7. Kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại
3.3. Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiến độ xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án phát triển giao thông và vốn sự
3.3.5 Giải pháp tăng cường ứng dụng tin học vào công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án
3.3.5.1. Ứng dụng Microsoft Project trong lập tiến độ thi công xây dựng
Microsoft Project là một chương trình chuyên dùng để quản lý các DA, là một chương trình với những công cụ mạnh và thuận tiện. Microsoft Project có thể làm việc với nhiều chế độ, nhiều công cụ, chức năng để thực hiện các thao tác lập và hiệu chỉnh trên DA, đồng thời tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Microsoft Project lưu trữ thông tin chi tiết về DA trong cơ sở dữ liệu và sử dụng cỏc thụng tin này để tớnh toỏn, theo dừi tiến trỡnh, chi phớ của DA và cỏc thành
phần khác, đồng thời tạo ra một kế hoạch cho DA. Càng nhiều thông tin về DA cung cấp, DA càng được thực hiện chính xác bấy nhiêu.
Giống như một bảng tính, Microsoft Project thể hiện kết quả ngay sau các tính toán, tuy nhiên kế hoạch của DA chỉ được lập cho đến khi hoàn thành các thông tin quan trọng của các công việc.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Thiết lập 1 Dự án mới + Tạo 1 DA mới:
Khi bắt đầu 1 DA mới với Microsoft Project, chỉ có thể nhập thời gian bắt đầu hay thời gian kết thúc của DA. Nên nhập thời gian bắt đầu và để tự nó tính thời điểm kết thúc sau khi đã nhập đủ thông tin về thời gian của từng công việc.
+ Nhập các thông tin quan trọng cho DA.
Mỗi một DA đều có một số thành phần đặc trưng như các công việc có liên quan, một số vướng mắc sẽ phải gặp phải khi thực hiện, người thực hiện chúng và mục đích của DA.
+ Thiết lập hệ thống lịch làm việc cho DA:
Có thể thay đổi thời gian làm việc của DA để thay đổi số ngày cũng như số giờ làm việc của mỗi người trong DA.
- Bước 2: Cách thức nhập và tổ chức các công việc:
Đầu tiên lập các bước để hoàn thành DA, bắt đầu với từng khối công việc và chia nhỏ khối công việc thành những khối nhỏ hơn. Cứ như vậy cho đến khi nó được chia thành các công việc nhỏ có thể phân giao cụ thể được. Cuối cùng nhập các khoảng thời gian thiết lập cho từng công việc.
+ Nhập các công việc và thời gian thực hiện:
Mỗi một DA là một chuỗi những công việc có liên quan tới nhau. Một công việc sẽ chiếm giữ một khoảng thời gian và chỳng sẽ được theo dừi tiến trỡnh thực hiện. Một công việc có thể được thực hiện trong một ngày hay nhiều tuần. Nhập công việc theo thứ tự chúng xảy ra, sau đó ước tính số thời gian để thực hiện công việc đó.
+ Tạo mốc DA: Tạo mốc DA là một việc rất có ý nghĩa trong kế hoạch thực hiện DA, ví dụ như việc hoàn thành một pha chính của DA.
+ Tạo các công việc định kỳ:
Các công việc định kỳ là những công việc thường xuyên lặp đi lặp lại. Công việc định kỳ có thể xảy ra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm. Chúng ta có thể xác định khoảng thời gian thực hiện đối với mỗi lần công việc xuất hiện hay thời gian nào nó sẽ xảy ra.
+ Phân cấp các công việc:
Việc phân cấp giúp tổ chức các công việc thành những khối dễ dàng quản lý, các công việc được tạo thành một hệ thống phân cấp, công việc này có thể là một cấp con của công việc khác nhưng có thể là cấp cha của một số công việc. Thời gian bắt đầu và kết thúc của công việc cha được tính theo thời gian bắt đầu sớm nhất và thời gian kết thúc muộn nhất của các công việc con của nó.
+ Hiệu chỉnh danh sách công việc:
Ngay khi tạo danh sách công việc, có thể chia những công việc lớn thành nhiều công việc con và sắp xếp lại. Chúng ta có thể sao chép, xóa đi hay di chuyển các công việc trong DA.
- Bước 3: Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc công việc.
Ngay sau khi tạo và phân cấp công việc là thời điểm xác định mối quan hệ giữa các công việc và thời gian thực hiện chúng. Các mối liên hệ giữa các công việc được thể hiện bằng các đường kết nối. Microsoft Project sẽ tự động quyết định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc cho mỗi công việc nếu chúng có liên quan tới công việc khác. Đối với những công việc độc lập, phải tự xác định thời gian bắt đầu và kết thúc.
Một đặc điểm thuận lợi của những công việc có liên kết với các công việc khác là bất cứ khi thời gian thực hiện 1 công việc thay đổi, thời gian thực hiện của các công việc có liên kết cũng thay đổi theo. Có thể thay đổi hệ thống kế hoạch các công việc bằng cách sử dụng các ràng buộc, các công việc gối lên nhau hay các công việc bị ngắt quãng.
+ Thiết lập mối quan hệ giữa các công việc:
Để thiết lập mối quan hệ giữa các công việc cần sử dụng các đường kết nối.
Trước hết, chọn những công việc có liên quan, kết nối chúng và sau đó có thể thay đổi kiểu kết nối. Công việc có ngày bắt đầu và kết thúc phụ thuộc vào các công việc khác gọi là công việc kế tiếp. Công việc mà công việc kế tiếp phụ thuộc vào gọi là công việc làm trước.
Sau khi các công việc được thiết lập mối quan hệ, việc thay đổi thời gian bắt đầu cũng như kết thúc của các công việc làm trước sẽ ảnh hưởng đến thời gian thực hiện các công việc kế tiếp. Các mối quan hệ công việc có thể là kết thúc- bắt đầu (Finish-to-Start), bắt đầu-bắt đầu (Start-to-Start), kết thúc-kết thúc (Finish-to- Finish), bắt đầu-kết thúc (Start-to-Finish).
+ Các công việc gối chồng lên nhau:
Sau khi các công việc đã được liên kết với nhau, có thể gối chồng hay thêm một khoảng trễ thời gian giữa hai công việc. Có thể nhập khoảng thời gian gối chồng hay thời gian ngắt quãng đối với các công việc có liên kết.
+ Thiết lập thời gian bắt đầu và kết thúc:
Có thể lập kế hoạch thực hiện các công việc hiệu quả bằng cách nhập thời gian, tạo các liên kết giữa các công việc và sau đó để Microsoft Project tự tính toán thời gian bắt đầu và kết thúc của các công việc có liên quan. Tuy nhiên phải xác định thời gian bắt đầu và kết thúc của một số công việc.
Những ràng buộc về thời gian bắt đầu và kết thúc đối với một công việc được gọi là những ràng buộc cứng.
+ Xác định hạn cuối cho 1 công việc:
Khi thiết lập một hạn cuối cho 1 công việc, Microsoft Project sẽ thể hiện mốt dấu hiệu thông báo nếu công việc trong kế hoạch là kết thúc sau hạn cuối.
Việc xác định một hạn định cho một công việc không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch công việc về. Đó là cách Microsoft Project thông báo cho biết rằng công việc đó sẽ kết thúc mà vượt quá thời gian hạn định để bạn có thể điều chỉnh kế hoạch hợp lý hơn.
3.3.5.2. Ứng dụng công nghệ 4D CAD trong lập và quản lý tiến độ thi công xây dựng
Mô hình 4D CAD là một bước tiến, bước phát triển của mô hình 3D CAD.
Mô hình 4D CAD cũng mang đầy đủ các đặc điểm và tính chất của mô hình 3D CAD. Thêm vào đó, mô hình 4D CAD có thêm một chiều thứ tư, giúp ta có một cái nhìn trực quan về thời gian phần tử trong công tác xây lắp, đó là thời gian. Mô hình 4D CAD cung cấp cho người xem cái nhìn trực quan về trạng thái công trình tại từng thời điểm tiến độ DA. Qua đó, các bất hợp lý trong tiến độ được lập dễ dàng được nhìn thấy thông qua mô hình mô phỏng 4D. Người lập DA, dựa vào mô hình 4D CAD có thể điều chỉnh lại tiến độ đã được lập sao cho hợp lý và kinh tế.
Theo nghiên cứu của Alan Russell và các tác giả, 2008, việc kết hợp sử dụng mô hình 4D CAD và phương pháp tiến độ xiên (Linear Scheduling-LS) đem lại một lợi ích đáng kể trong lập tiến độ dự án. Mô hình 4D CAD kết hợp với tiến độ LS cung cấp cho người dùng thông tin trực quan về chất lượng và tính khả dụng của tiến độ được lập. Sử dụng phương pháp LS giúp người dùng đơn giản hóa tính toán thông số cho các phần tử được lặp đi lặp lại trong công trình. Nghiên cứu còn chỉ ra lợi ích của 4D CAD và LS trong việc khám phá, mô phỏng, đánh giá mức độ hoàn chỉnh và nhất quán giữa tiến độ và mô hình CAD, và khả năng chứa đựng liên kết giữa các đối tượng CAD và công tác trong tiến độ LS của các phương án thi công khác nhau khi tiến độ thiết kế thay đổi. Việc sử dụng kết hợp công nghệ 4D CAD và tiến độ LS trong việc tìm tòi phát hiện các phương án thi công khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu tiến độ DA.
Nghiên cứu của Rogler Jongeling và Thomas Olofsson, 2007, đã chỉ ra lợi ích của việc sử dụng phương pháp đường cân bằng (Line of Balance – LoB) và công nghệ 4D CAD trong công tác lập tiến độ thi công xây dựng. Phương pháp LoB cho phép các nhà hoạch định đạt được sự hiểu biết chuyên sâu dòng tài nguyên phân bổ theo các vị trí trong DA. Mô phỏng trực quan tiến độ công tác giúp giảm thiểu nỗ lực điều khiển tiến độ khi công việc tịnh tiến của một tổ đội trong các vị trí khác nhau của một DA. Trong khi đó, mô hình 4D CAD là một sự bổ sung có giá trị cho
biểu đồ LoB bởi sự cho phép người dùng hình dung không gian hình thể của tiến độ cụng việc được lập một cỏch rừ ràng và nhanh chúng.
Nghiên cứu của Martin Flscher,2000, mô hình 4D CAD được tạo từ việc kết hợp mô hình 3D CAD và tiến độ CPM đem lại lợi ích nhất định trong lập tiến độ DA bởi sự truyền tải các khía cạnh không gian và thời gian của thông tin hoạch định. Mô hình 4D CAD giúp cho người dùng dễ dàng thông suốt kế hoạch DA cũng như nhận biết được các vấn đề có thể xảy ra trong tiến độ được lập. Ngoài ra, bằng sự tích hợp và hiển thị thông tin thiết kế và thi công mô hình 4D CAD đẩy mạnh sự hợp tác, trao đổi giữa các đơn vị DA. Thêm vào đó, mô hình 4D CAD hỗ trợ các phân tích liên quan đến chi phí, năng suất, an toàn, sự phân bổ tài nguyên nhằm nâng cao độ tin cậy của tiến độ và chi phí của DA.
Theo nghiên cứu của David Heeson, 2004, công nghệ 4D CAD có tác động tích cực đến DA, cho phép các nhà hoạch định tiên đoán những vấn đề có thể xảy ra trong giai đoạn thi công làm phát sinh thêm thời gian và chi phí DA. Việc sử dụng nhuần nhuyễn 4D CAD sẽ tiết kiệm được trực tiếp thời gian, chi phí và làm tăng năng suất lao động, tăng tính hiệu quả của DA. Mô phỏng 4D CAD giúp tiết kiệm đáng kể trong DA thi công bằng việc nhận ra các vấn đề ưu tiên trong thi công và tránh công việc lặp lại trong suốt DA.