7. Kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại
2.2. Thực trạng công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hiện nay tại Ban QLDA phát triển giao thông và vốn sự nghiệp
2.2.4 Thực trạng công tác kiểm soát tiến độ thực hiện các dự án do Ban QLDA thực hiện giám sát
2.2.4.1. Đánh giá chung
Kiểm soát tiến độ là hành động trên cơ sở những gì báo cáo, trình bày tìm ra nguyên nhân chính của sự sai khác và đề xuất các giải pháp khắc phục. Chính vì vậy có thể nói kiểm soát tiến độ thực hiện dự án là một điểm then chốt của công tác quản lý dự án.
Thực trạng hiện nay cho thấy khi đánh giá các mốc tiến độ của hầu hết các dựa án khi thực hiện thì gần như các dự án bị chung một hiện tượng đó là đều bị chậm tiến độ do một số công tác khi triển khai dự án bị chậm trong đó gồm có:
Công tác lập thẩm định và phê duyệt dự án bị chậm khoảng 1 tháng, công tác phê duyệt thiết kế thi công bị chậm trễ từ khoảng 1 tới 3 tháng, công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu bị chậm trễ trung bình khoảng 3 tháng so với kế hoạch. Ngoài ra công tác giải phóng mặt bằng bị chẫm trễ do chưa đáp ứng được vốn theo tiến độ.
Bảng 2.6. Thời gian phê duyệt các bước của dự án
TT Tên dự án, công trình
Thời gian phê duyệt dự án
đầu tư
Thời gian phê duyệt thiết kế
kỹ thuật
Thời gian phê duyệt kết quả
đấu thầu xây lắp 1
Đường nối QL1A - Mỏ sắt Thạch Khê (giai đoạn 1)
14/8/2011 30/5/2012 09/11/2012
2
Đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng (giai đoạn 2)
30/7/2010 17/12/2010 07/4/2011
3
Cải tạo, nâng cấp QL15A đoạn nối QL1A (TP Hà Tĩnh) - Đường Hồ Chí Minh (Phúc Đồng)
14/10/2009 04/5/2010 18/6/2010
(Nguồn: Phòng kế hoạch Ban QL&ĐH dự án XDGT Hà Tĩnh)
Nguyên nhân chậm tiến độ các công tác trên là do nhiều lý do khách quan và chủ quan như đã phân tích ở Bảng 2.6. Tuy nhiên nguyên nhân cơ bản nhất chính là Ban QLDA chưa xây dựng được một hệ thống kiểm soát tiến độ để kiểm soát tiến trình và các thay đổi trong từng hạng mục, công tác hoặc toàn bộ hệ thống, chưa sử dụng các các công cụ quản trị dự án như vận dụng kỹ thuật tính toán chỉ số SPI để đo lường sự biến động của kế hoạch cũng như chưa tập trung phân tích nguyên nhân để từ đó đưa ra biện pháp kịp thời khi chậm tiến độ. Ngoài ra Ban QLDA gần như chưa biết gì về áp dụng phương pháp EVM trong quản lý thực hiện dự án
2.2.4.2 Tình trạng chậm tiến độ thực hiện tại các dự án của Ban
Công tác triển khai thi công xây lắp là một công tác rất quan trọng và phức tạp.
Chậm tiến độ của việc thi công dự án cũng do một phần nguyên nhân chính là thi công công trình. Tình hình thực hiện tiến độ các dự án do Ban QLDA thực hiện gần đây thông qua số liệu tác giả thu thập được như bảng số liệu sau:
Bảng 2.7 Tổng hợp tiến độ thực hiện một số dự án, công trình do Ban QLDA thực hiện trong giai đoạn 2010 đến 2015 STT Tên dự án, công trình
xây dựng
Thời gian thực hiện theo hợp đồng ký kết ban
đầu
Thời gian thực hiện hợp đồng theo điều chỉnh
thực tế
Chênh lệch thời gian
∆t
Nguyên nhân chính dẫn tới chậm trễ tiến độ thực hiện dự án
1 Dự án cải tạo, nâng cấp đường Tỉnh lộ 9 đoạn Km1+022 - Km5+153.
2010-2011 2010-2012 + 15 tháng + Do công tác giải phóng mặt bằng quá chậm
+ Khảo sát đo đạc không đúng hiện trạng
2 Dự án đầu tư xây dựng đường Nguyễn Du kéo dài đến cầu Thạch Đồng
2009-2012 2010-2012 +8 tháng + Khởi công chậm do thay đổi thiết kế và kết cấu công trình.
+ Nguồn vốn bố trí chưa kịp thời 3 Dự án đầu tư xây dựng
đường Nam Cày đến cầu Thạch Đồng
2012-2014 2012-2014 -5 tháng + Thủ tục, hồ sơ đúng tiến độ.
+ Nhà thầu thi công vượt tiến độ.
+ Giải ngân vốn tốt 4 Dự án đầu tư xây dựng
Đường Phan Đình Phùng kéo dài về phía Tây thành phố Hà Tĩnh
2012-2013 2012-2014 +4 tháng + Vốn thanh toán cho nhà chậm bị chậm.
+Khả năng tài chính của nhà thầu hạn hẹp
5 Dự án đầu tư xây dựng đường nối Quốc lộ 1A - Mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh (giai đoạn 2)
2012-2013 2012-2014 +7 tháng + Vốn thanh toán cho nhà chậm bị chậm.
+Khả năng tài chính của nhà thầu hạn hẹp
6 Dự án đầu tư xây dựng đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng áng (giai đoạn 2)
2011-2014 2010-2014 + 6 tháng + Do thay đổi thiết kế nên dẫn tới duyệt thiết kế bị chậm.
+ Vốn của chủ đầu tư thanh toán cho NT chậm
7 Dự án đường tránh ngập lũ thành phố Hà Tĩnh - Kẻ Gỗ - Hương Khê
2010-2012 2010-2013 +7,5 tháng + Thay đổi thiết kế nên mất thời gian trình phê duyệt lại thiết kế +Lãnh đạo Ban chưa thực sự cương quyết, nắm bắt tình hình kịp thời.
8 Dự án đầu tư nâng cấp đường Quốc lộ 1A đoạn Nam tuyến tránh thành phố - Vũng Áng Kỳ Anh.
2009-2012 2010-2013 + 9 tháng + Do Giải phóng mặt bằng chậm.
+ Do đợi thỏa thuận với đơn vị chuyên ngành.
Ghi chú : Dấu + có nghĩa là vượt tiến độ, dấu – có nghĩa là chậm tiến độ so với hợp đồng ký kết với nhà thầu thi công ( Nguồn : Các báo cáo tiến độ của Ban QLDA qua các năm 2010 đến 2014)
Nhận xét :
Nhìn chung công tác quản lý tiến độ công trình các dự án hiện nay tại Ban QLDA là chưa tốt, đa số các dự án được khảo sát có thời gian chậm tiến độ từ 1 tháng tới gần 1 năm. Cá biệt có một số ít dự án vì lý do vướng mặt bằng và thay đổi thiết kế đã chậm tới hơn 1 năm.
Trên cơ sở các số liệu do tác giả thu thập được tình hình chậm tiến độ được thể hiện tại bảng 2.8:
Bảng 2.8 Thống kê tỷ lệ các khâu bị chậm tiến độ các dự án do Ban QLDA quản lý Chỉ
tiêu
Khâu phê duyệt dự án
Khâu đấu thầu
Khâu thiết
kế, khảo
sát
Khâu tổ chức
đấu thầu
Khâu Giải phóng mặt
bằng
Khâu thi công
Khâu do nguồn vốn
cung cấp
Tổng số dự án nghiên cứu
25 dự án, công trình, hạng mục công trình trọng điểm Số dự án
chậm tiến độ
9 14 11 14 12 15 12
Chiếm tỷ lệ %
36% 56% 44% 56% 48% 60% 48%
( Nguồn : Các báo cáo tiến độ của Ban QLDA qua các năm 2010 đến 2014)
Vậy là có thể nhận thấy chậm trễ tiến độ là do các khâu thiết kế-khảo sát, tổ chức đấu thầu, giải phóng mặt bằng và khâu thi công. Nguyên nhân chậm trễ tiến độ trong 4 khâu này như sau:
+ Khâu thiết kế-khảo sát : do năng lực của đơn vị tư vấn chưa thực sự tốt, một số công ty tư nhân mới thành lập nên kinh nghiệm làm việc chưa nhiều, thái độ làm việc thiếu nghiêm túc dẫn tới hồ sơ thiết kế phải chỉnh đi chỉnh lại nhiều lần gây mất thời gian, ảnh hưởng tới tiến độ chung của dự án. Nguyên nhân là do các nhà thầu chủ yếu được chỉ định từ các quan hệ quen biết từ trước với các lãnh đạo, do yếu tố tình cảm, vị nể nên lựa chọn các nhà thầu tư vấn mà không qua đấu thầu.
+ Khâu tổ chức đấu thầu : do Ban QLDA chưa có bộ phận làm công tác đấu thầu chuyên nghiệp mà còn phải đi thuê đơn vị tư vấn đấu thầu và chấm thầu bên ngoài nên thụ động về mặt thời gian. Mặt khác một số cán bộ Ban QLDA chưa nắm vững quy trình, thủ tục công tác đấu thầu theo quy định của Nhà nước ban hành nên còn khá chậm.
+ Khâu giải phóng mặt bằng: nguyên nhân chính là do cơ chế chính sách của nhà nước và địa phương chưa thỏa đáng, mặt khác sự nhận thức của người dân còn khác nhau nhiều dẫn tới công tác đền bù gặp khó khăn.
+ Khâu thi công xây dựng công trình : là khâu bị chậm tiến độ nhiều nhất, chiếm chủ yếu trong các nguyên nhân gây chậm tiến độ (chiếm tới 60%) đây là khâu quan trọng nhất trong suốt quá trình thực hiện dự án vì ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công trình. Nguyên nhân đến từ nhiều phía nhưng chủ yếu là do đơn vị thi công có năng lực tài chính yếu kết hợp với việc giải ngân của chủ đầu tư không đúng hạn, thiết kế chưa chi tiết hoặc thiết kế sai làm đơn vị thi công phải đợi điều chỉnh thiết kế … phát sinh công việc trong thi công, ảnh hưởng của thời tiết mùa mưa lũ kéo dài trong miền Trung làm nước lũ dâng cao khiến việc thi công rất khó khăn ….
2.2.4.3 Công tác nghiệm thu, thanh quyết toán các công trình thuộc dự án a. Về công tác nghiệm thu
Trong quá trình nghiệm thu các công trình, hạng mục công trình thuộc các dự án của Ban QLDA đã nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng tới tiến độ chung của dự án, một trong số các vấn đề đó là:
+ Các đơn vị tham gia nghiệm thu chưa có sự phối hợp tốt, thiếu sự phân định trách nhiệm.
+ Kế hoạch nghiệm thu chưa được các đơn vị thi công lập cụ thể và đầy đủ cho các hạng mục công trình, không thông báo trước kế hoạch nghiệm thu cho các đơn vị tham gia nghiệm thu nên bị động.
+ Một số hạng mục công trình gặp sự cố nên công tác nghiệm thu gặp khó khăn và phải kéo dài thời gian nghiệm thu do đơn vị thi công phải khắc phục sự cố.
+ Tiến độ nghiệm thu hoàn thành bàn giao công trình đưa vào sử dụng thường bị chậm và kéo dài vì đơn vị thi công chậm giải quyết các tồn tại khi nghiệm thu từng hạng mục công trình. Đây là vấn đề quản lý của đơn vị thi công chậm giải quyết các tồn tại khi nghiệm thu từng hạng mục công trình. Đây là vấn đề quản lý của đơn vị thi công, khi công trình chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng thì đơn vị thi công đã rút hết nhân công, máy móc thiết bị nên khi cần khắc phục sự cố thì lại phải đưa người và máy móc về. Chính điều này làm kéo dài thời gian thực hiện dự án.
b. Về công tác thanh quyết toán
Công tác thanh quyết toán là một khâu rất quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng, nó có thể quyết định việc nhanh hay chậm công tác thi công công trình.
Hiện nay tại Ban QLDA còn tồn tại một số vấn đề về công tác thanh quyết toán gây ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân là:
+ Các đơn vị thi công còn rất chậm trong việc khắc phục các tồn tại sau khi nghiệm thu và hoàn tất lên phiếu giá.
+ Các đơn vị thi công hầu như rất yếu trong việc lập hồ sơ thanh toán, hiệu chỉnh, giải quyết các khối lượng phát sinh so với hợp đồng dẫn tới tiến độ giải ngân chậm.
+ Khi nhà nước có sự điều chỉnh về chính sách và các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trong quá trình dự án đang triển khai dẫn đến một số vấn đề về quản lý dựa án ở các giai đoạn này có sự chồng chéo dẫn đến việc tiến độ không đạt.
+ Nhiều vị trí công việc do yêu cầu công tác đã phải đảm nhiệm những phần việc không đúng và phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo vì vậy công việc không đạt hiệu quả cao và tiến độ theo yêu cầu.
+ Một nguyên nhân nữa làm tiến độ thực hiện công tác thanh quyết toán công trình bị chậm là do các điều khoản thỏa thuận về giá trị thanh toán và quyết toán hợp đồng. Hầu hết các điều kiện giá hợp đồng là đơn giá điều chỉnh nhưng lại không quy định rừ giỏ tại thời điểm thanh toỏn là lấy trờn cơ sở nào. Chớnh vỡ điều này mà hầu hết các gói thầu thi công đều bị chậm tiến độ thanh toán, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ thực hiện dự án khi nhà thầu dựa vào cớ là không có tiền để mua vật
tư, vật liệu, trả lương nhân công phục vụ quá trình thi công.
+ Bộ phận Tài chính- Tổng hợp của Ban QLDA còn chậm chễ trong việc xử lý hồ sơ trình duyệt phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Thực tế tìm hiểu tại Ban QLDA thì việc hoàn thành hồ sơ quyết toán và kiểm toán chi phí đầu tư dự án hoàn thành được Ban quản lý dự án thực hiện tương đối nghiêm túc, kịp thời đảm bảo tuân thủ đúng quy định hiện hành của nhà nước. Các dự án đã được Ban QLDA kiểm tra, rà soát chi phí đầu tư nhưng phải được bộ phận Tài chính của Ban QLDA xem xét thì đều chưa được hoặc được chậm phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.