Giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức của Ban QLDA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý tiến độ thi công công trình giao thông (Trang 100 - 103)

7. Kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại

3.3. Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiến độ xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án phát triển giao thông và vốn sự

3.3.6 Giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức của Ban QLDA

Quản lý điều hành chung và thực thi các nghiệp vụ chuyên môn tốt hay còn yếu kém là do con người. Để nâng cao chất lượng của công tác quản lý tiến độ, đòi hỏi phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực của từng người trong Ban, về việc này tác giả kiến nghị:

3.3.6.1 Tuyển chọn cán bộ có năng lực, kinh nghiệm chuyên môn phù hợp + Quy hoạch sắp xếp biên chế lại cán bộ trong các bộ phận của Ban

+ Xác định công việc, vị trí còn thiếu nhân sự phụ trách hoặc giải quyết trực tiếp.

+ Thiết lập công việc mà từng vị trí nhân sự còn thiếu phải thực hiện.

+ Thiết lập các yêu cầu đối với nhân sự ở vị trí còn thiếu.

+ Thực hiện việc tuyển chọn công khai.

Cần quy định rừ nhiệm vụ soạn thảo là của bộ phận tổ chức lao động, nhiệm vụ góp ý trao đổi, thống nhất và thông qua là của toàn Ban, đặc biệt các lãnh đạo của bộ phận quản lý biên chế mới.

Khi thiết lập công việc cần xuất phát từ yêu cầu kỹ thuật của công việc theo TCVN, quy định pháp lý liên quan (như quy định các hạng của giám đốc điều hành dự án, kỹ sư định giá … ) và kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo lâu năm của Ban.

3.3.6.2 Đào tạo bồi dưỡng cán bộ a)Về đào tạo cán bộ

Ban QLDA cần cải cách thể thức đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ công chức, xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo mới phù hợp với yêu cầu của công việc nhằm vào công chức hành chính và công chức ở cấp chuyên môn.

b)Bồi dưỡng chuyên môn

- Cán bộ Ban cần phải được bồi dưỡng kiến thức về các phương pháp lập tiến độ, cập nhật và sửa đổi, điều chỉnh tiến độ, phương pháp kiểm tra, xử lý số liệu để xác định tình trạng sản xuất và tình trạng tiến độ.

- Vấn đề cần chú ý là bồi dưỡng kiến thức về lập trình giải quyết các vấn đề đơn giản, như chương trình quản lý dự án, quản lý tiến độ như MS Project, phương pháp quản lý thông tin BIM,…. Về các phương pháp cập nhật, phân tích tình trạng tiến độ như EVA, EVM.

- Kiến thức về pháp luật xây dựng

+ Phổ cập các luật, văn bản kèm theo của luật như luật dân sự, luật xây dựng, luật đấu thầu, luật đầu tư, các nghị định của chính phủ , thông tư các bộ ngành …

+ Phổ cập các tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng, các định mức và thiết lập định mức, đơn giá…

-Kiến thức giao tiếp, làm việc nhóm và đạo đức nghề nghiệp.

c)Bồi dưỡng kỹ năng

Ban QLDA cần phải tăng cường đào tạo kỹ năng QLDA cho đội ngũ cán bộ của Ban bằng nhiều hình thức khác nhau. Có thể thực hiện theo các kỹ năng cụ thể dễ nhận biết như sau:

+ Kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý tổng hợp hay quản lý tích hợp trong quản lý dự án xây dựng.

+ Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng và giải quyết khó khăn vướng mắc.

+ Kỹ năng thu thập thông tin

+ Kỹ năng ra quyết định và kỹ năng uỷ quyền, giám sát thực hiện.

Ngoài ra Ban QLDA có thể mở các lớp đào tạo ngắn hạn khác như: kỹ năng đào tạo nghiệp vụ công tác văn phòng, tiếng Anh chuyên ngành, lớp kỹ năng ứng xử văn hóa làm việc, tập huấn các luật định tham quan học hỏi kinh nghiệm quản lý.

Đưa ra chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, nhất là đào tạo trên đại học thạc sỹ, tiến sỹ … với muc tiêu tạo nguồn cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, có kiến thức quản lý kinh tế vững vàng, có bản lĩnh chính trị và đạo đức lối sống tốt, có kiến thức hiểu biết xã hội rộng, hiểu biết pháp luật, có trình độ giao tiếp với các đối tác trong và ngoài nước …

Việc tạo động lực cho người lao động là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến kết quả làm việc của nhân viên. Do lao động của Ban đều là lao động trí thức. Trong thời đại mới, tính dịch chuyển của lượng lao động này rất cao. Họ dễ dàng chuyển từ cơ quan đơn vị này sang cơ quan đơn vị khác khi họ không còn muốn tiếp tục làm việc cho đơn vị cũ nữa.

Trong thời buổi hiện nay, việc tạo động lực cho giới lao động trí thức không chỉ là ở chế độ lương thưởng cao mà còn ở việc tạo ra cho người lao động môi trường làm việc năng động, thăng tiến và công bằng. Để tạo cho người lao động một môi trường làm việc như vậy, Ban lãnh đạo Ban QLDA cần có chính sách thưởng phạt và cơ hội thăng tiến rừ ràng cho nhõn viờn. Việc đỏnh giỏ kết quả cụng việc cũng là một yếu tố tạo động lực cho người lao động. Việc đánh giá đúng sẽ giúp lãnh đạo đặt cấp dưới vào đúng vị trí, giao việc đúng khả năng. Khi đánh giá cần đảm bảo cỏc nguyờn tắc: cú tiờu chớ đỏnh giỏ rừ ràng, phải đối thoại với nhõn viên, trung thực, thẳng thắn, công khai. Mặt khác việc tạo môi trường làm việc thoải mái, giảm áp lực công việc, tăng cường các hoạt động xã hội của Ban QLDA cũng làm tăng sự gắn kết các thành viên và giữa người lao động với Ban.

3.3.7. Giải pháp tăng cường quản lý các công tác khác để hạn chế việc chậm trễ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý tiến độ thi công công trình giao thông (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w