7. Kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại
3.3. Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiến độ xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án phát triển giao thông và vốn sự
3.3.2. Giải pháp thiết lập quy trình quản lý tiến độ cụ thể chi tiết
Thiết lập quy trình và tài liệu chỉ dẫn lập kế hoạch tác nghiệp hàng tháng, các yêu cầu điều độ sản xuất hàng ngày trên công trường để đảm bảo rằng:
+ Mọi khối lượng công việc đã được sắp xếp trên tổng tiến độ phải được chuyển vào kế hoạch tác nghiệp tháng, giao cho các đơn vị cụ thể chịu trách nhiệm thực thi toàn diện về đảm bảo chất lượng, khối lượng, tiến độ an toàn sản xuất, vệ sinh môi trường.
+ Mọi diễn biến sản xuất trờn cụng trường phải được theo dừi thường xuyờn, mọi vướng mắc xung đột đều được xử lý kịp thời bằng công tác điều độ sản xuất.
+ Các đường cong tiến độ phải được thể hiện cập nhật số liệu thể hiện diễn biến hàng tuần trên sơ đồ.
3.3.2.1 Lập kế hoạch tác nghiệp theo tháng, tuần
+ Việc lập kế hoạch tác nghiệp tháng thường được tiến hành từ ngày 20 đến ngày 25 của tháng trước đó.
+ Khi thiết kế kế hoạch tác nghiệp tháng, cần căn cứu vào tài liệu số liệu sau đây:
- Kế hoạch tiến độ ban đầu của công trình ( đã được Ban QLDA và nhà thầu thống nhất phê duyệt)
- Kế hoạch tác nghiệp của tháng trước, khối lượng công tác thực hiện và dự kiến khối lượng công tác có thể thực hiện trong tuần cuối của tháng.
- Cỏc yờu cầu, cỏc điều kiện đặt ra của thỏng tới, trong đú cần làm rừ nguyờn nhân làm chậm tiến độ đối với các công việc có địa vị chủ yếu.
* Trình tự và nội dung soạn thảo kế hoạch tác nghiệp tháng:
+ Căn cứ vào kế hoạch tiến độ thực hiện dự án đã duyệt ban đầu, lập ra danh sách các công việc cần thực hiện trong tháng. Cụ thể là :
- Sắp xếp các công việc cần thực hiện trong tháng theo thứ tự công nghệ.
- Làm rừ cỏc cụng việc cú thể bắt đầu ngay từ đầu thỏng, cỏc cụng việc cú thể bắt đầu và kết thúc trong tháng.
- Các công việc đang thực hiện dở dang từ tháng trước.
- Các công việc bị chậm tiến độ hoặc vượt trước tiến độ.
- Các công việc phát sinh ngoài dự kiến + Thiết kế kế hoạch tiến độ tác nghiệp tháng.
Trên cơ sở những số liệu đã được chuẩn bị trên đây và những phương pháp tổ chức thi công, lập kế hoạch tiến độ thi công. Có thể lập ra kế hoạch tiến độ tháng có cơ sở khoa học và khả thi. Trong tiến độ thỏng, cần làm rừ những cụng việc then chốt, các công việc nằm trên đường găng cần khống chế chặt trẽ thời gian thực hiện.
Có giải pháp kỹ thuật và tổ chức để tăng nhanh tốc độ thực hiện đối với công việc
đã bị chậm tiến độ. Để đảm bảo cho kế hoạch xây lắp trong tháng được thực hiện như dự kiến, cần phải làm tốt công tác cung cấp vật liệu, xe máy bố trí mặt bằng thi công và các công việc liên quan khác.
+ Thiết kế kế hoạch tiến độ tác nghiệp tuần.
Kế hoạch tiến độ tháng được chi tiết hóa và phân bổ công việc cho 10 ngày hay từng tuần lễ gọi là kế hoạch tác nghiệp tuần. Từ kế hoạch tuần, có thể lập ra các phiếu công nghệ hay phiếu giao nhiệm vụ trong tuần (thậm chí trong từng ngày) cho cỏc tổ đội cụng nhõn, đú là cơ sở để theo dừi và kiểm tra cụng nhõn thực thi nhiệm vụ xây lắp hàng ngày, hàng tuần. Là căn cứ để xác định kết quả lao động của từng tổ, đội lao động và từng người công nhân.
Tiến độ tác nghiệp tháng và giao nhiệm vụ tuân do nhà thầu thi công lập phải được giao cho tư vấn giỏm sỏt theo dừi hiện trường của Ban QLDA hoặc bộ phận theo dừi để theo dừi thực hiện.
3.3.2.2 Công tác thu thập thông tin và điều độ sản xuất trên công trường xây dựng
a. Công tác thu thập thông tin
Công tác thông tin phải được tổ chức thành một phân hệ của hệ thống quản lý, được bố trí cán bộ nghiệp vụ có kinh nghiệm, được trang bị đủ thiết bị kỹ thuật tin học- trợ giúp có hiệu quả cho việc xử lý thông tin và truyền đạt các văn bản, các quyết định quản lý diễn ra thường xuyên trong ngày, trong tháng.
Như vậy, thu nhập thường xuyên và đầy đủ tin tức diễn biến sản xuất và quản lý sản xuất theo kế hoạch tác nghiệp đã lập sẽ giúp cho công tác quản lý thi công thực hiện tốt các chức năng như:
+ Cung cấp các số liệu tin cậy phục vụ công tác giao ban công việc, điều độ sản xuất hàng ngày, cung cấp số liệu tin cậy cho công tác lập kế hoạch tác nghiệp sản xuất hàng tháng, hàng tuần.
+ Bổ sung số liệu chứng cứ cho công tác nghiệm thu- bàn giao trung gian, bàn giao hoàn công, xử lý phát sinh hoặc sự cố công trình …
+ Lưu giữ số liệu để sau này phân tích, đánh giá toàn diện về công trình, về hiệu quả đầu tư xây dựng, về kinh nghiệm và bài học tổ chức xây dựng công trình. Các số liệu thông tin cần được cung cấp đáp ứng nghiệp vụ quản lý tiến độ của cả 2 bên ( nhà thầu và Ban quản lý dự án)
b. Điều độ sản xuất trên công trường
* Tác dụng của điều độ sản xuất đối với nhà thầu thi công
Mục đích của điều độ sản xuất nhằm điều chỉnh, xác lập lại tính cân đối tính liên tục, tính kịp thời khi kế hoạch tiến độ chung và kế hoạch tác nghiệp sản xuất có hiện tượng bị phá vỡ hoặc bị xê dịch về chỉ tiêu thời gian và khối lượng cần thực hiện ( theo cả hai hướng xấu đi hay tốt lên)
Nội dung của công tác điều độ thường bao gồm:
+ Thu thập số liệu, phân tích đánh giá và tìm nguyên nhân làm cho các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất không đạt hoặc vượt các mốc đã đặt ra.
+ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp điều chỉnh, lập lại cân bằng liên tục trong mọi hoạt động trên công trường.
+ Đưa ra các quyết định và truyền đạt quyết định đến các đơn vị và người thực hiện Nếu công tác thiết kế tổ chức thi công và quản lý tác nghiệp xây lắp được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và có nề nếp, nếu điều kiện trang bị kỹ thuật phục vụ công tác quản lý (như máy tính và các chương trình phần mềm có liên quan) được tăng cường thì công tác lập kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất sẽ trở nên thuận lợi và có hiệu quả hơn nhiều. Mặt khác để các công việc các chỉ tiêu đã đưa ra ở kế hoạch tác nghiêp tháng hay tuần kỳ được thực hiện đúng dự kiến, cần làm cho các đội trưởng và từng người cụng nhõn trong đội hiểu rừ nhiệm vụ trong tuần, trong ngày, tao ra thói quen tự giác, chủ động sáng tạo thực thi nhiệm vụ sản xuất được giao.
* Tác dụng của điều độ thi công đối với Ban QLDA: tạo điều kiện để Ban QLDA nắm vững diễn biến sản xuất trên phạm vi toàn công trình và từng mũi thi công, có trách nhiệm xử lý xung đột, tháo gỡ ách tắc thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.
3.3.3 Giải pháp tăng cường nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ tư vấn