7. Kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại
1.3 Quản lý tiến độ và quản lý tiến độ thực hiện dự án của chủ đầu tư .1. Khái niệm và phân loại kế hoạch tiến độ trong xây dựng
1.3.2. Hình thức thể hiện kế hoạch tiến độ
Ở dạng sơ đồ, kế hoạch tiến độ được thể hiện dưới ba hình thức sau đây:
1.3.2.1. Sơ đồ ngang:
Mô hình kế hoạch tiến độ ngang do nhà khoa học Gantt đề xướng năm 1917, là kỹ thuật quản trị tiến trình và thời gian thực hiện công việc của dự án, trên đó công việc được biểu diễn bằng những đoạn thẳng nằm ngang, có độ dài nhất định, chỉ thời điểm bắt đầu, thời gian thực hiện, thời điểm kết thúc công việc khi tổ chức các công việc theo trình tự công nghệ nhất định. Hình 1.2 dưới đây là một ví dụ về thể hiện tiến độ theo sơ đồ ngang.
Hình 1.3. Mô hình kế hoạch tiến độ ngang Ưu điểm:
+ Dễ thiết lập, làm cho người đọc dễ nhận biết công việc và thời gian thực hiện các công tác;
+ Thấy rừ thời điểm bắt đầu, kết thỳ và tổng thời gian thực hiện cỏc cụng việc.
Nhược điểm:
+ Khụng thể hiện được mối liờn hệ giữa cỏc cụng tỏc, khụng phản anh rừ quy trỡnh cụng nghệ. Trong dự ỏn cú nhiều cụng tỏc thỡ nhược điểm này thể hiện rất rừ.
+ Chỉ áp dụng với dự án có quy mô nhỏ, không phúc tạp 1.3.2.2. Sơ đồ xiên
Sơ đồ xiên là kỹ thuật quản trị tiến trình và thời gian các hoạt động (công việc) của dự án trên trục tọa độ hai chiều trong đó trục hoành biểu diễn thời gian thực hiện công việc, trục trung biểu diễn không gian tiến hành công việc, các
khoảng không gian này chính là các bộ phận nhỏ của đối tượng xây lắp( khu vực, đợi, phân đoạn công tác...) công việc được biểu diễn bằng một đường xiên riêng biệt.
Hình dạng các đường xiên có thể khác nhau, phụ thuộc vào tính chất công việc và sơ đồ tổ chức thi công. Về nguyên tắc các đường xiên không được cắt nhau, trừ trường hợp là các công việc độc lập với nhau về công nghệ và không gian thực hiện. Hình 1.3 là một ví dụ thể hiện tiến độ theo sơ đồ xiên.
Hình 1.4. Mô hình kế hoạch tiến độ xiên Ưu điểm:
+ Thể hiện được diễn biến công việc cả trong không gian và thời gian nên có tính trực quan cao.
+ Thích hợp với các công trình có nhiều hạng mục giống nhau, mức độ lặp lại của các công việc cao. Đặc biệt thích hợp với các công tác có thể tổ chức thi công dây chuyền.
Nhược điểm:
Là loại mô hình điều hành tĩnh, nếu khối lượng công việc nhiều và tốc độ thi công không đều thì mô hình trở nên rối và mất đi tính trực quan, không thích hợp với những công trình phức tạp
1.3.2.3. Sơ đồ mạng
Mô hình mạng lưới là một đồ thị có hướng biểu diễn trình tự thực hiện tất cả các công việc, mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa chúng, nó phản ánh tính logic của công nghệ sản xuát và các giải pháp được sử dụng để thực hiện chương trình nhằm mục tiêu đề ra.
Phân loại sơ đồ mạng lưới
Sơ đồ mạng lưới dùng trong xây dựng được phân thành nhiều loại căn cứ vào nhiều dấu hiệu khác nhau như:
+ Theo đối tượng thể hiện hay sản phẩm của quá trình sản xuất, phân biệt sơ đồ mạng lưới một mục tiêu và sơ đồ mạng lưới đa mục tiêu
Sơ đồ mạng lưới một mục tiêu là loại sơ đồ thể hiện tiến độ thi công mà kết quả cuối cùng là một sản phẩm được bàn giao một lần trọn vẹn. Đây là loại thường dùng, thường lập nhất trong thi công xây dựng. Nó có thể thu được khi lập tiến độ thi công một bộ phận công trình hay tổng tiến độ thi công một công trình.
Sơ đồ mạng lưới đa mục tiêu có nhiều sản phẩm được bàn giao vào các thời kỳ khác nhau trong quá trình thi công. Loại sơ đồ mạng lưới này được thiết lập cho trường hợp thi công liên hợp nhà và công trình có chia làm nhiều đợt xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng.
Sơ đồ mạng lưới mũi tên công việc, là loại sơ đồ trong đó người ta dùng mũi tên để thể hiện công việc, tại các điểm đầu và điểm cuối mũi tên thì biểu diễn bằng vòng tròn thể hiện sự bắt đầu và kết thúc công việc.
Theo tính chất số liệu ban đầu để phân biệt 2 loại là mạng tiền định và mạng ngẫu nhiên.
+ Sơ đồ mạng lưới tiền định là loại mạng lưới trong đó thời gian hoàn thành từng công việc được coi như cố định và được tính toán trước. Còn sơ đồ mạng lưới ngẫu
nhiên là loại mạng có thời hạn thực hiện từng công việc được coi là những đại lượng ngẫu nhiên, có giá trị trung bình và phương sai nhất định.
Mạng tiền định được sử dụng ngay từ lúc khởi thủy của phương pháp sơ đồ mạng lưới, có tên gọi là phương pháp đường găng , viết là CPM ( viết tắt của từ tiếng Anh là Critical Parth Method) thuật toán được tác nghiệp trên mạng mũi tên công việc. Cũng vì vậy mà nhiều khi loại mạng mũi tên, công việc còn được gọi là mạng CPM.
Mạng ngẫu nhiên gắn với một phương pháp tính đặc trưng có tên gọi là kỹ thuật ước lượng và đánh giá chương trình, viết tắt là PERT ( tiếng Anh là Program Evaluation anh Review Technic ). Vì vậy các mạng ngẫu nhiên thường được gọi là mạng PERT và ngược lại khi nói đến PERT được hiểu là mạng ngẫu nhiên.