PHẦN GIẢNG DẠY THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM TẠI PTN, PMT:(Số tiết TH)

Một phần của tài liệu đề án đăng ký mở chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ (Trang 101 - 109)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ

Chương 3: Phương pháp xử lý những vấn đề văn bản 3.1. Xác định tác giả

7.2 PHẦN GIẢNG DẠY THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM TẠI PTN, PMT:(Số tiết TH)

TT Bài TH, TN Số

tiết PTN, PMT TLTK

Ước tính số giờ HV tự làm việc:

7.3. PHẦN BÀI TẬP, TIỂU LUẬN NGOẠI KHểA, HV ĐI NGHIấN CỨU THỰC TIỄN NGOÀI TRƯỜNG:(Số tiết TL)

TT Nội dung Số

tiết Địa điểm TLTK 1

2

Ước tính số giờ HV tự làm việc:

Ghi chú: Đề cương có phần ước tính số giờ tự học - theo cấu trúc nêu ở phần đầu 8 Thông tin liên hệ:

- Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM).

- Địa chỉ: Phòng A214, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM, ĐT:

38243326

- Bộ môn: Lý luận và Phê bình văn học

- Liên hệ: Cô Nguyễn Thị Mỹ Diễm (Chuyên viên giáo vụ Sau đại học).

- Trang WEB môn học: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn

BỘ MÔN LÝ LUẬN VÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

GS.TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG TS. PHẠM QUỐC LỘC

Đề cương 11

Khoa: Văn học và Ngôn ngữ

Bộ môn: Lý luận và Phê bình văn học

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC Chuyên ngành Lý luận văn học

Tên môn học:Tiếp nhận văn học

(Subject name: Reception Theory of Literature) Mã số môn học

Số tín chỉ: 2 TC (LT.BT&TH.Tự học)

Số tiết: 30 - Tổng: LT: 20 BT: TH:10 ĐA

:

BTL/TL :

- Đánh giá môn học: TT Phương pháp đánh giá Số lần Trọng số (%)

1 Bài tập 1 10

2 Kiểm tra giữa học kỳ 1 20

3 Thực hành, thí nghiệm

4 Tiểu luận, thuyết trình 1 20

5 Thi cuối học kỳ 1 50

Thang điểm đánh giá 10/10

- Môn học tiên quyết: - Không bắt buộc MS:

- Môn học trước : - MS:

- Môn học song hành: - MS:

- Ghi chú khác :

1. Mục tiêu của môn học:

Vào giữa thế kỷ trước các lý thuyết về tiếp nhận văn học đặc biệt phát triển. Song song đó các khuynh hướng nghiên cứu thực tiễn cũng tăng nhanh về mặt số lượng lẫn chất lượng; đôi khi trở thành có tính chất thời thượng.

Ở Việt Nam, tiếp nhận văn học được đặc biệt quan tâm từ những năm 80 trở về sau của thế kỷ XX. Người ta có thể tìm thấy sự quan tâm này được thể hiện ở các bài nghiên cứu đăng báo và cả ở các luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ được bảo vệ trong thời gian qua. Để giúp các học viên cao học cũng như các nghiên cứu sinh trong việc nắm bắt một số vấn đề lý luận về nghiên cứu tiếp nhận văn học, chuyên đề này tập trung giới thiệu những nét chính trong hai lý thuyết tiếp nhận văn học nổi bật của thế kỷ XX: Lý thuyết tiếp nhận của Hans Robert Jauss và quan niệm biện chứng của Manfred Naumann về mối quan hệ giữa sáng tác và tiếp nhận văn học. Qua đó, giúp học viên có định hướng tốt hơn trong việc nghiên cứu những vấn đề văn học có liên quan đến tiếp nhận.

2. Nội dung tóm tắt môn học:

Khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu tiếp nhận văn học, mỹ học tiếp nhận của Hans Robert Jauss, quan niệm duy vật biện chứng của Manfred Naumann về tiếp nhận văn học, một số nhận xét chung về hai lý thuyết tiếp nhận văn học.

3. Các hiểu biết, các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn học:

Vận dụng được lý thuyết tiếp nhận để nghiên cứu các vấn đề của văn học.

4. Tài liệu tham khảo chính:

1 Hans Robert Jauss (2002), Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học (Bản dịch của Trương Đăng Dung), Văn học nước ngoài, số 1.

2 Manfred Naumann (1978), Song đề của Mỹ học tiếp nhận (Bản dịch của Huỳnh Vân), Tạp chí Văn học, số 4.

3 Karl Marx (1981), Lời nói đầu(Góp phần phê phán khoa Kinh tế - Chính trị trong Tuyển tập Mác - Ănghen), tập II, NXB.Sự thật,Hà Nội..

4 A. V. Dranov (2002), Mỹ học tiếp nhận (Bản dịch của Lại Nguyên Ân), Tạp chí Văn học, số 3.

5 Trần Đình Sử (1991), Tiếp nhận - Bình diện mới của lý luận văn học (Trong Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận), Viện Thông tin KHXH, tr. 5 - 20, Hà Nội.

6 Huỳnh Vân (1990), Quan hệ văn học - hiện thực và vấn đề tác động, tiếp nhận và giao tiếp thẩm mỹ, (TrongVăn học và hiện thực), KHXH, Hà Nội.

7 Huỳnh Vân (1990), Nhà văn, bạn đọc và hàng hóa sách hay văn học và sự dị trị, Tạp chí Văn học, số 4.

8 Huỳnh Vân (2008), Vấn đề tầm đón đợi và xác định giá trị nghệ thuật của văn học trong mỹ học tiếp nhận của HansRobert Jauss, Nghiên cứu văn học, số 3.

9 Phương Lựu (1997), Tiếp nhận văn học, NXB.Giáo dục,Hà Nội.

10Hoàng Trinh (1980), Văn học so sánh và vấn đề tiếp nhận văn học, Tạp chí Văn học, số 4.

11Hoàng Trinh (1986), Giao tiếp trong văn học, Tạp chí Văn học, số 4.

12 Nguyễn Văn Dân (1985), Tiếp nhận Mỹ học tiếp nhận như thế nào?, Thông tin KHXH, số 11.

13Nguyễn Văn Hạnh (1971), Ý kiến của Lênin về mối quan hệ giữa văn học và đời sống, Tạp chí Văn học, số 4.

14Sơn Tùng (1971), Đời sống, nhà văn, tác phẩm, bạn đọc, Tạp chí Văn học, số 5.

15 Phùng Văn Tửu (1971), Ý nghĩa khách quan của tác phẩm văn học, Tạp chí Văn học, số 6.

16Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1995), Lý luận văn học - Vấn đề và suy nghĩ, NXB.Giáo dục.

5. Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn học:

- Đánh giá chuyên cần xem xét việc vào học đúng giờ và dự trọn buổi.

- Đánh giá phát biểu xây dựng bài xem xét cả số lượng và chất lượng lời phát biểu.

- Bài thảo luận do học viên chuẩn bị ở nhà và trình bày trên lớp. Tùy điều kiện có thể thực hiện theo nhóm hoặc cá nhân.

- Bài tiểu luận do từng cá nhân học viên thực hiện.

6. Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy:

TS. Huỳnh Văn Vân - Khoa Ngữ văn - Đại học Văn Hiến

7. Nội dung chi tiết:

7.1 PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP: (Số tiết LT)

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú

1 1 Khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu tiếp nhận văn học

- Các ý kiến khác nhau về người đọc và tiếp nhận văn học của giới sáng tác và lý luận văn học trên thế giới.

- Các khuynh hướng, các vấn đề nghiên cứu trước đây có nội dung liên quan đến tiếp nhận và tác động văn học: Những nghiên cứu về ảnh hưởng trong văn học; những nghiên cứu về sự thành công và danh tiếng trong văn học; những nghiên cứu về thị hiếu của người đọc; những nghiên cứu về so sánh văn học; những nghiên cứu về xã hội học người đọc và về tâm lý học người đọc...

- Bước phát triển mới của nghiên cứu tiếp nhận văn học trong những năm 60 của thế kỷ XX:

• Những quan điểm chống nghiên cứu tiếp nhận

• Những tiền đề xã hội thuận lợi cho việc phát triển và nghiên cứu tiếp nhận

• Những tiền đề nghiên cứu trong văn học và ngoài văn học tác động đến nghiên cứu tiếp nhận: giải thích học, chủ nghĩa cấu trúc, lý thuyết giao tiếp, xã hội học văn học...

• Hai mô hình lý thuyết có ảnh hưởng nhiều đến mỹ học tiếp nhận trường phái Konstanz.

Các yêu cầu tự học đối với HV... (số giờ: 15)

5, 6, 8, 9, 10, 16

Hiểu Nắm vững

2,3 2 Quan niệm duy vật biện chứng của Manfred Naumann về tiếp nhận văn học

- Giới thiệu tóm tắt các bài viết của M.

Naumann và về công trình tập thể “Xã hội - văn học - đọc.

Tiếp nhận văn học trong nhãn quan lý luận” do M. Naumann chủ biên.

- Mối quan hệ biện chứng giữa sáng tác và tiếp nhận văn học

• Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong quan niệm của K. Marx - cơ sở lý thuyết của M. Naumann.

- Tiếp nhận văn học xét từ góc độ mối quan hệ tác giả, tác phẩm  người đọc. Khái niệm “Đề án tiếp nhận”.

- Tiếp nhận văn học xét từ mối quan hệ người đọc  tác phẩm

• Các khái niệm người đọc, người tiếp nhận,

2 Vận dụng

Tổng hợp

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú người được gửi, người đọc hiện thực...

• Sự hiện thực hoá tác phẩm thông qua “Chủ thể hoạt động”.

• Các loại người đọc thực tế

- Điều kiện tiếp nhận - Phương thức tiếp nhận xã hội.

3 Một số nhận xét chung về hai lý thuyết tiếp nhận văn học

Một số vấn đề chung

Các yêu cầu tự học đối với HV... (số giờ: 15)

5, 6, 8, 9, 10, 16

** Nội dung báo cáo tiểu luận/thực hành

Yêu cầu đối với HV... (ước tính số giờ HV tự làm việc: 30)

Đọc tài liệu tham

khảo

** Nội dung giới hạn cho kiểm tra giữa kỳ (tập trung) (ước tính số giờ HV cần để chuẩn bị kiểm tra: 20)

Không giới hạn

** Nội dung thi cuối kỳ (tập trung)

(ước tính số giờ HV cần để chuẩn bị cho kỳ thi: 50)

Đọc tài liệu tham

khảo 8. Thông tin liên hệ:

- Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM).

- Địa chỉ: Phòng A214, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM, ĐT: 38243326 - Bộ môn: Lý luận và Phê bình văn học

- Liên hệ: Cô Nguyễn Thị Mỹ Diễm (Chuyên viên giáo vụ Sau đại học).

- Trang WEB môn học: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn

BỘ MÔN LÝ LUẬN VÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

GS. TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG TS. HUỲNH VĂN VÂN

Đề cương 12

Khoa: Văn học và Ngôn ngữ

Bộ môn: Lý luận và Phê bình văn học

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC Chuyên ngành Lý luận văn học

Tên môn học:Xã hội học văn học (Subject name: Sociology of Literature) Mã số môn học

Số tín chỉ: TC (LT.BT&TH.Tự học)

Số tiết: - Tổng: LT: BT: TH: ĐA: BTL/TL:

(Ghi chỳ rừ nếu cú hỡnh thức khỏc như TT ngoài trường, tham quan,... cỏc môn này có thể dùng đơn vị "buổi", "tuần" thay cho số tiết - đính kèm dự trù chi tiết định mức chi phí thực hành TN đặc biệt là khi đi thực tập bên ngoài để dễ dàng cho xét duyệt kinh phí sau này)

- Đánh giá môn học: TT Phương pháp đánh giá Số lần Trọng số (%) 1 Bài tập

2 Kiểm tra giữa học kỳ 3 Thực hành, thí nghiệm 4 Tiểu luận, thuyết trình 5 Thi cuối học kỳ

Thang điểm đánh giá 10/10

- Môn học tiên quyết : - MS:

- Môn học trước : - MS:

- Môn học song hành : - MS:

- Ghi chú khác :

1 Mục tiêu của môn học:

Giúp người học có những hiểu biết cơ bản về Xã hội học văn học, một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng hứa hẹn những tri thức mới, có khả năng khơi gợi những hướng tiếp cận mới, khả thi trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam.

2 Nội dung tóm tắt môn học:

Phần I. Một số vấn đề của xã hội học văn học

Phần II: Nghiên cứu ứng dụng vào văn học Việt Nam I. Một số vấn đề của xã hội học văn học.

I.1.Tìm hiểu Xã hội học văn học

Xã hội học văn học, ngay từ tên gọi đã thể hiện là một bộ môn khoa học nghiên cứu đối tượng văn học có liên quan đến xã hội nói chung và xã hội học nói riêng. Như chúng ta đã biết, chuyên ngành xã hội học là một lĩnh vực còn khá mới ở Việt Nam so với các chuyên ngành khác thuộc khoa học xã hội khác. Đồng thời, có thể thấy rằng hầu như không thể tìm thấy mục từ xã hội học văn học trong các sách liên quan đến xã hội học. Phải chăng xã hội học văn học không thuộc phạm vi nghiên cứu của xã hội học? Chúng ta có thấy điều đó qua một số sách của các tác giả Việt Nam, cũng như một số sách được dịch ra tiếng Việt. Năm 2002, Nhà xuất bản Thế Giới xuất bản Từ điển xã hội học dày 910 trang, được dịch từ tiếng Đức do G. Endruweit và

G.Trommsdorg chủ biên. Từ cuốn này, trong mục từ Xã hội học văn học, tác giảHans Norbert Fugen đã viết như sau: “Xã hội học văn học với tư cách một bộ môn xã hội học đặc thù, không phải là một ngành khoa học thống nhất về đối tượng, cách đặt vấn đề và phương pháp. Có ba cách tiếp cận quan trọng trong cuộc tranh luận của ba mươi năm gần đây: cách tiếp cận mác xít, cách tiếp cận xuất phát từ thuyết phê phán (trường phái Frankfurt) và cách tiếp cận thực nghiệm (....). Như vậy mỗi một quan sát khoa học về thi ca và văn học có thể xem như là xã hội học văn học, nếu nó quan tâm nghiên cứu chủ yếu đến ảnh hưởng về xã hội lên văn học, nếu ngược lại nó tìm hiểu tác động xã hội của văn học và nếu nó làm ta có thể nhận thức được những quan hệ phụ thuộc lẫn nhau này bằng một minh chứng có thể kiểm tra được”1.

Nhìn sang lĩnh vực văn học, ở Việt Nam, trong một số từ điển hoặc sách thuộc dạng từ điển văn học (kể cả sách dịch)2 chúng ta đều không bắt gặp Xã hội học văn học với tư cách là một mục từ riêng biệt. Cách đây vài năm, trong bộ Từ điển văn học3 đã được tái bản có bổ sung và sửa chữa công phu, nhưng tập hợp từ này cũng chưa được nhắc tới. Như vậy có thể thấy ở Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu này vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng.

Mặc dù vậy, trong thực tế, từ khoảng hơn một chục năm nay, đã có những nghiên cứu đề cập đến vấn đề này:

-Năm 1992, trong cuốn Lịch sử văn học Pháp.Thế kỷ XX, Giáo sư Đỗ Đức Hiểu đã nhắc tới Phê bình và xã hội học. 4

-Năm 1995 trong cuốn sách Phê bình văn học Pháp thế kỷ XX5, tên tuổi L.

Goldmann đã được nhắc tới với tư cách của một nhà nghiên cứu tiêu biểu của phê bình xã hội học có liên quan đồng thời đến cách tiếp cận mác xít và chủ nghĩa cấu trúc.

-Không đưa G.Lukacs vào khung khổ của xã hội học văn học như một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả Trương Đăng Dung đã dành ba bài nghiên cứu liền để giới thiệu G.Lukacs với tư cách một trong những nhà mỹ học lớn nhất trong thế kỷ XX.6

- Có thể nói người đầu tiên giới thiệu một cách khá hệ thống xã hội học văn học ở Việt Nam là Giáo sư Phương Lựu. Năm 1999, trong cuốn sách Mười trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây đương đại, ông đã dành 21 trang cho một trong mười trường phái đó có tên là Xã hội học văn học.7 Nội dung của toàn bộ Chương giới

1 G. Endruweit và G.Trommsdorg, Từ điển xã hội học, (Ngụy Hữu Tâm và Nguyễn Hoài Bão dịch từ nguyên bản tiếng Đức), NXB. Thế giới, 2002, tr.858-859.

2 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB. Đại học Quốc gia,1997,2000;

Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB. Đại học Quốc gia, 1999; I.P.Ilin và E.A.Tzurganova chủ biên,Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa kỳ thế ký 20,NXB. Đại học Quốc gia, 2003.

3Từ điển văn học (Nhiều tác giả),NXB. Thế Giới, 2004.

4Lịch sử văn học Pháp.Thế kỷ XX, (Nhiều tác giả), NXB. Thế giới, 1992; tái bản năm 2005 tại NXB. Quốc gia Hà Nội.

5Phê bình văn học Pháp thế kỷ XX, (Lộc Phương Thủy chủ biên), NXB. Văn học, 1995.

6 Xem:Trương Đăng Dung, Từ văn bản đến tác phẩm văn học, NXB. KHXH, 1998.

7 Phương Lựu, Mười trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây đương đại, NXB. Giáo dục, 1999, tr.240.

thiệu về xã hội học văn học XHH VH này chúng ta sẽ có dịp gặp lại trong một cuốn sách dày dặn của Giáo sư Phương Lựu xuất bản vào năm 20018.

- L. Goldmann, một nhân vật tiêu biểu cho xã hội học văn học đã được Giáo sư Phương Lựu đề cập đến với tư cách của một nhà lý luận mác xít phương Tây trong một cuốn sách mới xuất bản gần đây.9

- L.Goldmann và các quan điểm của ông cũng được PGS.TS.Trương Đăng Dung tiếp cận dưới góc độ lý luận văn học mác xít trong bài PHẦN DẪN NHẬP của cuốn Tác phẩm văn học như là quá trình10.

- Năm 2004, trong một cuốn sách thuộc lý luận phê bình văn học,11 tác giả Đỗ Lai Thúy đã giới thiệu L. Goldmann, người đã thành lập trường phái cấu trúc phát sinh và tìm nguồn gốc nghệ thuật trong kinh tế-xã hội và giai cấp, một thử nghiệm của sự kết hợp chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa cấu trúc. Cũng vì cách tiếp cận nghiên cứu có liên quan đến chủ nghĩa Marx như chính bản thân L. Goldmann đã từng công nhận, nên trong nhiều trường hợp, các nhà nghiên cứu cũng có lý khi xếp ông vào nhóm Phê bình mác xít.12

Xã hội học văn học cũng là một vấn đề được đặt ra trong bài Phê bình văn học phương Tây, nhìn lại và suy nghĩ của TS Đào Duy Hiệp13.

Điểm qua các bài viết có liên quan đến xã hội học văn học ở Việt Nam trong những năm gần đây, chúng ta có thể thấy không hẳn xã hội học văn học là một vùng đất trống hoàn toàn. Mới dừng lại ở những bài nghiên cứu, giới thiệu ngắn, với dung lượng nhiều nhất khoảng một hai chục trang, nhưng các tác giả đã thể hiện sự quan tâm của mình đến một lãnh địa đã bắt đầu cảm thấy “quen quen”, nhưng thực ra vẫn còn nhiều vẻ lạ, cần được giới thiệu nhiều hơn, kỹ hơn.

Ở Pháp, năm 1958 cuốn Xã hội học văn học của Robert Escarpit, người sáng lập ra trường phái xã hội học văn học Bordeaux, được xuất bản. Đó là nghiên cứu đầu tiên bằng tiếng Pháp đặt vấn đề nghiên cứu "các hiện tượng văn học" bằng phương pháp xã hội học. Đối với Robert Escarpit, "hiện tượng văn học tồn tại chủ yếu theo ba chiều: vật thể sách, quá trình đọc, và cuối cùng là văn học"14. Mặc dù nhà văn cũng là đối tượng nghiên cứu, XHH VH trong các nghiên cứu của ông nói riêng, cũng như của trường phái Bordeaux nói chung, chủ yếu quan tâm nghiên cứu sản phẩm văn học là sách, cũng như quá trình đọc và người đọc trong những môi trường xã hội nghề nghiệp khác nhau. Qua đó, có thể nói rằng định nghĩa XHH VH theo Robert Escarpit tập trung nghiên cứu các vấn đề về sách bằng các phương pháp định lượng cũng như định tính, với mục đích đưa các kết quả nghiên cứu vào áp dụng thực tế.

8 Phương Lựu, Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, NXB. Văn học-Trung tâm văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2001.

9 Phương Lựu, Tư tưởng văn hóa văn nghệ của chủ nghĩa Mác phương Tây, NXB. Thế Giới, 2007.

10 Trương Đăng Dung, Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB. KHXH, 2004.

11Sự đỏng đảnh của phương pháp, (Đỗ Lai Thúy chủ biên), NXB. văn hóa Thông tin-Tạp chí văn hóa-Nghệ thuật, 2004.

12 Xem: Lý luận-phê bình văn học thế giới thế kỷ XX, (Lộc Phương Thủy chủ biên), NXB. Giáo dục, 2007, 13 Trong cuốn: Đào Duy Hiệp, Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, NXB. Giáo dục, 2008.

Một phần của tài liệu đề án đăng ký mở chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ (Trang 101 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(335 trang)
w