác khác của cán bộ QLDA.

- Các dự án hiện nay áp dụng nhiều ứng dụng, công nghệ thi công mới, tính chất kỹ thuật phức tạp. Để thực hiện được các dự án này cần cán bộ quản lý có kinh nghiệm và chuyên môn vững. Tuy nhiên do trong quá trình công tác tại Ban, các cán bộ ít khi được tập huấn về các công nghệ, ứng dụng mới nên khi triển khai thực hiện các dự án đó gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong công tác quản lý, giám sát.

- Công tác chuẩn bị đầu tư và tiến hành đầu tư được lập kế hoạch rất cụ thể nhưng khi triển khai còn chậm, thiếu dứt điểm. Sự phối hợp giữa Ban QLDA và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện dự án chưa được quan tâm đúng mức, các thủ tục thực hiện mất rất nhiều thời gian.

- Chất lượng thẩm tra, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế một số dự án còn có nhiều sai sót dẫn đến trong quá trình thi công phải bổ sung, điều chỉnh. Trong quá trình đấu thầu, việc lựa chọn, đánh giá nhà thầu chưa sát với năng lực thực tế

nên dẫn đến khi triển khai thi công các nhà thầu đã bộc lộ ra nhiều yếu kém, nhiều nhà thầu không đủ khả năng để thực hiện công trình.

- Công tác giám sát thi công, quản lý chất lượng công trình chưa chặt chẽ dẫn đến một số công trình khi thực hiện xong phát hiện ra nhiều sai sót phải sửa chữa, làm lại gây lãng phí, tốn kém và làm ảnh hưởng tới tiến độ chung của toàn bộ dự án.

- Công tác chỉ đạo, điều hành trên công trường còn chưa kiên quyết, không dứt điểm, không xử lý các công việc triệt để. Nhiều lúc chỉ thực hiện sự chỉ đạo trên văn bản chứ chưa thực sự bám sát xử lý ở hiện trường. Khối lượng thực hiện giao khoán nhiệm vụ cho đơn vị thi công mà không có sử chỉ đạo sát sao trong việc thực hiện tiến độ, sử dụng các nguồn lực và đảm bảo chất lượng công trình.

- Trong quá trình triển khai thi công, việc phối hợp giữa Ban QLDA và đơn vị tư vấn giám sát chưa được đồng bộ, chặt chẽ. Các công việc trên hiện trường giao cho tư vấn giỏm sỏt quản lý mà khụng thực hiện việc kiểm tra theo dừi thường xuyên. Việc phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh, xử lý kỹ thuật trên hiện trường còn chậm, làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc khác của đơn vị thi công.

2.5.2.2. Nguyên nhân do nguồn vốn khó khăn, bị cắt giảm

Các dự án Ban QLDA làm chủ đầu tư chủ yếu có nguồn vốn từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ, một số ít dự án nguồn từ ngân sách tỉnh. Trong những năm qua, mặc dù được sự quan tâm của Đảng, chính phủ, các bộ ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, tuy nhiên các dự án khi triển khai vẫn gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn.

Nguyên nhân là do trên toàn quốc có nhiều dự án triển khai, dự án nào cũng cần vốn trong khi nguồn từ ngân sách trung ương hạn hẹp nên các dự án được phân bổ vốn rất ít, không đáp ứng được nhu cầu về vốn.

Nguồn vốn ngân sách hàng năm dành cho các dự án bao gồm tiền đền bù giải phóng mặt bằng và tiền thanh toán cho các đơn vị thi công. Trong đó, công tác giải phóng mặt bằng được ưu tiên và chiếm một phần rất lớn trong nguồn vốn phân bổ hàng năm. Vì vậy lượng vốn còn lại không đủ để thanh toán đủ khối lượng mà nhà

thầu bỏ vốn ra thi công. Một số dự án nợ khối lượng của nhà thầu rất nhiều, từ 10 - 15 tỷ mỗi năm.

Hiện nay, thực hiện nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về chủ trương cắt giảm đầu tư công, một số dự án do Ban làm chủ đầu tư nằm trong danh mục các dự án bị đình hoãn. Các dự án còn lại được tiếp tục đầu tư nhưng ngân sách hàng năm được phân bổ rất ít. Lượng vốn chỉ đủ cung cấp cho nhà thầu thi công từ 4 - 5 tháng mỗi năm.

2.5.2.3. Nguyên nhân do công tác giải phóng mặt bằng

Công tác giải phóng mặt bằng được triển khai kể từ khi có quyết định phê duyệt đầu tư dự án. Tuy nhiên hầu hết các dự án đều bị chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng, làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện dự án.

Đối với các dự án có đoạn tuyến đi qua những khu vực dân cư đông đúc thì việc giải phóng mặt bằng rất khó khăn. Quá trình làm công tác đền bù thường gặp những vướng mắc như: giá cả đền bù, tranh chấp đất đai, bố trí khu vực tái định cư,

…làm cho công tác giải phóng mặt bằng bị kéo dài hàng năm trời. Một số dự án đã phải điều chỉnh quy mô do không thể giải phóng mặt bằng được.

2.5.2.4. Nguyên nhân do nhà thầu thi công

Các doanh nghiệp để có thể thắng thầu, đã cố tình lập kế hoạch tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình có thời gian càng ngắn càng tốt mà không hoặc ít chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng tác động như năng lực về tài chính, về máy móc thiết bị và về tiền vốn, về công nghệ xây dựng. Vì vậy khi triển khai thi công đã không đáp ứng tiến độ đã đề ra.

Theo hồ sơ tham dự đấu thầu, các nhà thầu cam kết tự bỏ vốn thi công. Trên thực tế Chủ đầu tư thường cho nhà thầu tạm ứng từ 5% - 15% (tùy theo từng dự án) giá trị gói thầu để tạo điều kiện về vốn cho nhà thầu thi công. Tuy nhiên nhiều nhà thầu do khả năng tài chính yếu kém nên sau khi sử dụng hết số vốn tạm ứng đã không đủ vốn để thi công các hạng mục tiếp theo.

Do biến động của giá cả thị trường, sự suy thoái của nền kinh tế nên lượng vốn lưu động của các nhà thầu rất hạn chế. Để có vốn thi công, nhà thầu phải đi vay

ngân hàng với lãi suất từ 14% - 18% một năm. Với mức lãi suất này, lãi thu về từ thi công không bù đắp nổi lãi suất ngân hàng. Vì vậy nhà thầu không muốn bỏ vốn ra để tiếp tục thi công, càng thi công nhiều thì lỗ càng nhiều.

Các nhà thầu không chỉ tham gia một dự án mà nhiều dự án khác nhau, mỗi dự án lại nằm trên các địa bàn khác nhau. Vì vậy nhà thầu không thể tập trung mọi nguồn lực về nguồn vốn và các nguồn lực khác cho dự án của Ban được. Khi có các đợt thanh toán của Ban, nhiều nhà thầu không dùng số vốn đó để thi công tiếp mà lại dùng để đầu tư cho các công trình khác đang thiếu vốn.

Một gói thầu ngoài nhà thầu chính thường có từ một đến vài nhà thầu phụ.

Các thầu phụ đảm nhận công việc của các hạng mục khác nhau. Tuy nhiên nhiều thầu phụ năng lực yếu kém, thi công không tuân thủ các quy trình, quy phạm dẫn đến việc không hoàn thành được hạng mục đã ký hợp đồng với nhà thầu chính. Từ đó kéo theo sự chậm trễ của các hạng mục khác liên quan làm ảnh hưởng tới tiến độ chung của toàn dự án.

Giải mã được các nguyên nhân này sẽ là động lực hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng công trình của Ban QLDA phát triển giao thông và vốn sự nghiệp thuộc Sở giao thông vận tải tỉnh Hà Tĩnh

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VÀ VỐN SỰ NGHIỆP

THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH HÀ TĨNH

3.1 Phương hướng đầu tư xây dựng công trình của Ban quản lý dự án phát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý tiến độ thi công công trình giao thông (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w