CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ
Chương 3: Tư tưởng lý luận văn học cổ điển Nhật Bản trong cái nhìn so sánh 1 Lược sử tiến trình lý luận phê bình văn học cổ điển Nhật Bản
7.2 PHẦN BÀI TẬP, TIỂU LUẬN NGOẠI KHểA, HV ĐI NGHIấN CỨU THỰC TIỄN NGOÀI TRƯỜNG:(Số tiết TL)
TT Nội dung Số tiết Địa điểm TLTK
1 Nội dung báo cáo tiểu luận/thực hành: chọn và trình bày theo nhóm báo cáo bằng Power Point về một vấn đề nào đó trong 3 chương trên Yêu cầu đối với HV (ước tính số giờ HV tự làm việc): 10 tiết
5 Phòng
học
Ước tính số giờ HV tự làm việc: 10 8. Thông tin liên hệ:
- Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM).
- Địa chỉ: Phòng A214, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM, ĐT: 38243326 - Bộ môn: Văn học Việt Nam
- Liên hệ: Cô Nguyễn Thị Mỹ Diễm (Chuyên viên giáo vụ Sau đại học).
- Trang WEB môn học: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn
BỘ MÔN LÝ LUẬN VÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG
GS. TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG PGS.TS. LÊ GIANG
Đề cương 4
Khoa: Văn học và Ngôn ngữ
Bộ môn: Lý luận và Phê bình văn học
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC Chuyên ngành Lý luận văn học Tên môn học: Nguyên lý văn học so sánh
(Subject name: Principles of Comparative Literature) Mã số môn học
Số tín chỉ: 2 TC (LT.BT&TH.Tự học)
Số tiết: 30 - Tổng: LT: BT: TH: ĐA
:
BTL/TL :
- Đánh giá môn học: TT Phương pháp đánh giá Số lần Trọng số (%)
1 Bài tập 30%
2 Kiểm tra giữa học kỳ 3 Thực hành, thí nghiệm
4 Dự giờ, phát biểu 20%
5 Thi cuối học kỳ 50%
Thang điểm đánh giá 10/10
- Môn học tiên quyết :
- MS:
- Môn học trước : - MS:
- Môn học song hành :
- MS:
- Ghi chú khác :
1. Mục tiêu của môn học:
“Những nguyên lý văn học so sánh” là chuyên đề dành cho học viên cao học các ngành Văn học Việt Nam và Văn học nước ngoài, giúp học viên có một cái nhìn tương đối tổng quan về văn học thế giới, các mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc, mối quan hệ giữa văn học với các lĩnh vực khác của đời sống văn hóa. Môn học cũng giúp học viên củng cố lại một số kiến thức đã học về lý luận và lịch sử văn học, thực hành vận dụng phương pháp so sánh trong nghiên cứu văn học.
2. Nội dung tóm tắt môn học:
- Giới thiệu những nguyên lý cơ bản của VHSS với tư cách là một lý thuyết và phương pháp nhận thức và nghiên cứu về văn học có khả năng làm sáng tỏ các vấn đề văn học cả trên lĩnh vực lý luận, phê bình và lịch sử văn học.
- Bước đầu giúp cho học viên vận dụng các nguyên lý của VHSS vào nghiên cứu văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, trước mắt là vận dụng vào việc thực hiện các luận văn thạc sĩ và các báo cáo khoa học.
3. Các hiểu biết, các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn học
- Nắm được các kiến thức cơ bản về văn học so sánh như: lịch sử phát triển, mục đích, đối tượng nghiên cứu, vị trí vai trò của văn học so sánh trong nghiên cứu văn học, các trường phái nghiên cứu văn học so sánh;
- Nắm được một số thao tác so sánh văn học (so sánh quan hệ giao lưu, so sánh loại hình, so sánh văn học và văn hóa).
4. Tài liệu tham khảo chính:
1. Trần Thanh Đạm, Dẫn luận văn học so sánh, Giáo trình chuyên đề. Đại học Tổng hợp, 1994.
2. Nguyễn Văn Dân, Lý luận văn học so sánh. Hà Nội, 1998.
3. Văn học so sánh - nghiên cứu và dịch thuật, Khoa Ngữ văn và Báo chí ĐHKHXH&NV TP.HCM - Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, 2003.
4. Alexandr Dima, Nguyên lý văn học so sánh (Tiếng Nga), Moskva, Progress, 1977.
5. Dioniz Durishin, Lý luận nghiên cứu văn học so sánh. (Tiếng Nga) Moskva, Progress, 1979.
6. Newton Stallknecht và Horst Frenz (chủ biên), Văn học so sánh: phương pháp và quan điểm. (Tiếng Anh), Southern Illinois University Press, Carbondale,1961.
7. Charles Berheimer (chủ biên), Văn học so sánh trong thời đại đa văn hóa. (Tiếng Anh). John Hopkins University Press. Baltimore & London, 1995.
(Bị chú:Trong các sách trên đều có thư mục rộng lớn về VHSS trên thế giới).
8. Các bài viết về VHSS của các tác giả Việt Nam: Phương Lựu, Lưu Liên, Trương Đăng Dung, Nguyễn Văn Dân, Trần Đình Sử, Thái Thu Lan, v.v... trên Tạp chí Văn học các năm 1990 - 1999.
5. Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn học:
Để đạt được các yêu cầu của môn học, ngoài việc nghe giảng, học viên phải đọc các giáo trình lịch sử và tài liệu trong mục 4, tham gia thảo luận trên lớp, viết bài tập ở nhà.
Cách thức đánh giá môn học:
- Để đạt yêu cầu môn học, phải dự lớp từ 80% giờ giảng trở lên - Bài tập: 30% tổng điểm (thang điểm 10)
- Thi hết môn: 50% tổng điểm.
- Tinh thần thái độ học tập, việc tham gia thảo luận, phát biểu trong giờ giảng: 20%
tổng điểm
6. Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy:
• PGS. TS. Trần Thị Phương Phương - Khoa Văn học và Ngôn ngữ
7. Nội dung chi tiết: