7. Kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại
2.3 Những thành tựu và kết quả đạt được trong công tác quản lý tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA
Trong thời gian không dài trong công tác quản lý dự án, tuy nhiên Ban QLDA phát triển giao thông và vốn sự nghiệp Hà Tĩnh đã có những thành tựu và kết quả đạt được là không hề nhỏ, đáng được biểu dương và ghi nhận. Để đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý tiến độ tại Ban QLDA từ năm 2010 cho tới nay tác giả tổng kết thể hiện qua các tiêu chí sau:
2.3.1 Tiêu chí số lượng gói thầu thi công xây lắp hoàn thành tiến độ theo kế hoạch
Trong những năm qua, số gói thầu thi công xây lắp thực hiện có tiến độ được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.9 : Tổng hợp tình hình số lượng dự án, công trình bị chậm tiến độ giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014
Năm thực hiện
Số dự án, công trình do Ban QLDA thực hiện kết
thúc trong năm
Số dự án, công trình bị chậm
so với kế hoạch
Chiếm tỷ lệ phần trăm
(%)
2014 10 6 60%
2013 12 6 50%
2012 11 5 45,4%
2011 9 4 44,4%
2010 10 4 40%
(Nguồn : Báo cáo của Ban QLDA qua các năm 2010 đến năm 2014)
Qua bảng 2.10, ta thấy rằng số dự án của Ban QLDA thực hiện tăng theo từng năm điều này phản ánh nhu cầu cao trong công tác quản lý đầu tư. Bình quân mỗi
năm tron giai đoạn 2010-2014 Ban QLDA thực hiện khoảng 10 dự án. Tuy nhiên số dự án lại có xu hướng bị chậm tiến độ tăng theo từng năm, năm 2010 số dự án bị chậm tiến độ chỉ chiếm khoảng 50% tuy nhiên tới năm 2014 số dự án bị chậm tiến độ lên tới 73,7%. Qua đó có thể thấy rằng số dự án hoàn thành đúng kế hoạch đã được phê duyệt còn rất hạn chế, điều này chỉ ra rằng hầu hết các dự án đều bị phát sinh chi phí khi bị kéo dài thời gian thực hiện gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của dự án.
Các dự án bị chậm tiến độ là nguyên nhân chính của sự trượt giá các nguyên vật liệu, nhân công và ca máy khiến công tác quản lý dự án nói chung và điều chỉnh hợp đồng nói riêng gặp nhiều khó khăn. Việc xác định nguyên nhân dù là do khách quan hay chủ quan giữa chủ đầu tư và nhà thầu cũng đều gây thiệt hại cho nguồn vốn ngân sách nhà nước.
2.3.2 Tiêu chí số lượng gói thầu thi công lắp đặt thiết bị hoàn thành tiến độ theo kế hoạch
Tình hình thực hiện gói thầu thi công lắp đặt thiết bị theo tiến độ như sau:
Bảng 2.10 Thống kê tiến độ thực hiện các gói thầu lắp đặt thiết bị giai đoạn từ năm 2010 đến 2014
Đơn vị : số gói Năm
thực hiện
Số gói thầu lắp đặt thiết bị
Số gói thầu lắp đặt thiết bị chậm tiến độ
Chiếm tỷ lệ phần trăm
(%)
2010 1 0 0
2011 3 1 33,3%
2012 5 1 25%
2013 4 1 25%
2014 1 0 0
(Nguồn : Báo cáo của Ban QLDA qua các năm 2010 đến năm 2014)
Qua bảng 2.10 về tình hình thực hiện các gói thầu thi công lắp đặt thiết bị, ta có thể thấy rằng số lượng các gói thầu lắp đặt thiết bị được hoàn thành là chiếm chủ yếu, số lượng các gói thầu bị chậm tiến độ là rất thấp.
Trong thời gian qua, trong các dự án mà Ban QLDA phát triển giao thông và
vốn sự nghiệp thực hiện quản lý thì chủ yếu là các gói thầy thi công xây lắp. Các gói thầu về lắp đạt thiết bị tương đối ít so với các gói thầu xây lắp, chủ yếu là các gói thầu về lắp đặt các thiết bị phục vụ cho công tác hội thảo, hội nghị, dạy học và trang thiết bị y tế. Thông thường các gói thầu lắp đặt thiết bị được giao cho các đơn vị chuyên cung cấp về thiết bị chuyên nghiệp nên tiến độ thực hiện dự án kịp đáp ứng với nhu cầu và theo hợp đồng đã ký kết.
2.3.3 Tiêu chí số lượng gói thầu thi công quyết toán so với giá trị được phê duyệt
Giá trị thanh quyết toán cho nhà thầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên tiến độ thực hiện dự án cũng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới giá trị thanh toán và quyết toán gói thầu. Trong khuôn khổ đề tài luận văn này, tác giả đã thống kê ra các gói thầu bị vượt tiến độ mà làm tăng giá trị thanh toán hợp đồng so với giá trị đã ký kết ban đầu giữa chủ đầu tư với các nhà thầu như sau:
Bảng 2.11 Thống kê các gói thầu thi công xây lắp chậm tiến độ làm giá trị quyết toán vượt giá trị được ký kết theo hợp đồng trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2014 Đơn vị : Triệu đồng Năm thực
hiện
Số gói thầu xây lắp chậm tiến
độ
Tổng giá trị gói thầu được duyệt
Tổng giá trị quyết toán
Chênh lệnh tuyệt đối (triệu đồng)
Chênh lệch tương đối
(%)
2010 17 75.534 79.928 + 4.394 + 5,82%
2011 20 71.447 75.894 + 4.447 + 6,22%
2012 16 101.567 108.235 + 6.667 + 6,56%
2013 18 76.889 89.445 + 12.556 + 16,33%
2014 22 85.442 102.332 + 16.890 + 19,76%
Tổng cộng 478.148 526.494 + 48.346 + 10,11%
Ghi chú : dấu “+” có nghĩa là giá trị bị vượt, bị tăng
(Nguồn : Báo cáo của Ban QLDA qua các năm 2010 đến năm 2014)
Qua bảng số liệu 2.12 ta có thể thấy rằng giá trị quyết toán hoàn thành trong các năm đều vượt so với giá trị dự toán được phê duyệt. Năm 2010 giá trị vượt chỉ chiếm 5,82%, tuy nhiên đến năm 2014 tiến độ thực hiện các dự án bị chậm nhiều
nhất khiến giá trị quyết toán vượt tới hơn 19,76% so với nguồn vốn được phê duyệt ban đầu. Điều này phản ánh vấn đề: là công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án chưa thực sự hiệu quả vẫn để tình trạng xin gia hạn tiến độ thực hiện dự án dẫn tới giá trị quyết toán bị vượt so với giá trị dự toán được duyệt.
2.4 Phân tích những ưu điểm và những mặt còn tồn tại trong công tác quản lý